“Học đại học 2 năm rồi đi du học có được không?” là một trong những câu hỏi được các bạn sinh viên đại học quan tâm. Câu trả lời là hoàn toàn có thể.
Hiện nay, có nhiều chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường đại học và nhiều cơ hội khác hỗ trợ sinh viên đi du học. Hãy cùng Sunny tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Những thuận lợi và khó khăn khi đang học đại học thì đi du học
Không thể phủ nhận rằng lợi ích của việc đi du học là rất lớn. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại những hạn chế mà bạn cần xem xét trước khi quyết định đi du học.
Thuận lợi
Được học tập trong môi trường chất lượng cao
Khi đi du học, bạn sẽ được học tập trong môi trường chất lượng cao với cơ hội được tiếp cận với các chương trình học tập tiên tiến và được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực khác nhau.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hiện đại, phòng nghiên cứu, phòng thực hành hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực hành các nội dung đã học, tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.
Mở rộng các mối quan hệ quốc tế
Được học tập trong một môi trường cùng với sinh viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới là cơ hội tốt để bạn mở rộng nhiều mối quan hệ khác nhau. Những mối quan hệ tốt đẹp giúp bạn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Những kết nối này tạo điều kiện cho việc hợp tác và khả năng cộng tác trong các dự án toàn cầu trong tương lai.
Cơ hội việc làm rộng mở
Các trải nghiệm học tập và mối quan hệ xã hội khi du học không chỉ giúp bạn mở rộng kiến thức mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của nghề nghiệp trong tương lai.
Việc học trong môi trường quốc tế còn giúp bạn nâng cao khả năng ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ để làm việc trong môi trường đa văn hóa. Điều này trở thành một lợi thế quan trọng khi tìm việc, đặc biệt là ở các doanh nghiệp đa quốc gia.
Phát triển khả năng ngôn ngữ
Trong quá trình học tập tại nước ngoài, bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc và giao tiếp với bạn bè, giảng viên và những người dân bản xứ. Đây là một cơ hội rất tốt để bạn trao dồi các kỹ năng về ngoại ngữ như nghe, nói.
Một khả năng ngôn ngữ tốt sẽ tạo tiền đề để bạn tiếp thu các kiến thức chuyên ngành một cách tốt hơn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc thành thạo ngoại ngữ sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp.
Khó khăn
Rào cản ngôn ngữ
Đi du học tại nước ngoài sẽ dễ dàng hơn với những bạn biết sử dụng ngoại ngữ nhưng sẽ là một rào cản lớn cho những bạn sử dụng ngoại ngữ chưa thực sự tốt. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu kiến thức hoặc quá trình sinh hoạt tại một đất nước xa lạ.
Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể cải thiện khả năng ngoại ngữ của bản thân qua việc tự học hoặc chăm chỉ giao tiếp với bạn bè cùng lớp, người dân bản xứ,…
Chi phí học tập và sinh hoạt đắt đỏ
Học phí và chi phí sinh hoạt tại nước ngoài thường đắt đỏ hơn khi bạn học tập tại Việt Nam. Vì bạn không chỉ phải đối mặt với học phí cao mà còn phải chịu các khoản chi phí khác như chi phí sinh hoạt hàng ngày, chi phí thuê nhà cửa và đôi khi cả việc đầu tư vào các khóa học bổ trợ hay hoạt động ngoại khóa.
Khó khăn để thích nghi với môi trường sống mới
Giờ giấc sinh hoạt khác với Việt Nam, thời tiết có sự khác biệt, thói quen sinh hoạt, ăn uống khác lạ cũng là những khó khăn, thách thức mà các du học sinh sẽ gặp phải khi đi du học. Tuy nhiên, bạn có thể làm quen dần để cải thiện cuộc sống tốt hơn.
Những điều cần chuẩn bị khi đi du học vào năm 2 đại học
Cùng với các giấy tờ cơ bản như hộ khẩu, hộ chiếu, giấy khám sức khoẻ du học,… thì việc chuẩn bị giấy tờ khi đi du học vào năm 2 đại học đòi hỏi nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia và trường học.
