Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên là thông tin vô cùng quan trọng dành cho các bạn trẻ đang có mong muốn được xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học. Với bài viết hôm nay, Mua Bán sẽ hướng dẫn các bạn cách viết hồ sơ sinh viên chi tiết và chuẩn xác nhất.
1. Hồ sơ học sinh sinh viên bao gồm những gì?
Căn cứ trên Quyết định số 58/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục, hồ sơ học sinh sinh viên được ban hành theo mẫu, bao gồm toàn bộ những loại giấy tờ cơ bản dưới đây:
- Sơ yếu lý lịch học sinh/sinh viên có xác nhận của địa phương bằng con dấu hoặc chữ ký.
- Bản sao giấy khai sinh được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Ảnh thẻ chụp chân dung cá nhân cỡ 3×4 hoặc 4×6 (lưu ý ảnh hồ sơ hợp lệ phải là ảnh chụp cách thời điểm làm hồ sơ không quá 6 tháng).
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
- Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (có thể nộp trước bằng tốt nghiệp tạm thời nếu chưa nhận được bản chính tại thời điểm nộp đơn).
- Các giấy tờ, chứng chỉ ưu tiên (nếu có).
2. Những yêu cầu khi viết hồ sơ học sinh sinh viên
2.1. Về hình thức
- Bố cục rõ ràng, đẹp mắt, màu và phông chữ thống nhất, không nên có quá một màu chữ trên một hồ sơ.
- Tránh tẩy xóa trong trường hợp hồ sơ được viết bằng tay.
- Ảnh thẻ là ảnh có kích thước chuẩn 4×6, là ảnh nghiêm túc chứ không phải ảnh “selfie” tự chụp.
2.2. Về nội dung
Thông tin điền vào hồ sơ học sinh sinh viên cần phải chính xác và đầy đủ, tránh viết lan man hoặc đưa thông tin sai lệch. Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên chuẩn là trước khi viết, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cung cấp thông tin cần thiết như thông tin của thân nhân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…
Hồ sơ học sinh sinh viên cần có xác nhận từ chính quyền địa phương ở phần cuối cùng. Bạn có thể thêm vào hồ sơ một số thành tích đặc biệt, phù hợp với yêu cầu của nơi mà mình nộp hồ sơ.
>>>Xem thêm: Điều kiện chuyển ngành đại học và hướng dẫn thủ tục chuyển ngành
Tại Muaban.net bạn có thể tìm những căn phòng trọ, nhà trọ đang cho thuê với giá cả hợp lý. Tham khảo ngay:
3. Chi tiết cách viết hồ sơ học sinh sinh viên
3.1. Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên - Trang bìa
Bìa hồ sơ học sinh sinh viên là phần đầu tiên bạn cần hoàn thành trước khi chuẩn bị các phần nội dung khác bên trong. Bìa của hồ sơ cần phải được điền đầy đủ và chính xác các thông tin sau:
- Họ và tên: Ghi tên thật trên CMND, CCCD, giấy khai sinh. Tên phải là tên đầy đủ được viết hoa toàn bộ, không thêm ký tự đặc biệt, tên gọi phụ hay tên thay thế, v.v.
- Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh. Ngày sinh, tháng sinh nhỏ hơn 10 thì phải thêm số 0 phía trước. (Ví dụ: 01/03/2005).
- Hộ khẩu thường trú: Điền các thông tin chính xác trong hộ khẩu gốc. Chú ý viết hoa chữ cái đầu tiên của danh từ riêng.
- Thông tin của người liên hệ trong trường hợp cần thiết: Cho biết tên đầy đủ của người có thể nhận thông báo (bố, mẹ, v.v.) và phương thức liên hệ thích hợp.
3.2. Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên - Trang 2
- Họ và tên: Họ và tên phải được viết in hoa toàn bộ và đúng với họ tên được ghi trên CMND, sổ hộ khẩu.
- Ngày tháng năm sinh: Viết đầy đủ theo quy tắc đã nêu ở phần Trang bìa.
- Dân tộc: Viết số 1 nếu là người Kinh, viết số 0 nếu là dân tộc khác.
- Tôn giáo: Ghi rõ tên của tôn giáo mà bạn đang theo, nếu không theo tôn giáo nào thì điền chữ “Không”.
- Thành phần xuất thân: Viết số 1 nếu gia đình bạn thuộc thành phần công nhân, viết số 2 nếu gia đình thuộc thành phần nông dân và số 3 nếu gia đình thuộc các thành phần khác.
- Đối tượng dự thi: Ghi giống nội dung trên giấy báo dự thi, nếu không thuộc đối tượng nào thì để trống.
- Ký hiệu trường: Ghi mã trường mà bạn đang chuẩn bị nộp hồ sơ vào.
- Số báo danh: Ghi giống nội dung trên giấy báo dự thi.
