Vào những ngày đầu năm mới, ngôi nhà của bạn chắc hẳn sẽ trở nên bừng sáng, rực rỡ hơn rất nhiều khi được điểm tô bởi sắc mai vàng tươi thắm. Thế nhưng, để có được những nụ hoa xinh đẹp, bạn cần phải trải qua quá trình chăm sóc cây mai khá kỳ công. Trong đó, cách trồng mai mới bứng cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bởi chỉ cần một vài tác động nhỏ, hay tiến hành sai phương pháp, cũng sẽ khiến cây không thể tiếp tục phát triển tốt, thậm chí còn làm chúng ta lãng phí nhiều công sức, thời gian, tiền bạc,....
Vậy đâu là cách trồng cây mai mới bứng “chuẩn nhà vườn”? Và cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu như thế nào sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Greenvibes tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây!
Thời điểm bứng mai thích hợp nhất
Trước khi học cách trồng mai mới bứng để cây nhanh hồi phục, bạn cần tìm hiểu thời điểm bứng mai thích hợp nhất. Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân trồng mai lâu năm, thời điểm bứng mai tốt nhất sẽ rơi vào tháng 10 âm lịch hằng năm, vì:
- Thứ nhất, đây là khoảng thời gian cây đã ngừng sinh trưởng. Toàn bộ lá cây đã già, không ra tược non, không có thêm rễ cám. Đồng thời toàn bộ dinh dưỡng của cây đã được dự trữ trong thân chờ ngày đơm nụ và hoa.
- Thứ hai, tháng 10 cũng là lúc các cơn mưa đã vơi dần. Đây sẽ là điều kiện thích hợp để mai vàng có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
- Thứ ba, chỉ nên bứng mai khi toàn bộ lá cây đã chuyển sang màu xanh đậm và già đi. Nếu như bứng quá sớm, cây sẽ chỉ có lá non, và điều này có ảnh hưởng lớn đến sức sống và khả năng sinh trưởng của cây trong giai đoạn sau này.
Dĩ nhiên, bạn vẫn có thể bứng mai vào những tháng còn lại trong năm. Tuy nhiên tỷ lệ rủi ro lúc này cũng sẽ cao hơn. Và để cây luôn xanh tốt, bắt kịp nhịp độ phát triển, bạn cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, chu đáo! Vậy, cách trồng mai mới bứng vào chậu như thế nào là đúng?
Cách trồng mai mới bứng vào chậu
Sau khi đã tìm hiểu về thời điểm bứng mai thích hợp nhất, hãy tiếp tục cùng chúng tôi nghiên cứu cách trồng mai mới bứng vào chậu chuẩn kỹ thuật nhà vườn nhé!
Chú ý hướng mọc và vị trí đặt cây mai
Trước tiên, bạn cần phải quan sát hướng mọc của cây để tiến hành bứng và trồng thuận chiều. Điều này cũng vô cùng dễ hiểu, vì khi đảm bảo được hướng mọc và vị trí đặt mai khớp nhau, thì các vấn đề sinh học của cây sẽ không bị ảnh hưởng. Trái lại, nếu bạn đặt cây sai hướng, hay bị xô lệch nhiều, sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng cây bị khô héo, thậm chí chết đi. Đây cũng là vấn đề mà bạn cần ghi nhớ và lưu ý khi học cách cách trồng mai mới bứng.
Cắt tỉa cành lá mai
Khi đã xác định được hướng mọc và vị trí đặt cây mai, bước tiếp theo trong cách trồng mai mới bứng mà bạn cần thực hiện đó là tỉa cành lá mai. Cụ thể, bạn sẽ cắt bỏ hết toàn bộ những đọt non, lá non, những cành hay lá thừa trên cây (so với dáng mai). Điều này sẽ giúp cây luôn được khỏe mạnh vì đã giữ được lượng nước cần thiết trong phần thân, không bị thất thoát nhiều qua lá.