Giấy tờ cá nhân
Một số giấy tờ cá nhân mà sinh viên cần chuẩn bị bao gồm:
- Giấy khai sinh bản gốc
- Bằng tốt nghiệp THPT
- Học bạ và bảng điểm của hai năm gần nhất
- Giấy xác nhận học sinh, sinh viên
- Chứng chỉ tiếng Anh (IELTS, TOEFL, PTE,…)
- Các chứng chỉ, giấy khen đã đạt được,…
- Chứng chỉ đặc biệt (SAT/ACT, GMAT/GRE,…) tùy vào đất nước bạn chọn du học
Chứng minh tài chính
Để chứng minh tài chính, bạn cần nộp hồ sơ tài chính bao gồm các giấy tờ sau:
- Sổ tiết kiệm, giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh hoặc hợp đồng lao động
- Giấy tờ đóng thuế kinh doanh, nhà đất hoặc đóng thuế thu nhập cá nhân
- Chứng minh thu nhập hàng tháng của người bảo trợ: Phiếu chi lương hàng tháng nếu nhận lương tiền mặt hoặc sao kê tài khoản trong 3 - 6 tháng gần nhất nếu nhận qua chuyển khoản
>> Xem thêm đi du học cần chuẩn bị những gì đầy đủ nhất
Một số hình thức du học khi đang học đại học tại Việt Nam
- Chuyển tiếp và Liên kết: Trường đại học thường liên kết với cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Sinh viên có thể học một phần chương trình tại Việt Nam và phần còn lại ở nước ngoài, giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo trải nghiệm học tập toàn diện.
- Chương trình của tổ chức thứ 3: Hội đồng Trao đổi Giáo dục Quốc tế và IES Abroad cung cấp chương trình trao đổi học đại học với lịch trình cụ thể và hỗ trợ chỗ ở, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia trải nghiệm học tập và văn hóa tại nước ngoài.
- Tự túc và ghi danh trực tiếp: Sinh viên tự nộp hồ sơ và tự chi trả chi phí liên quan đến du học. Hình thức này chiếm gần 90% số du học sinh Việt Nam.
- Săn học bổng: Học bổng từ các tổ chức cá nhân hoặc chính phủ Việt Nam cũng như từ các nước du học là nguồn tài trợ phổ biến, hỗ trợ học sinh, sinh viên có thể học tập tại nước ngoài.
Giải đáp một số câu hỏi về việc du học khi đang học đại học
Học xong đại học có đi du học được không?
Tất nhiên! Điều này là hoàn toàn có thể. Nhiều bạn sau khi hoàn thành bậc học đại học quyết định đi du học sau đại học để mở rộng kiến thức chuyên ngành và đạt được những bằng cấp cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.
Điều này giúp bạn có thêm cơ hội nghề nghiệp và có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Quyết định đi du học sau khi hoàn thành đại học hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân và kế hoạch cho sự nghiệp của bạn.
Bảo lưu đại học để đi du học được không?
Việc bảo lưu đại học để đi du học thường phụ thuộc vào chính sách và quy định của trường đại học mà bạn đang theo học. Mỗi trường có các quy định khác nhau về việc bảo lưu, thời gian tối đa được phép bảo lưu và điều kiện để được phép bảo lưu.
Nếu bạn muốn bảo lưu để đi du học, trước hết cần tìm hiểu cụ thể về chính sách của trường đại học mình đang theo học. Bạn có thể liên hệ với phòng đào tạo của trường để được tư vấn và có thêm nhiều thông tin chi tiết về vấn đề bảo lưu.
Lưu ý rằng việc bảo lưu cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của bạn, đặc biệt nếu có yêu cầu về thời gian hoàn thành chương trình đại học. Việc này cũng cần xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và kế hoạch của bạn trong tương lai.
Nên đi du học năm 22 tuổi hay 18 tuổi thì tốt hơn?
Câu trả lời là có hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu cá nhân, sự chuẩn bị và trình độ học vấn của bạn.
Nếu đi du học ở tuổi 18, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm du học từ đầu chương trình đại học, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi sự tự lập từ sớm để thích nghi tốt nhất với việc sống xa nhà.
Nếu bạn chọn đi du học khi 22 tuổi, bạn có thể đã có cho mình nhiều kinh nghiệm sống và khả năng tự lập sau khi tốt nghiệp đại học. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về mục tiêu cá nhân và đưa ra định hướng tốt nhất cho bản thân.
Kết luận
Có thể thấy rằng việc học đại học 2 năm rồi đi du học là hoàn toàn có thể, tùy thuộc vào mục tiêu cá nhân và kế hoạch học tập cụ thể của bạn. Đây có thể là một lựa chọn tốt để bạn có thêm kiến thức căn bản trước khi tiếp tục du học để mở rộng tầm nhìn, trải nghiệm môi trường hiện tại và phát triển các kỹ năng của bản thân.
Hãy xem xét cẩn thận và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định để đảm bảo việc du học phù hợp với mục tiêu và kế hoạch cho sự nghiệp trong tương lai của bạn nhé!