1. Mộc Châu ở đâu ?
Mộc Châu là một trong 12 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La. Nằm lệch về hướng Đông Nam của Sơn La, phía Nam Mộc Châu giáp với huyện Sốp Bao (Sop Bao), tỉnh Huaphanh, Lào. Phía Đông Mộc Châu giáp huyện Vân Hồ, phía Tây giáp huyện Yên Châu và phía Bắc giáp với huyện Phà Yên thuộc Sơn La.
Nằm về hướng Tây Bắc và cách Hà Nội chừng 180km, sẽ mất độ 4-5 tiếng đi xe nếu di chuyển bằng xe máy, ô tô,… Mộc Châu đủ gần để khách đến và đủ xa để khách ở lại, thích hợp cho những chuyến đi ngắn ngày cùng gia đình hoặc bạn bè.
Nếu bạn còn phân vân lý do du lịch Mộc Châu, tham khảo ngay Du lịch Mộc Châu - Kết nối với Quê hương qua vẻ đẹp cao nguyên
2. Các lễ hội ở Mộc Châu
Đăc trưng nằm ở vùng núi Tây Bắc nên cao nguyên Mộc Châu mang trong mình sự hội tụ văn hoá của đông dân tộc anh em. Dân tộc đông dân số nhất ở đây là Thái, tiếp đến là người Mông, người Kinh chiếm 15% dân số, còn lại là các anh em Khơ Mú, Dao, Tày,…Chính vì là vùng đất sinh sống của gần 15 dân tộc anh em mà nơi đây mang đậm một nét bản sắc văn hoá dân tộc.
Mộc Châu được xem như vùng đất của lễ hội bởi lẽ ở đây có rất nhiều hoạt động được tổ chức thường xuyên như:
2.1. Lễ hội Tết Sớm của người Mông
Cũng giống như người Kinh người dân tộc Mông cũng chuẩn bị cho tết cổ truyền rất chu đáo, cẩn thận. Nhưng người Mông còn có một lễ hội vô cùng độc đáo và khác biệt đó chính là lễ hội Tết sớm. Đây là lễ hội truyền thống được coi là lễ hội cổ truyền của người Mông diễn ra vào đầu tháng Chạp âm lịch. Tức là sớm hơn tết cổ truyền của người Kinh gần 1 tháng.
Lễ hội Tết sớm được diễn ra trong nhiều ngày, trong 3 ngày đầu của tết các gia đình sẽ tổ chức ăn uống và chào hỏi, chúc tết nhau. Đến ngày thứ 4 thì người Mông bắt đầu đi chơi, các chương trình ca hát, múa khèn được diễn ra náo nhiệt cùng các trò chơi cổ truyền thú vị.
Nếu có dịp đến với Mộc Châu vào những ngày lễ hội Tết sớm thì du khách có thể đến với các bản Pa Khen, Tà Phình, Phiêng Càng, thị trấn nông trường Mộc Châu, Tân Lập...Để cảm nhận không khí lễ hội truyền thống, đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền của cao nguyên Mộc Châu.
2.2. Lễ hội hoa ban
Khi những bông hoa ban bắt đầu bung cánh nở trắng những cánh đồi tại cao nguyên Mộc Châu rộng lớn thì cũng là lúc mùa lễ hội bắt đầu. Lễ hội hoa Ban được tổ chức thường niên vào khoảng tháng 2 âm lịch. Cùng thời điểm với mùa hoa ban trắng Mộc Châu nở rộ. Đây được xem là một trong những lễ hội nổi tiếng và thu hút nhất trong số những lễ hội độc đáo tại Mộc Châu.
Du khách đến với lễ hội hoa Ban sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc những ngày đầu xuân, hoa ban nở trắng rừng. Cùng những âm thanh rộn ràng, náo nhiệt khắp nơi. Các nhà sàn đều đỏ lửa, tiếng nói cười vang vọng khắp núi rừng. Mọi người đều ăn mặc đẹp, những chàng trai, cô gái sẽ mặc những trang phục truyền thống, tặng nhau những bông hoa Ban trắng muốt. Và kính nhớ tổ tiên, kính biếu cha mẹ bằng tấm lòng chân thành.
2.3. Lễ hội cầu mưa truyền thống của người Thái
Lễ hội Cầu mưa truyền thống của người Thái (15/2 âm lịch) với mong muốn mùa màn được bội thu. Giống như bao lễ hội khác, lễ hội Cầu mưa của người Thái được diễn ra gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm những nghi thức truyền thống còn phần hội đặc sắc với những trò chơi dân gian như ném còn, đập mõ trâu, đi cà kheo, tó má lẹ,… Du khách có thể đến vào dịp đầu xuân (15/2 âm lịch), ta sẽ dễ dàng cảm nhận được nét đặc sắc văn hoá này.
