Chàm là một bệnh da liễu phổ biến xảy ra ở mọi độ tuổi. Thay vì sử dụng thuốc điều trị, người bệnh thường tìm đến các cách chữa bệnh chàm tại nhà từ các thảo dược tự nhiên dễ kiếm. Bài viết sẽ chia sẻ thêm với bạn đọc về những phương pháp này để việc điều trị được chủ động.
Bệnh chàm là bệnh gì?
Bệnh chàm (Eczema) là tình trạng viêm da không gây nguy hiểm đến tính mạng. Đây không phải là triệu chứng truyền nhiễm từ người bệnh sang người lành. Biểu hiện đặc trưng của chàm da là các hạt mụn nước khu trú thành từng cụm. Mụn gây ngứa và rát, khi gãi mụn dễ bị vỡ và hình thành các tổn thương lan rộng mất thẩm mỹ. Với những trường hợp nhẹ, mụn nước tự khô và lên da non sau đó.
Nguyên nhân bệnh chàm chủ yếu là do rối loạn chức năng miễn dịch. Ngoài ra triệu chứng cũng bùng phát ở những đối tượng có tuyến mồ hôi gặp trục trặc, di truyền. Những tác động bên ngoài của bệnh chàm cũng xuất phát từ dị ứng (chất tẩy rửa, khói, bụi, nước bẩn…), dị ứng thời tiết hoặc do các kích ứng tạm thời với mỹ phẩm.
Bệnh chàm có khuynh hướng phát triển mạn tính và có thể tái phát nhiều lần. Với những đợt bùng phát cấp tính thường kéo dài trong khoảng 2 - 3 ngày. Chàm ezecma không phải là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên do thói quen cào gãi mà hình thành các vùng bội nhiễm. Lúc này việc điều trị trở nên phức tạp và dễ để lại sẹo hơn trên cơ thể.
Điều trị chàm bằng thảo dược là một trong những giải pháp được nhiều bệnh nhân ưu tiên. Thảo dược tự nhiên có thành phần dược tính thấp, không gây kích ứng và chi phí rẻ, dễ tìm. Tuy nhiên, thảo dược cần thời gian để phát huy công dụng nên người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc mới đạt hiệu quả mong muốn.
Các cách chữa bệnh chàm tại nhà từ các thảo dược dễ kiếm
Đối với những trường hợp chàm nội tiết, việc điều trị bằng thuốc Tây lâu dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó sử dụng thảo dược chữa bệnh chàm được thay thế cho những bệnh nhân mắc bệnh lý mạn tính để kiểm soát các đợt bùng phát thường xuyên. Kết hợp với chế độ ăn uống và vệ sinh da hợp lý sẽ giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Sử dụng lá ổi
Trong ghi nhận của á ổi là loại dược liệu thiên nhiên được sử dụng điều trị nhiều vấn đề liên quan đến da liễu thường gặp như chàm, dị ứng, viêm da cơ địa, mề đay,… Ngoài ra trong nền y học hiện đại cũng đã chứng minh khả năng ức chế nhóm vi khuẩn gây nhiễm trùng taphylococcus aureus có trong lá ổi. Do đó, đây được xem là nguyên dược liệu có tác dụng tốt trong điều trị các triệu chứng chàm da nói chung.
Chất flavonoid và chất oxy từ lá ổi có thể phòng ngừa được chứng lão hóa, từ đó khắc phục những tổn thương trên da. Lá ổi không chỉ có tác dụng điều trị tốt những triệu chứng của bệnh mà còn giúp vùng da sau điều trị được tươi trẻ và hồng hào hơn.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 5 - 10 lá ổi loại già, đem rửa sạch và ngâm nước muối trước khi sử dụng.
- Sau khi rửa sạch lá ổi, đem cho lá ổi vào nồi đun sôi với nước sạch lọc lấy nước.
