Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý lớp 11 Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế chọn lọc, có đáp án. Tài liệu 6 trang gồm 34 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sách giáo khoa Địa Lý 11. Hi vọng với bộ câu trắc nghiệm Địa lý 11 Bài 1 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa Lý 11.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 2 Có đáp án: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÝ LỚP 11
BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
Câu 1: Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?
A. Ngân hàng châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế.
B. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng châu Âu.
C. Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế.
D. Ngân hàng châu Á, Ngân hàng Thế giới.
Đáp án:
Các tổ chức tài chính toàn cầu như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng tthế giới (WB)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là mặt thuận lợi của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
B. Đẩy nhanh đầu tư.
C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh giữa các nước.
D. Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
Đáp án:
- Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
=> Nhận xét A, B, D đúng.
- Nhận xét C: gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh giữa các nước là khó khăn, thách thức, đây không phải là thuận lợi của toàn cầu hóa.
=> Nhận xét C không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là?
A. Vai trò quan trọng của các công ty xuyên quốc gia.
B. Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu.
C. Sự phân hóa giàu - nghèo giữa các nhóm nước.
D. Sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.
Đáp án:
Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Thị trường chung Nam Mĩ.
D. Liên minh châu Âu.
Đáp án:
ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?
A. Hoạt động mạnh trong lĩnh vực du lịch.
B. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.
C. Chi phối các ngành kinh tế quan trọng.
D. Có nguồn của cải vật chất rất lớn.
Đáp án:
Đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia:
- Phạm vi hoạt động nhiều quốc gia khác nhau.
- Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn.
- Chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.
=> Nhận xét B, C, D đúng
Nhận xét A không đúng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Ý nghĩa tích cực của tự do hóa thương mại mở rộng là?
A. Tạo thuận lợi cho tài chính quốc tế phát triển.
B. Nâng cao vai trò của các công ty đa quốc gia.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới.
D. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.
Đáp án:
Tự do hóa thương mại mở rộng là quá trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia, hàng rào thuế quan được bãi bỏ hoặc cắt giảm sẽ tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi cho hoạt động buôn bán xuất nhập khâu hàng hóa giữa các nước -> hàng hóa được lưu thông rộng rãi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Toàn cầu hóa là quá trình?
A. Mở rộng thị trường của các nước phát triển.
B. Thu hút vồn đầu tư của các nước đang phát triển.
C. Hợp tác về phân công lao động trong sản xuất.
D. Liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực.
Đáp án:
Xu hướng toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia về nhiều mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, …
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Tiêu cực của quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia?
A. Góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế.
B. Tự do hóa thương mại toàn cầu.
C. Kìm hãm sự phát triển kinh tế.
D. Tự chủ về kinh tế, quyền lực.
Đáp án:
Quá trình khu vực hóa thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước, quá trình này cũng đòi hỏi các nước phải tự chủ về mặt kinh tế, quyền lực quốc gia.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?
A. Tổ chức Thương mại thế giới.
B. Liên minh châu Âu.
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Đáp án:
Tổ chức thương mại thế giới (viết tắt là WTO) với 150 thành viên, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là?
A. Sự sát nhập các ngân hàng lại với nhau.
B. Nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
C. Sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau.
D. Triệt tiêu các ngân hàng nhỏ.
Đáp án:
Với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng trên toàn thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là?
A. ASEAN
B. EU
C. NAFTA
D. MERCOSUR
Đáp án:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là MERCOSUR (Thị trường chung Nam Mĩ).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Tổ chức liên kết khu vực nào có sự tham gia của của nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau?
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Thị trường chung Nam Mĩ.
D. Liên minh châu Âu.
Đáp án:
Các tổ chức:
+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á.
+ Thị trường chung Nam Mĩ gồm các nước ở khu vực Nam Mỹ, thuộc châu Mỹ.
+ Liên minh châu Âu (EU) gồm các nước ở khu vực Tây Âu, thuộc châu Âu.
=> Loại đáp án B, C, D.
+ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương, các nước thành viên thuộc nhiều châu lục khác nhau: châu Á (Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…), châu Đại Dương (Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân), châu Mỹ (Pê- ru, Chi-lê, Mê-xi-cô, Ca-na-đa…).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
A. EU và ASEAN.
B. NAFTA và EU.
C. NAFTA và APEC.
D. APEC và ASEAN.
Đáp án:
- Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết của các nước khu vực Tây Âu.
- Hiệp ược tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) gồm các quốc gia khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa, Mê-hi-cô.
=> loại đáp án A, B, C.
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (gia nhập tháng 7/1995)
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam (gia nhập tháng 11/1998)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Hiện nay, muốn có được sức cạnh tranh kinh tế mạnh, các nước đang phát triển buộc phải?
A. Tăng cường tự do hóa thương mại.
B. Nhận chuyển giao các công nghệ lạc hậu.
C. Làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
D.Tiếp thu văn hóa của các nước phát triển.