2.4. Lễ hội hái mận
Hàng năm, cứ vào Thứ Bảy cuối cùng của Tháng 5, lễ hội hái mận tại thung lũng mận Nà Ka (thị trấn nông trường Mộc Châu, Sơn La) lại diễn ra tưng bừng, nhằm tôn vinh loại quả đặc trưng của vùng đất này.
Tại lễ hội hái mận có rất nhiều hoạt động thú vị như thi hái quả, trình bày và thưởng thức mận hậu, các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, vinh danh người trồng mận, trưng bày triển lãm về mận hậu, và các hoạt động văn nghệ. Không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc núi rưng, bạn sẽ thích thú khi được trải nghiệm làm một người nông dân đeo chiếc lù cở, hay chiếc bế sau lưng vít từng cành mận xuống tỉa những quả mận thật chín còn nguyên lớp phấn trắng xuống.
2.5. Tết Độc Lập của người Mông ở Mộc Châu
Tết độc lập của người Mông nhằm tỏ lòng biết ơn đến với cha ông, với Đảng, với nhà nước đã mang lại độc lập cho dân tộc. Hằng năm, cứ vào dịp lễ 2/9, khắp Mộc Châu đều rộn ràng chuẩn bị cho Tết độc lập. Đến Mộc Châu vào dịp này, du khách sẽ không khỏi cảm thán vì sự rộn ràng, nét văn hoá đa màu của người dân nơi đây.
2.6. Chợ tình ở Cao nguyên Mộc Châu
Được tổ chức cùng thời điểm với Tết độc lập, chợ tình Mộc Châu được người dân nơi đây rục rịch chuẩn bị từ cuối tháng 8. Vào đêm và rạng sáng ngày 2/9, khi các chương trình ca nhạc, vui chơi và cả pháo hoa kết thúc, chợ tình sẽ được diễn ra. Điều đặc biệt ở đây là người dân sẽ đổ về các cung đường chính của huyện và chợ tình sẽ được diễn ra ở bất cứ nơi đâu trên đường phố.
Để thưởng thức trọn vẹn 2 ngày lễ hội là Tết độc lập và chợ tình này, mách nhỏ là bạn nên đến với Mộc Châu vào ngày 30/8, khi đó, ta sẽ thấy Mộc Châu được người dân nô nức chuẩn bị cho áo mới đó.
2.7. Cuộc thi hoa hậu bò sữa
Cuộc thi "hoa hậu bò sữa" được tổ chức lần đầu năm 2004, sau gần 2 thập kỉ, cuộc thi trở thành nét văn hoá đặc sắc của người dân Mộc Châu vào giữa tháng 10 hàng năm. Không chỉ là nơi những người chăn nuôi bò sữa có thể giao lưu với nhau mà còn là nơi để tiếp thu những tiến bộ mới về khoa học kĩ thuật, những vấn đề mới trong sản xuất và chăn nuôi ở thảo nguyên xanh.
3. Thời tiết ở Mộc Châu
Mộc Châu mang đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc, có núi đá vôi, cao nguyên Mộc Châu có địa hình tương đối bằng phẳng nên thu hút lượng lớn khách du lịch đến đây hàng năm.
Khí hậu bốn mùa, nổi bậc là cao nguyên ôn hoà, mát mẻ quanh năm. Nhờ có khí hậu thuận lợi này, Mộc Châu có những thảo nguyên hoa rộng lớn vào những mùa khác nhau trong năm. Mùa Xuân, Mộc Châu mang trong mình tiết trời mát mẻ tựa sương sớm, tiết trời đó sẽ được tiếp nối vào mùa Hạ điểm thêm chút nắng vàng. Mùa Thu là lúc Mộc Châu mang vẻ ấm áp nhất, lúc không khí lạnh chuẩn bị đến của mùa Đông giao giữa chút nắng ấm của mùa Hạ, mùa Thu Mộc Châu được xem là mùa có khí hậu tuyệt vời để bạn có thể nghỉ dưỡng ở nơi đây. Mùa Đông là mùa của muôn hoa nơi thảo nguyên chớm nở, mùa sẽ cho bạn cảm giác của khí hậu ôn đới, với những đợt không khí lạnh tràn về trên những cánh đồng hoa, tất cả làm cho Mộc Châu trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết.
4. Mộc Châu có gì và nên đi vào thời điểm nào?
4.1. Mùa Xuân
Vào độ tháng 2 cho đến tháng 4, du khách sẽ không thể bỏ lỡ hành trình săn mùa hoa ở Mộc Châu. Với muôn vàn sắc hoa có thể kể đến như hoa đào, hoa cải vàng, hoa mận trắng Mộc Châu,...Tạo nên cảnh sắc thiên nhiên "hiếm có khó tìm" trên núi rừng Tây Bắc.