- Đợi đến khi nước nguội bớt, pha cùng với lượng nước ấm cho ra chậu sạch.
- Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm, phần bã lá ổi dùng chà xát nhẹ nhàng để tăng hiệu quả.
- Thực hiện phương pháp trên trong vòng 2 - 3 tuần liên tục sẽ nhận thấy những cải thiện rõ trên da.
Sử dụng nha đam
Thành phần dược tính của nha đam có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị những vấn đề nhiễm trùng ngoài da. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này điều trị chứng viêm da cơ địa, mề đay, mẩn ngứa do dị ứng. Bạn nên dùng nha đam già cho đảm bảo hiệu quả so với các bẹ non.
Dịch nha đam có chứa nhiều nước và vitamin, các thành phần này có thể hỗ trợ cung cấp độ ẩm làm mềm da rất tốt. Từ đó mà nha đam giúp hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da sau khi bị chàm. Cách sử dụng nha đam để điều trị bệnh chàm tuy đơn giản nhưng mang lại nhiều chuyển biến tốt, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Cách thực hiện
- Dùng một lá nha đam tươi đem rửa sạch với nước ấm, sau đó gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài.
- Dùng thìa nạo lấy phần gel trong suốt bên trong, cho vào cối xay nhuyễn thành hỗn hợp đặc sệt.
- Rửa da thật sạch, sau đó dùng nha đam bôi lên vùng da bị chàm sau khi được rửa sạch.
- Để nha đam nghỉ trên da khoảng 20 phút đến khi gel khô thì bạn vệ sinh da lại bằng nước ấm.
- Thực hiện phương pháp này 2 - 3 lần/tuần bạn sẽ nhận thấy làn da cải thiện nhanh chóng.
Công dụng của nha đam khá lành tính nhưng một số kích ứng có thể xảy ra khi làn da có vết thương hở. Do đó bạn nên cân nhắc không áp dụng phương pháp này nếu vùng da có biểu hiện xay xát.
Sử dụng lá rau sam
Rau sam được dùng để chế biến nhiều món ăn, ngoài ra công dụng của rau sam còn được biết đến nhờ khả năng kháng viêm và chống nhiễm trùng rất hiệu nghiệm. Rau sam được xem là loại dược liệu mọc phổ biến được dùng điều trị bệnh ngoài da. Trong ghi nhận Đông y, rau sam là loại dược liệu có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt giải độc và đào thải các mầm bệnh gây mề đay mẩn ngứa, chàm, viêm da cơ địa…
Một số nghiên cứu y học cũng nhận định những hiệu quả kỳ diệu của rau sam trong điều trị bệnh. Những thành phần chính có trong rau sam như: staphylococus, vitamin, acid folic, choline,… tác động tốt đến hoạt động tái tạo và hình thành tế bào da mới. Sử dụng rau sam để điều trị bệnh chàm được đánh giá mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn. Bạn tham khảo bài thuốc theo hướng dẫn sau:
Cách thực hiện
- Sử dụng một nắm lá rau sam tươi (khoảng 100 gram) đem rửa sạch.
- Để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và bụi bẩn, ngâm sau sam với nước muối 15 phút.
- Sau 15 phút bạn vớt rau sam ra rửa sạch lại với nước rồi cho vào cối xay nhuyễn.
- Dùng nước rau sam sau khi lọc để bôi lên vùng da bị chàm, dùng bã rau sam đắp trực tiếp lên da.
- Để yên hỗn hợp trên da trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Bạn nên trì áp dụng phương pháp điều trị từ 2 - 3 lần/ngày sẽ nhận thấy những chuyển biến rõ rệt.
Ngoài cách chữa bệnh chàm tại nhà bằng rau sam kể trên, bạn có thể chế biến rau sam thành những món ăn bổ dưỡng và ngon miệng để bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi từ bên trong. Kết hợp điều trị từ nhiều phía sẽ cải thiện được tình trạng chàm da nhanh chóng mà không dùng thuốc.
