Cây chuối rừng là một loại chuối được đánh giá cao về giá trị trong y học bởi mỗi thành phần của cây đều có thể được sử dụng làm thuốc. Vậy cây chuối rừng là giống chuối gì? Đặc điểm và công dụng của cây chuối rừng ra sao? Hãy cùng AgriDrone tìm hiểu nhé!
Cây chuối rừng là gì?
Cây chuối rừng (còn được gọi là chuối hột rừng) là giống chuối có nguồn gốc từ Đông Nam Á, mọc khá nhiều ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên ở nước ta. Loài chuối này có tên khoa học là Musa acuminata nằm trong họ Musaceae.
Mỗi thành phần của cây chuối rừng như quả, hạt, vỏ, thân, lá, rễ đều có giá trị như một loại dược liệu với nhiều công dụng chữa bệnh. Hoa chuối cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau.
Đặc điểm của cây chuối rừng
Cây chuối rừng có chiều cao khoảng 3 - 4m, cây có phiến lá khá dài, mặt dưới lá có màu xanh hoặc màu tía, phần cuống xanh thường kèm theo sọc.
Hoa của cây chuối rừng mọc ở phần đỉnh của cây, nó mọc thẳng chứ không chũi xuống như những loại chuối thông thường. Hoa chuối có màu đỏ thẩm, quả thường xen lẫn với hoa. Mỗi buồng chuối thường có khoảng dưới 10 nải, phần mo chuối hướng lên trên.
Quả chuối rừng có kích thước khá to nhưng chứa nhiều hạt bên trong, mỗi hạt có kích thước 4 - 5mm. Vì có nhiều hạt nên phần thịt của chuối hột ít hơn chuối thông thường.
Ở nước ta, chuối rừng có hai loại là chuối hạt to và chuối hạt nhỏ, trong đó chuối hạt nhỏ được ứng dụng nhiều hơn. Chuối rừng có thể được dùng khi tươi hoặc khô.
Cây chuối rừng có công dụng gì?
Lợi ích của cây chuối rừng là rất lớn, hầu như mọi bộ phận của cây chuối rừng đều có công dụng chữa bệnh. Mỗi bộ phận sẽ có công dụng khác nhau, sau đây là một số công dụng của cây chuối rừng.
Lá chuối rừng
Lá của cây chuối rừng được sử dụng để gói các loại bánh, giúp bánh có mùi thơm và không bị độc so với các loại lá khác.
Ngoài ra, lá chuối rừng còn được sử dụng để chữa nôn ra máu, băng huyết. Cách dùng: Lấy 20g lá chuối và 30g tinh tre, phơi khô đem đốt và tán nhỏ. Dùng nguyên liệu này hãm với nước sôi uống một ngày một lần.
Hoa chuối rừng
Hoa chuối rừng còn được sử dụng để trị thiếu sữa ở sản phụ và chữa táo bón.
- Chữa thiếu sữa ở phụ nữ sau sinh: Hoa chuối rừng đem thái nhỏ, luộc hoặc làm gỏi để ăn.
- Chữa táo bón: Hoa chuối đem đi luộc hoặc trộn gỏi thịt gà ăn có thể giúp chữa táo bón.
Hạt chuối hột
Theo y học cổ truyền, hạt chuối hột rừng có công dụng chữa sỏi thận, tiêu sưng, giảm đau, trị đau nhức chân tay, đau lưng, thấp khớp.
- Chữa sỏi thận: Chọn quả chuối chín kỹ, tách lấy hạt và phơi khô, tán nhỏ hạt rồi nấu lấy nước uống. Cho khoảng 7 thìa cà phê bột hạt chuối hột rừng vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, sắc đến khi còn 2/3 nước là dùng được. Sử dụng hàng ngày, liên tục trong 2 - 3 tháng có thể mang lại kết quả khá tốt.
- Tiêu sưng, giảm đau, trị đau nhức chân tay, đau lưng, thấp khớp: Bạn lấy 200g hạt chuối hột giã nát, sau đó đem ngâm với rượu 40 độ trong 10 ngày. Thời gian ngâm càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều lên. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 15ml vào trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Có thể cho thêm đường nếu thấy khó uống.
Quả chuối hột rừng
Quả chuối hột rừng có công dụng chữa hắc lào, phòng bệnh tiêu chảy. Cách dùng như sau:
- Chữa hắc lào: Lấy quả chuối còn xanh, cắt đôi hứng lấy nhựa rồi bôi vào khu vực da bị hắc lào mỗi ngày.
- Phòng tiêu chảy: Lấy quả chuối rừng còn non, thái mỏng, trộn với rau sống và ăn với sứa và gỏi cá để ngăn ngừa tiêu chảy.
Vỏ quả chuối hột rừng
Vỏ quả chuối hột rừng có công dụng chữa kiết lị, chữa đau bụng kinh khá hiệu quả. Cách dùng như sau:
- Chữa kiết lị: Nguyên liệu gồm 30g vỏ quả chuối hột rừng, 20g búp ổi và 30g vỏ quả lựu. Phơi khô các nguyên liệu, sau đó thái nhỏ và sắc lấy nước uống.
- Chữa đau bụng kinh: Lấy 50g vỏ quả chuối hột, phơi khô, sao vàng, sau đó tán thành bột. Tiếp theo, lấy quế chi 5g, cam thảo 3g, tán bột. Trộn các nguyên liệu cùng với mật ong thành viên 5g, uống 1 viên 3 lần trong ngày cùng với nước ấm.
Củ chuối hột rừng
Theo kinh nghiệm dân gian, củ chuối hột rừng được dùng để chữa sốt cao, cảm nắng, chữa kiết lị ra máu. Cách thực hiện như sau:
- Chữa sốt cao, cảm nắng: Rửa sạch củ chuối rừng, sau đó giã nát và vắt lấy nước uống. Bài thuốc này có công dụng trị cảm nắng, mê sảng, sốt cao rất hiệu quả.
- Chữa kiết lỵ ra máu: Lấy củ chuối rừng và củ sả mỗi thứ 5g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 300ml nước đến khi nước cạn còn 50ml thì dừng lại và chắt nước ra. Uống hỗn hợp một lần/ngày.
Thân chuối hột rừng
Theo một số tài liệu, thân cây chuối hột rừng có tác dụng ổn định đường huyết, chữa phù, tăng cường sinh lực cho các quý ông.
Trên đây là thông tin về cây chuối hột rừng. Lưu ý, các thông tin liên quan đến dược liệu và cách chữa bệnh chỉ mang tính tham khảo, bạn không nên tự ý áp dụng. Bạn nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa bệnh.
Hy vọng rằng bài viết của Agridrone đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về loài cây này.