4.2. Mùa Hạ
Độ tháng 5 đến tháng 8, khi tiết trời đang vào hạ thì đây là thời điểm thích hợp để du lịch Mộc Châu. Tiết trời mát mẻ, tươi mới và trong lành của Mộc Châu vào Hạ sẽ khiến bạn không thể quên. Một số điểm du lịch được gợi ý như đỉnh Pha Luông, thác Nàng Tiên ở xã Chiềng Khoa, đồi chè trái tim…
4.3. Mùa Thu
Tháng 10 đến, tiết trời ở Mộc Châu se se lạnh, nắng bắt đầu dịu đi nhường chỗ cho những làng sương sớm. Lúc này, những loại hoa đặc trưng của mùa thu Mộc Châu cũng chớm nở. Có thể kể đến như hoa tam giác mạch, hoa tam giác mạch bắt đầu khoe sắc.
Vào dịp Hạ sang Thu, quang cảnh ở Mộc Châu mang vẻ thanh bình hơn bao giờ hết. Sẽ không có khói bụi thành phố như Hà Nội, không có sự ồn ào chen chúc của xe máy như chốn đô thị, không khí ở Mộc Châu sẽ mang đến cho du khách cảm giác tươi mát như xoa dịu ta giữa cuộc sống bộn bề.
4.4. Mùa Đông
Độ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, cánh đồng hoa Mộc Châu lại một lần nữa khoe sắc với nhiều loại hoa ở Mộc Châu như hoa cải trắng, hoa cải vàng,… Các loại quả như quả hồng chín, dây tây,... Đối với những bạn trẻ yêu thích khám phá thì có lẽ Mộc Châu vào mùa đông sẽ là sự chọn tuyệt với cho các bạn. Không chỉ cảm nhận được cái lạnh buốt giá của núi rừng Tây Bắc mà còn cảm nhận được cả cái lạnh ấm áp giữa thảo nguyên hoa bạt ngàn, tha hồ để bạn có thể "sống ảo" đấy.
Cùng với mùa Xuân, mùa Đông ở Mộc Châu cũng là mùa thu hút nhiều khác du lịch nhất bởi đây là hai mùa có thảo nguyên hoa lớn nhất vơi đa dạng các loại hoa khác nhau. Dịp cuối năm là dịp để gia đình cùng nhau đoàn tụ, xum vầy và tổng kết một năm, còn chần chờ gì mà bạn không đến với Mộc Châu để thưởng thức thức quà của thiên nhiên, chiêm ngưỡng những các đẹp tuyệt sắc của các loại hoa bên cạnh gia đình, bạn bè và người thân của mình.
Tham khảo ngay: Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu mùa hoa cải trắng từ A đến Z mới nhất 2023
Mỗi mùa Mộc Châu đều có những nét đặc sắc riêng, để trả lời cho câu hỏi du lịch Mộc Châu vào mùa nào thật khó. Vì vậy để cảm nhận được hết vẻ đẹp này, hãy đến với Mộc Châu bất cứ lúc nào bạn muốn, Mộc Châu sẽ chào đón bạn bằng nét văn hoá đặc sắc riêng của mình.
Nằm ở vùng Tây Bắc Bộ, Mộc Châu mang vị trí như nút giao thoa văn hoá giữa Việt Nam và Lào, mang trong mình vẻ đẹp cũng thiên nhiên Tây Bắc, mang bản sắc văn hoá của các dân tộc anh em quy tụ tại đây, chính vì thế Mộc Châu có rất nhiều điều kiện để phát triển bản sắc văn hoá riêng của mình, Trong những năm gần đây, khi du lịch đang trên đà phát triển, Mộc Châu được nhiều du khách biết đến hơn và du lịch cũng dần dần được mở rộng. Tuy nhiên Mộc Châu vẫn còn nhiều nét văn hoá tiềm ẩn, nhiều cảnh quang chưa được du khách khám phá hết, vì thế đừng ngần ngại đến với Mộc Châu-nơi cao nguyên đẹp dịu dàng mang điệu thiếu nữ để không chỉ cho mình không gian thư giãn mà còn cho mình thời gian nghỉ ngơi sau chốn đô thị tấp nập ngoài kia.
Để biết thêm thông tin về các chuyến du lịch Mộc Châu, khám phá thêm 1 số tour của PYS nhé.
Tour du lịch Mộc Châu 2 ngày 1 đêm
Tour du lịch Mộc Châu 3 ngày 2 đêm