Lá trầu không chữa chàm
Có những nghiên cứu khoa học đã khẳng định tác dụng của lá trầu không trong điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm. Những hoạt chất chính có trong lá trầu không gồm Carvacrol và Chavicol Eugenol,Tanin cùng nhiều loại vitamin và axit amin khác có tác dụng khử trùng tại chỗ, chống dị ứng và giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng.
Lá trầu không mang lại hiệu quả lành tính, an toàn đối với mọi độ tuổi. Trẻ em bị chàm da hay viêm da cơ địa tắm nước lá trầu không có thể kiểm soát triệu chứng rất hiệu quả. Bài thuốc này được áp dụng phổ biến trong dân gian để chữa chàm tại nhà. Bạn tham khảo cách thực hiện như sau:
- Sử dụng khoảng 2 - 3 lá trầu không tươi, đem ngâm lá với nước muối cho sạch vi khuẩn.
- Đợi đến khi lá trầu ráo nước thì bạn cho vào cối giã nát cùng một ít muối hạt.
- Trước khi đắp hỗn hợp lên da, bạn cần vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ.
- Đắp hỗn hợp lá trầu lên da khoảng 15 phút cho đến khi các tinh dầu thấm vào da.
- Rửa da lại bằng nước ấm và lau khô.
Ngoài cách trên, bạn có thể luân phiên tắm nước lá trầu không để sát khuẩn cho vùng da bị chàm. Trầu không tương đối lành tính, bạn có thể áp dụng điều trị hàng ngày mà không lo về các tác dụng phụ sau điều trị.
Chữa bệnh chàm bằng cây đàn hương
Cách chữa bệnh chàm tại nhà bằng cây đàn hương cũng được áp dụng khá phổ biến. Đây là một trong những lọai thảo dược thể hỗ trợ điều trị bệnh chàm đơn giản áp dụng được với mọi đối tượng. Bạn có thể dùng đàn hương tươi hoặc khô đều phù hợp. Cách thực hiện bài thuốc đơn giản như sau:
Cách thực hiện:
Bạn sử dụng bột gỗ hương với nước sạch thành một dạng bột sền sệt. Rửa sạch và lau khô vùng da bị bệnh rồi dùng chúng bôi trực tiếp lên da là được. Sau khi bôi hỗn hợp bột cây đàn hương lên da, bạn nên dùng tay massage nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương trong khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Thực hiện phương pháp điều trị này trong 2 - 3 ngày/tuần sẽ giúp làn da nhanh hồi phục. Đồng thời các chất có trong bột đàn hương có thể thúc đẩy quá trình hình thành bề mặt da căng bóng và tránh để lại sẹo.
Sử dụng trà xanh
Cách chữa chàm da tại nhà bằng lá trà xanh được chứng minh bởi công dụng cung cấp độ ẩm tự nhiên và kháng viêm đến từ loại thảo dược này. Không chỉ được dùng để trị bệnh chàm da, trà xanh còn được ứng dụng chữa các vấn đề liên quan đến dị ứng và mề đay.
Theo Đông y, lá trà xanh có thể thanh nhiệt và giải độc rất tốt, do đó phương thuốc này có tác dụng đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy đặc trưng ở các chứng viêm nhiễm ngoài da. Đồng thời các chất chống oxy hóa cũng giúp làn da được bảo vệ trước các tác nhân gây hại và hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da. Sau đây là hướng dẫn điều trị bệnh chàm tại nhà bằng lá trà xanh đơn giản:
Cách thực hiện
- Sử dụng 100 gram lá trà xanh đem rửa sạch, sau đó đem ngâm với nước muối loãng.
- Ngâm lá trà xanh khoảng 15 phút thì vớt ra, cho vào ấm nước đun sôi cùng với 2 thìa muối.
