Hứng thú với việc khám phá thế giới nội tâm người khác
Thế giới nội tâm con người rất bí ẩn nhưng cũng vô cùng thú vị, nếu bạn có đam mê đặc biệt với việc khám phá, phân tích tâm lý người khác thì xin chúc mừng, bạn đã sở hữu 1 trong những tố chất của 1 nhà tâm lý học rồi đấy.
Không đơn thuần chỉ nghiên cứu về tâm lý hành vi, đến với ngành Tâm lý học, bạn sẽ thấy rằng đây chính là 1 ngành khoa học độc đáo nghiên cứu và lý giải cả các yếu tố sinh lý, văn hóa, xã hội và tất cả những yếu tố gốc rễ tạo nên hành vi, tư tưởng của con người.
Khả năng tự cân bằng cảm xúc tốt có phải là 1 tố chất của nhà Tâm lý?
Một trong những yêu cầu cơ bản để trở thành nhà tâm lý học đó là khả năng kiểm soát tốt cảm xúc bản thân, giữ được sự cân bằng giữa tình cảm cá nhân và lý trí khi làm việc với khách hàng. Sự cân bằng giúp nhà tâm lý học phân biệt rạch ròi giữa công việc và cuộc sống cá nhân, không để tình cảm chi phối vào quá trình làm việc với khách hàng.
Khéo léo
Đây là một trong những tố chất mà các nhà tâm lý cần có, sự khéo léo trong giao tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho nhà tâm lý trong quá trình làm việc, khả năng dẫn dắt câu chuyện và khả năng kết nối tốt sẽ giúp nhà tâm lý xóa bỏ sự phòng bị và giúp họ đạt được mục tiêu giúp khách hàng giải quyết vấn đề.
Tuy rằng cần 1 chút năng khiếu bẩm sinh, tuy nhiên tin vui đó là bạn hoàn toàn có khả năng theo học ngành Tâm lý học và trở thành 1 diễn giả/ nhà tâm lý hoặc chuyên viên công tác trong lĩnh vực này nếu bạn đủ đam mê và chăm chỉ học hỏi.
Tại Đại học Đông Á, sinh viên ngành Tâm lý học sẽ được rèn luyện kỹ năng qua quá trình học và thực tập, thực hành. Với chương trình đào tạo gắn liền nhu cầu của doanh nghiệp, sinh viên sẽ được trải nghiệm môi trường học tập năng động, chuyên nghiệp cùng các chuyên gia tâm lý nổi tiếng cùng các buổi học đầy cảm hứng từ những thầy cô tâm huyết trong ngành.
4 kỹ năng cần thiết của nhà Tâm lý học
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp chính là chìa khóa để mở cánh của từ trái tim đến trái tim, kỹ năng này đặc biệt quan trọng đối với người làm trong lĩnh vực tâm lý học. Vì thế, để làm việc trong ngành này thì các nhà tâm lý học phải có khả năng giao tiếp tốt, logic nhằm tạo niềm tin và sự đồng cảm đối với khách hàng. Điều này không chỉ giúp cho quá trình làm việc diễn ra hiệu quả mà còn tạo ra mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với khách hàng.
Kỹ năng nghiên cứu và phân tích số liệu
Các nhà tâm lý học cần phải xử lý tốt số liệu trong quá trình chữa trị và tham vấn cho khách hàng. Đối với những người liên quan đến công việc nghiên cứu, kỹ năng phân tích và thống kê số liệu là yêu cầu cần thiết trong quá trình làm việc, nếu không có kỹ năng này, nhà nghiên cứu sẽ không thể hiểu được mối liên hệ mật thiết giữa các vấn đề tâm lý và tác động của các yếu tố bên ngoài thể hiện qua dữ liệu thu thập được.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Tâm lý học là 1 ngành đặc thù liên quan đến tâm lý và hành vi con người. Trong quá trình làm việc, sẽ có rất nhiều tình huống phát sinh đòi hỏi các nhà tâm lý học phải nhanh chóng tìm ra giải pháp hợp lý nhất để xử lý vấn đề. Bạn sẽ phải luôn đưa ra các phương pháp dự phòng đối với tình huống bất ngờ khi làm việc với khách hàng, điều này giúp tăng mức độ uy tín cũng như kinh nghiệm trong quá trình làm việc của mình.
Có thể sẽ mất nhiều thời gian trên con đường khám phá tiềm năng của bản thân và tìm ra nghề nghiệp phù hợp với sở thích, đam mê của mình. Hy vọng với sự yêu thích nghề, quyết tâm cộng với 1 chút năng khiếu sẽ là hành trang vững chãi giúp bạn thành công khi quyết định chọn ngành Tâm lý học.
Xem thêm:
- Ngành Tâm lý học - Một số câu hỏi thường gặp
- Lý do nên học ngành Tâm lý học tại ĐH Đông Á
- ĐH Đông Á công bố 04 phương thức tuyển sinh dự kiến năm 2023
- Loạt học bổng hấp dẫn dành cho thí sinh xét tuyển vào ĐH Đông Á năm 2023