Đồng thời sau khi cắt tỉa bớt cành lá, bạn sẽ không còn phải bứng bầu quá to, mà vẫn đảm bảo được sự sống cho cây. Từ đó giảm được sức lực, chi phí vận chuyển, hạn chế tình trạng bể bầu đất,...
Một lưu ý nhỏ trong cách trồng mai mới bứng lúc này đó là bạn hãy sử dụng keo liền sẹo, bôi vào những vết cắt trên cây; hoặc dùng thêm những túi nilon sạch để bọc lại, tránh tình trạng cây bị nhiễm khuẩn, mất nước,... do tác động từ môi trường.
>>> Bật mí: Kỹ thuật cách uốn cây mai và cắt tỉa trước Tết chuẩn kỹ thuật
Xử lý rễ và thân
Trước khi tiếp tục xử lý rễ và thân, bạn sẽ dùng một miếng mủ cao su đậy kín bầu đất lại để không bị ngấm nước. Đối với rễ và thân cây, trước tiên bạn sẽ làm sạch bằng cách xịt nước cho ướt đều, sau đó sử dụng bài chải nhỏ để chà rửa. Sau khi xử lý phần thân trên, bạn tiếp tục hạ thấp lớp đất đến khi thấy được nửa phần rễ. Theo đó, lúc này sẽ có 1/3 chiều dày của rễ từ trong thân ra, và 2/3 còn lại phải được nằm hoàn toàn dưới đất. Tiến hành xử lý các phần rễ nhỏ, rễ bị chồng chéo,...
Tiếp tục chà rửa phần lưng của rễ, sau đó dùng đục bén đã qua sát trùng sửa lại các vết cắt cho tự nhiên. Dùng thêm thuốc kích thích tái tạo rễ và chất chống thấm bôi lên mặt cắt và dán kín bằng giấy bạc. Điều này sẽ giúp cây vừa được che mát, vừa chống thấm nước, và các mặt cắt nhanh được phục hồi.
Trồng mai
Cuối cùng, bạn tiến hành mở dây và bó bầu ra, lưu ý đục gọn lại những vết cắt ở đầu rễ để giúp rễ cám ra dễ dàng hơn. Sau đó để nguyên cây trong vòng 5 - 10 tiếng cho rễ cây thật khô, và không bôi bất cứ loại thuốc nào khác. Tiếp theo lấy mụn dừa phủ kín cho bầu đất và phần cổ rễ của cây. Cách làm này sẽ giúp đất luôn giữ đủ độ ẩm cần thiết.
Đất trồng mai nên là đất giàu dinh dưỡng, không có mầm bệnh gây hại và có độ tơi xốp vừa đủ. Khi trồng không nên nén đất quá chặt. Đồng thời lót thêm một lớp viên đất nung/sỏi ở đáy chậu để tăng độ thóang khí và hạn chế được tình trạng ngập úng cho cây.
Đồng thời, một lưu ý nhỏ trong cách trồng mai mới bứng mà bạn cần quan tâm, đó là không nên tưới quá nhiều nước, mà chỉ xịt một lượng nước vừa đủ cho cây. Tiếp tục để cây nơi bóng râm và quan sát. Khi cây đã dần hồi phục thì mang cây ra nắng để từ từ thích nghi.
Sau 10 - 20 ngày, nếu cây bắt đầu đâm chồi, phát triển bình thường, có nghĩa là bạn đã tiến hành cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu thành công!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm giá thể trồng mai chuẩn nhất
Hướng dẫn cách xử lý mai mới bứng
Cây mới bứng thường bị yếu đi, rễ cây có nhiều tổn thương, kèm theo đó là khả năng kháng bệnh kém,..... Vậy nên bên cạnh cách trồng cây mai mới bứng, để đảm bảo cây có sức sống tốt và nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, bạn cần ghi nhớ một số phương pháp xử lý mai mới bứng như sau:
- Nên đặt cây ở nơi thoáng mát.
- Chỉ nên xịt nước vào thân cây để làm mát, không được tưới nước trực tiếp vào bầu đất.