- Đun nước sôi già trong vòng 15 phút để các tinh chất trong lá trà tan vào nước thì tắt bếp.
- Bạn dùng nước này để ngâm rửa hoặc pha thêm nước để tắm hoặc vệ sinh vùng da bị chàm.
- Trong khi tắm, dùng lá trà xanh chà nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
- Kiên trì áp dụng điều trị bằng lá trà xanh đều đặn mỗi ngày sẽ nhận thấy các chuyển biến tích cực.
Sử dụng lá sim
Tác dụng của lá sim được ghi nhận mang lại nhiều công dụng theo đông y. Trong đó tác dụng chính của lá sim là chữa bệnh chàm và viêm da cơ địa nói chung. Lá sim có tính đắng, tác dụng khử trùng mạnh và có thể hỗ trợ làm lành vết thương rất hiệu quả.
Sử dụng lá sim nấu nước tắm sẽ làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh chàm. Bạn tham khảo các điều trị bệnh chàm tại nhà bằng lá sim theo hướng dẫn sau:
Cách thực hiện
- Sử dụng 100 gram lá sim tươi hoặc 50 gram lá sim khô tùy loại.
- Đem lá sim đi rửa sạch và để nơi ráo nước, sau đó cho vào nồi nấu sôi cùng 2 lít nước.
- Đợi nước nguội, bạn dùng để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh chàm.
- Thực hiện mỗi ngày để cải thiện tình trạng tổn thương trên da.
Những cách chữa bệnh chàm tại nhà bằng thảo dược kể trên chỉ phù hợp với người bệnh bị viêm da cơ địa nhẹ. Đối với những bệnh nhân biến chứng nghiêm trọng, nên áp dụng điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh viêm nhiễm xảy ra.
Lưu ý chăm sóc khi bị bệnh chàm tại nhà
Chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp thời gian điều trị chàm được rút ngắn. Người bệnh cần chủ động tìm hiểu cách chăm sóc vùng da đang bị viêm, bị tổn thương trong giai đoạn nhạy cảm.
Để khắc phục triệu chứng sớm khỏi, bạn nên tuân thủ hướng dẫn sau:
- Không nên tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong thời gian điều trị, đặc biệt là những chất tẩy rửa mạnh.
- Hạn chế đến những khu vực đông người, không gian có nhiều khói bụi, nước bẩn làm triệu chứng nghiêm trọng hơn.
- Giữ gìn vệ sinh vùng da bị bệnh chàm sạch sẽ, che chắn vùng da tổn thương khi ra ngoài.
- Bệnh nhân không dùng tay gãi ngứa và hạn chế động đến vùng da bị chàm tránh nhiễm trùng nặng hơn.
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày, không nên tắm nước nóng hay tắm quá lâu sẽ dễ làm khô da.
- Sau khi tắm bạn nên dùng kem dưỡng ẩm dành cho người có làn da nhạy cảm.
- Nên ăn các loại thực phẩm tốt cho làn da, nhóm thực phẩm có tính năng tiêu viêm để đẩy lùi bệnh.
- Tránh dùng thực phẩm cay nóng, thức ăn dầu mỡ và các loại thức ăn dễ gây dị ứng trong thời gian điều trị.
- Bạn nên dùng các loại thuốc giúp bổ sung vitamin E, uống nước cam chanh, mật ong,… tăng cường đề kháng.
- Sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc ngâm rửa vết chàm theo chỉ dẫn của bác sĩ để vùng da bị chàm nhanh được hồi phục.
Mặc dù chàm là triệu chứng bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng triệu chứng có thể tiến triển lâu dài gây ra cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh. Ngoài ra, vùng da bị chàm cũng gây mất thẩm mỹ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp. Bệnh nhân có thể khắc phục triệu chứng bằng các cách chữa bệnh chàm tại nhà kể trên. Để đảm bảo, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện.
Xem thêm: Thuốc Chữa Bệnh Chàm Eczema