Đáp án:
Muốn có sức cạnh tranh kinh tế, các quốc gia phải xây dựng được tiềm lực kinh tế trong nước lớn mạnh, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, khoa học công nghệ có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn (công nghiệp hiện đại) sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và năng suất lao động lớn.
=> Các nước đang phát triển cần đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như: điện tử- tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Đầu tư nước ngoài tang nhanh
B. Thương mại thế giới phát triển mạnh
C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
D. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút
Câu 16: Trông đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động:
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
B. Bảo hiểm, giáo dục, y tế
C. Du lịch, ngân hàng, y tế
D. Hành chính công, giáo dục, y tế
Câu 17: Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là
A. thúc đẩy mở cửa thị trường các nước.
B. bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước.
C. thương mại thế giới phát triển mạnh.
D. thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Câu 18: Tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa là
A. tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
B. tăng cường sự hợp tác quốc tế.
C. thúc đẩy sản xuất phát triển.
D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Câu 19: Tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa làm
A. gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
B. thúc đẩy tự do hóa thương mại.
C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển.
D. thúc đẩy sản xuất phát triển.
Câu 20: Thị trường chung Nam Mĩ và Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ là hai tổ chức liên kết kinh tế thuộc
A. Châu Âu.
B. Châu Á.
C. Châu Đại Dương.
D. Châu Mĩ.
Câu 21: Đầu tư nước ngoài trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. dịch vụ.
D. ngân hàng.
Câu 22: Tổ chức nào chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới?
A. Hiệp ước tự do thương mại Nam Mĩ
B. Tổ chức thương mại thế giới
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
D. Liên minh châu Âu
Câu 23: Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là
A. Củng cố thị trường chung Nam Mĩ
B. Tang cường liên kết giữa các khối kinh tế
C. Thúc đẩy tự do hóa thương mại
D. Giải quyết xung đột giữa các nước
Câu 24: Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây?
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Xây dựng
D. Dịch vụ
Câu 25: Toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những mặt trái, đặc biệt là
A. Cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia
B. Gia tăng nhanh chóng khoảng các giàu nghèo
C. Các nước phải phụ thuộc lẫn nhau
D. Nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm ngày càng tăng
Câu 26: Trông đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động:
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
B. Bảo hiểm, giáo dục, y tế
C. Du lịch, ngân hàng, y tế
D. Hành chính công, giáo dục, y tế
Câu 27: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến
A. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nên kinh tế
B. Sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau
C. Các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn
D. Ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế
Câu 28: Yêu tô nào dưới đây là đặc điểm của kinh tê tri thức?
A. Trong cơ cấu kinh tê, công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu.
B. Trong cơ cấu xã hội, công nhân là chủ yếu.
C. Các quá trình sản xuất chủ yếu: thao tác, điều khiển, kiểm soát.
D. Công nghệ chủ yếu thúc đẩy sản xuất phát triển: cơ giới hóa và chuyên mồn hóa.
Câu 29: Trong nền kinh tế tri thức, hoạt động chủ yếu nhất là:
A. Phát triển mạnh những ngành có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao.
B. Ưu tiên phát triển công nghệ thông tin, truyền thông da phương tiện.
C. Tạo ra tri thức, quảng bá và sử dụng tri thức.
D. Tạo ra các công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động.
Câu 30: Để biết được trình độ phát triển kinh tế tri thức của một quốc gia, ếu tố hàng đầu phải xem xét là:
A. Tỉ lệ lao động trong các ngành sản xuất.
B. Tỉ trọng của khu vực III trong GDP.
C. Tỉ trọng của kinh tế tri thức trong GDP.
D. GDP bình quân theo đầu người.
Câu 31: Tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến xã hội là:
A. Đẩy lùi nhiều bệnh tật hiểm nghèo.
B. Giảm dần sự chênh lệch về mức sống dân cư giữa các nước,
C. Giảm dần nạn thất nghiệp
D. Giảm dần các mâu thuẫn trong xã hội.
Câu 32: Công nghệ vật liệu là 1 trong 4 công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện dại là vì
A. công nghệ này khai thác được nhiều tài nguyên hơn.
B. công nghệ này có khả năng tái tạo tài nguyên dã cạn kiệt.
C. công nghệ này tạo ra các vật liệu mới thay thế vật liệu truyền thống.
D. công nghệ này là động lực phát triển nền kinh tế theo chiều rộng.
Câu 33: Phát triển công nghiệp năng lượng nhằm mục đích nào sau đây?
A. Giải quyết sự khủng hoảng năng lượng truyền thống.
B. Đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng sạch,
C. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
D. Tất cả các mục dích trên.
Câu 34: Hiện nay ở Bắc Mĩ và một số nước Tây Âu những ngành kinh tế chủ yếu dựa vào công nghệ thông tin chiếm khoảng
A. từ 45% đến 50% GDP.
B. từ 20% đến 30% GDP.
c. từ 80% đến 90% GDP.
D. từ 90% đến 100% GDP.