- Trước khi vệ sinh thân mai, bạn cần sử dụng các vật liệu không thấm nước để bọc bầu đất lại. Việc vệ sinh thân mai sẽ giúp loại bỏ được các loại nấm bệnh, đồng thời kích thích những mắt ngủ trên mai phát triển.
- Nên loại bỏ những rễ dư, rễ nhỏ chồng chéo lên nhau, sau đó sử dụng nước làm ướt đều và vệ sinh phần lưng của rễ.
- Kiểm tra tình trạng của cây thường xuyên.
- Sau từ 7 - 15 ngày thì trồng mai vào chậu. Còn nếu bứng cây vào mùa mưa, phải để từ 15 - 30 ngày.
- Đối với những cây lớn thì nên để nguyên bầu đất ít nhất vài tháng sau đó mới xả vào chậu và xử lý ngay bằng thuốc kích thích ra rễ. Còn đối với những cây nhỏ hơn, chỉ cần đặt bầu đất ở những nơi khô ráo và tránh được nắng mưa, giữ đủ độ ẩm cho bầu.
- Đặt cây ở nơi râm mát, nguồn sáng vừa đủ. Không để cây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp quá mạnh.
- Nếu không may bầu đất bị vỡ thì khi trồng nên sử dụng đất đen, nhão đắp vào gốc cây, kết hợp hợp sử dụng thuốc kích thích ra rễ mạnh cho cây thì cây mới có khả năng sống sót.
- Bầu đất của cây nên có đường kính gấp 2 - 3 lần trở lên so với đường kính gốc.
Cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu
Bên cạnh cách trồng mai mới bứng, cách chăm sóc cây mai mới bứng vào chậu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, khi giúp cây nhanh chóng thích nghi và phát triển khỏe mạnh trong điều kiện sống mới. Sau đây là một số phương pháp xử lý cây mai mới trồng mà bạn có thể tham khảo:
- Sau khi trồng mai vào chậu, bạn hãy dùng khoảng 2g thuốc kích rễ + 2ml vitamin B1 và pha loãng cùng 1l nước sạch, sau đó phun đều kết hợp tưới vào gốc cây. Lưu ý chỉ nên tưới nhẹ để gốc cây không bị lung lay. Quá trình tưới kích rễ sẽ diễn ra định kỳ 7 ngày/lần.
- Một cách chăm sóc mai mới bứng mà bạn cần lưu ý tiếp theo, đó là nên tưới nước 2 - 3 ngày 1 lần. Nước tưới mai có thể là nước sạch, nước mưa, nước ao hồ sạch,... Nếu phải dùng nước máy, bạn nên sử dụng nước đã được xả ra trước đó ít nhất 3 ngày để hạn chế hàm lượng Clo.
- Vì cây còn khá yếu, nên bạn chỉ nên đặt ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắt mặt trời trực tiếp. Cách xử lý cây mai mới trồng như thế này sẽ giúp cây không bị mất nước, hạn chế tình trạng khô cành mới cắt, hay rễ khô héo và không ra rễ con.
- Nên đóng thêm trụ để giữ cây cố định, tránh sự tác động của thời tiết và các tác nhân khác. Từ đó giúp rễ cây phát triển ổn định hơn.
- Trong một tháng đầu khi vừa trồng cây, bạn không nên sử dụng phân bón vì rễ cây mới bứng bị tổn thương và còn yếu. Đây cũng là một lỗi trong cách trồng mai mới bứng mà nhiều người vẫn hay mắc phải.
>>> Xem thêm: Cách tạo gốc mai to cực đơn giản, rút ngắn thời gian
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ chi tiết của Greenvibes về cách trồng mai mới bứng. Hy vọng rằng qua nguồn thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp, bạn đã có thể áp dụng thành công cho quá trình trồng mai của mình. Chúc bạn có một khu vườn thật xanh tốt và ngập tràn màu sắc, góp phần giúp không khí ngày Xuân thêm tươi vui, ấm cúng.