Tiếng Quan Thoại và tiếng phổ thông là hai tên gọi khác nhau đối với từng giai đoạn khác nhau của tiếng phổ thông Trung Quốc.
1. Quan Thoại là cách gọi của tiếng Hán tiêu chuẩn. Triều nhà Châu gọi là “nhã ngôn” ( 雅言), thời Minh Thanh gọi là “quan thoại” (官话), từ năm 1909 được gọi là “quốc ngữ” (国语). Năm 1956 Trung Quốc đại lục bắt đầu gọi là “tiếng phổ thông”, ở Đài Loan vẫn tiếp tục gọi là “quốc ngữ”。 Vào thế kỉ 20, dưới sức ảnh hưởng của các học thuyết và văn hóa phương Tây, thuật ngữ “quan thoại” đã được biến đổi thành tên gọi của một loại phương ngôn (tiếng địa phương) hoặc một loại ngôn ngữ. Tính đến năm 2012 đã có tới 960 triệu người sử dụng nó như ngôn ngữ mẹ đẻ. Ngày nay Trung Quốc có khoảng 70% dân số sử dụng Quan thoại làm tiếng mẹ đẻ, chủ yếu phân bố ở khu vực dãy núi Tần Lĩnh Trung Quốc-đại bộ phận khu vực phía Bắc Hoài Hà, đại bộ phận khu vực Giang Tô, vùng Trung Bắc bộ tỉnh An Huy, đại bộ phận các tỉnh Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quý Châu, Hồ Bắc, khu vực phía Tây và phía Bắc Hồ Nam và khu vực ven sông vùng Giang Tây.
Tiếng Đài LoanTiếng Quảng ĐôngHọc tiếng Trung cơ bản
Tiếng Quan thoại có thể phân nhỏ thành 7 nhóm phương ngôn: quan thoại Bắc Kinh, quan thoại Đông Bắc, quan thoại Kí Lỗ (“Kí” là tên gọi khác của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc; “Lỗ” là nước Lỗ ngày xưa, nay thuộc tỉnh Sơn Đông), quan thoại Giao Liêu, quan thoại Giang Hoài, quan thoại Trung Nguyên, quan thoại Lan Ngân và quan thoại Tây Nam. Ở Trung Quốc, phương ngôn quan thoại được sử dụng nhiều nhất đó là quan thoại Tây Nam tiếp theo đó là quan thoại Trung Nguyên.
Đặc điểm của đa số quan thoại: Ngoài Quan thoại Giang Hoài có thanh nhập ra (một trong bốn thanh trong tiếng phổ thông Trung Quốc, thanh thứ 4 của tiếng Hán cổ) thì về cơ bản các loại quan thoại khác đều không có thanh nhập, và có thêm thanh nhẹ. Tiếng Hán thời trung cổ có 6 phụ âm cuối, đến nay chỉ còn lại hai âm -n và -ng.
Về ngữ pháp:
Trật tự từ cơ bản của quan thoại là kết cấu S+V+O. Từ vựng của quan thoại chủ yếu lấy từ các từ vựng sẵn có của các thể văn ngôn ở các thời đại khác nhau và những từ vựng được du nhập từ Nhật Bản ở thời cuối nhà Thanh đầu Dân Quốc, từ ngoại lai tương đối ít. Về sau, do giao lưu tiếp xúc với nước ngoài ngày một nhiều nên từ ngoại lai cũng dần xuất hiện nhiều hơn và cả sự xuất hiện của ngôn ngữ mạng đã khiến cho khẩu ngữ trong đời sống hằng ngày được đa nguyên hóa.
Về từ và chữ viết:
Một số từ và chữ viết trong quan thoại vẫn còn được lưu giữ trong tiếng phổ thông ngày nay, như “甭” có nghĩa là 不用、不要; “孬”(不好)、“俺”(我)、“咱” (chúng ta, bao hàm cả người nói và người nghe), “啥”(什么)。
2.Tiếng phổ thông là ngôn ngữ thông dụng của Trung Quốc, là tiếng Hán tiêu chuẩn hiện đại, cách phát âm tiếng phổ thông lấy tiếng Bắc Kinh làm chuẩn, ngữ pháp của tiếng phổ thông được dựa trên các tác phẩm bạch thoại hiện đại (dạng văn viết tiếng Hán dựa trên văn nói hiện đại).
Về cơ bản quan thoại và tiếng phổ thông gần như là một, chỉ là cách gọi khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Thời xa xưa các trung tâm kinh tế chính trị của Trung Quốc nên đã lấy phương ngôn của phương Bắc để làm ngôn ngữ chung. Kể từ thế kỉ thứ 12 trở đi, các triều Kim, Nguyên, Minh, Thanh đều lấy Bắc Kinh làm thủ đô. Trong vòng hơn 800 năm trở lại đây, Bắc Kinh vẫn luôn là trung tâm văn hóa chính trị của Trung Quốc, từ đó hình thành nên “quan thoại” lấy tiếng Bắc Kinh làm gốc, quan thoại dần được phổ biến và truyền bá tới các nước và khu vực trên thế giới, trở thành ngôn ngữ thông dụng. Những năm cuối triều nhà Thanh, đã xuất hiện tên gọi “quốc ngữ”. Sau cách mạng Tân Hợi, quan thoại chính thức được đổi thành quốc ngữ, lấy ngữ âm của Bắc Kinh làm âm tiêu chuẩn. Về sau, chính phủ quân phiệt Bắc Dương và chính phủ đảng dân quốc đều sử dụng cách gọi “quốc ngữ” này.
Sau khi nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, nhằm tôn trọng ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc anh em và tránh những hiểu lầm không đáng có do cách gọi “quốc ngữ” gây ra, vào năm 1955 tại “hội nghị cải cách chữ viết toàn quốc” và “hội nghị học thuật về vấn đề quy phạm tiếng Hán hiện đại”, chính phủ đã quyết định sử dụng tên gọi đã từng xuất hiện ở cuối thời nhà Thanh, đó là “phổ thông thoại” (tiếng phổ thông) để đặt tên cho ngôn ngữ thông dụng của cả nước, đồng thời xác định định nghĩa và tiêu chuẩn của tiếng phổ thông. Vì ở các thời đại khác nhau nên các tiêu chuẩn quy phạm của ngôn ngữ chung cũng khác nhau, xét từ các tiêu chuẩn cụ thể về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, quan thoại và tiếng phổ thông ít nhiều cũng có sự khác biệt.