- Kết quả học tập: Căn cứ theo thông tin được ghi trong học bạ.
- Ngày vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Ghi theo thông tin trên sổ đoàn của mình.
- Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: Ghi theo thông tin trên sổ Đảng viên của mình.
- Khen thưởng, kỷ luật: Ghi các thông tin về giải thưởng đã nhận được nếu có.
- Giới tính: Viết số 0 nếu bạn là nam, nếu bạn là nữ thì viết số 1.
- Hộ khẩu thường trú: Ghi theo thông tin có trong sổ hộ khẩu.
- Khu vực tuyển sinh: Viết số tương ứng theo khu vực của bạn, ví dụ khu vực 1 ghi 01, khu vực 2 ghi 02, lưu ý là mỗi ô chỉ ghi 1 số.
- Ngành học: Ngành đăng ký theo học (đối với đại học), ghi rõ tên ngành và nhập mã số ngành vào các ô vuông bên cạnh.
- Kết quả xét tuyển: Ghi rõ tổng điểm 3 môn thi tuyển sinh của trường và kết quả thi từng môn
- Điểm thưởng: Có điểm thưởng thì điền vào, không có thì bỏ qua.
- Lý do được tuyển thẳng và cộng điểm: Nếu có ghi rõ, nếu không bỏ qua
- Năm tốt nghiệp: Viết vào hồ sơ 02 số cuối của năm bạn tốt nghiệp cấp 3.
3.3. Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên - Trang 3 & 4
- Họ và tên: Họ và tên của phụ huynh phải viết đúng chính tả, đúng theo giấy chứng minh thư và in hoa toàn bộ.
- Quốc tịch: Ghi Việt Nam hoặc nếu bạn có quốc tịch khác thì ghi tên quốc gia của bạn.
- Dân tộc, tôn giáo: Nhập thông tin có trên giấy tờ định danh của phụ huynh.
- Hộ khẩu thường trú: Ghi theo thông tin có trên sổ hộ khẩu.
- Hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội: Viết tên công việc hiện tại của phụ huynh.
3.4. Cách viết hồ sơ học sinh sinh viên - Cuối trang 4
Thông tin ở cuối trang 4 thể hiện và xác nhận tính chính xác của hồ sơ. Cuối trang 4 cần có chữ ký xác nhận của học sinh và các thành viên trong gia đình để đảm bảo văn bản có tính chính xác tuyệt đối.
>>>Xem thêm: Hồ sơ xét tuyển Đại học gồm những gì, cách ghi như thế nào?
4. Mua hồ sơ học sinh, sinh viên ở đâu?
Hiện nay, bạn trẻ có thể dễ dàng mua được hồ sơ học sinh sinh viên ở các nhà sách hay các cửa hiệu bán văn phòng phẩm. Giá một bộ hồ sơ học sinh sinh viên dao động từ 5.000 - 10.000 đồng tùy từng địa phương và tùy nơi bán.
Hơn nữa, trên các sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Shopee,… cũng có bán hồ sơ học sinh sinh viên với nhiều mức giá lựa chọn. Bạn trẻ cũng có thể chọn mua theo combo để nhận được nhiều ưu đãi hơn. Không chỉ vậy, khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, bạn còn tiết kiệm được thời gian lựa chọn và có thể nhanh chóng nhận được hồ sơ được vận chuyển đến tận nhà.
>>>Xem thêm: TOP 10 công việc làm thêm cho sinh viên TP.HCM hot nhất
5. Hướng dẫn cách ghi khu vực tuyển sinh trong sơ yếu lý lịch
5.1. Khu vực 1
Khu vực 1 (KV1): Bao gồm các địa phương thuộc hải đảo, vùng sâu, vùng cao, miền núi, kể cả các phường xã thuộc địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo thông tin quy định của Chính phủ.
5.2. Khu vực 2
Khu vực 2 (KV2): Bao gồm những thành phố không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh; các thị xã, thị trấn; khu vực ngoại thành thuộc thành phố trực thuộc trung ương quản lý.
Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT): Các địa phương còn lại không nằm trong số các KV1, KV2, KV3.
5.3. Khu vực 3
Khu vực 3 (KV3): Bao gồm các quận trực thuộc trung ương, nằm trong nội thành thành phố.
Trên đây, Mua Bán đã trình bày đến bạn đọc toàn bộ cách viết hồ sơ học sinh sinh viên chi tiết, chuẩn xác và tiết kiệm thời gian. Hãy thường xuyên truy cập trang chủ Muaban.net để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích về học tập, việc làm bạn nhé.
>>Xem thêm:
- Việc Làm Part Time - Kinh Nghiệm “Xương Máu” Cho Sinh Viên
- Hướng Dẫn Tra Cứu Điểm vnEdu Trên Điện Thoại, Máy Tính Đơn Giản Nhất
Bảo Nghi - Content Writer