Mật ong không chỉ là nguyên liệu phổ biến trong ăn uống mà còn đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu cách trị ho bằng mật ong an toàn qua bài viết dưới đây nhé.
1Dùng trực tiếp mật ong trị ho
Mật ong có chứa một lượng lớn chất chống viêm và kháng sinh tự nhiên. Do đó, bạn có thể ngậm 1 thìa cà phê mật ong trong miệng và nuốt từ từ để dược chất trong mật ong sát khuẩn cổ họng, làm giảm chứng ho.
Bạn có thể sử dụng trực tiếp mật ong 2 - 3 lần mỗi ngày để trị ho đơn giản mà hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng trực tiếp mật ong 2 - 3 lần mỗi ngày để trị ho
2Trị ho bằng mật ong và nước ấm
Để trị ho bằng mật ong đơn giản, bạn cũng có thể pha loãng 1 muỗng mật ong với 1 cốc nước ấm rồi uống vào mỗi sáng và tối. Sau vài ngày, mật ong sẽ làm dịu cổ họng, không gây đau rát và giảm các cơn ho.
Bạn có thể trị ho bằng cách uống mật ong hòa với nước ấm mỗi sáng và tối
3Trị ho bằng mật ong và gừng
Gừng theo Đông y có vị cay, tính ấm và khả năng kháng khuẩn cao nên thường giúp làm giảm ngứa, đau rát cổ khi bị viêm họng hoặc ho. Khi kết hợp mật ong và gừng sẽ giúp gia tăng công dụng kháng khuẩn, giúp người bệnh giảm ngay chứng ho.
Cách thực hiện:
- Làm sạch, thái nhỏ gừng. Sau đó, đun sôi gừng đã thái với khoảng 100ml nước.
- Rót nước gừng đã nấu ra cốc, cho thêm 1 - 2 thìa mật ong, khuấy đều và sử dụng.
- Bạn có thể sử dụng nước gừng pha mật ong khoảng 3 - 4 lần/ngày giúp trị ho hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn hỗn hợp gừng ngâm mật ong dễ dàng cho việc sử dụng:
- Làm sạch gừng và thái nhỏ gừng thành sợi hoặc lát mỏng.
- Đem ngâm với khoảng 20g mật ong trong thời gian 1 tuần là có thể sử dụng được.
- Khi sử dụng, bạn cho 1 thìa gừng ngâm mật ong vào 1 cốc nước ấm, khuấy đều và uống. Hãy uống 3 - 4 lần mỗi tuần để mang đến hiệu quả trị ho như mong muốn.
Kết hợp mật ong và gừng sẽ giúp tăng công dụng kháng khuẩn, giúp giảm ho
4Trị ho bằng mật ong và chanh
Chanh chứa nhiều vitamin C mang lại tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng và đau họng hiệu quả. Kết hợp chanh tươi và mật ong là một phương pháp trị ho có đờm an toàn và hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cắt lát mỏng 1 - 2 quả chanh đã rửa sạch.
- Trộn đều chanh đã cắt với mật ong.
- Bạn nên ngậm 2 - 3 lát chanh mật ong mỗi ngày cho đến khi tình trạng ho được cải thiện.
Kết hợp chanh tươi và mật ong là một phương pháp trị ho có đờm hiệu quả
5Trị ho bằng mật ong và quất
Một cách giảm ho khan, ho có đờm, dai dẳng khác là kết hợp mật ong và quất.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch khoảng 3 - 4 quả quất xanh, cắt đôi và cho vào bát.
- Cho thêm khoảng 3 thìa cà phê mật ong đến khi ngập phần quất và trộn đều.
- Đem hỗn hợp trên đi hấp trong 10 - 15 phút đến khi quất nhuyễn và quyện đều với mật ong.
- Bạn có thể ngậm hỗn hợp quất mật ong và nuốt từ từ. Ngoài ra bạn cũng có thể chiết lấy phần dịch, uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm giúp giảm ho, đau rát họng.
Một cách giảm ho khan, ho có đờm là kết hợp mật ong và quất
6Trị ho bằng mật ong và hẹ
Theo Đông y, hẹ có vị cay, lúc sống có tính ấm nhưng khi nấu chín lại mang tính ôn giúp giải độc, long đờm rất tốt. Sự kết hợp giữa hẹ với mật ong lành tính, giúp diệt khuẩn, giảm ngay triệu chứng ho, đau họng dai dẳng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 5 - 10 lá hẹ, để ráo nước và thái nhỏ, cho vào bát.
- Trộn ngập đều lá hẹ đã thái với mật ong.
- Hấp cách thủy hỗn hợp hẹ với mật ong trong vòng 10 phút đến khi hẹ mềm.
- Chắt lấy nước để uống 3 lần/ngày, mỗi lần 2 muỗng cà phê.
Sự kết hợp giữa hẹ với mật ong lành tính, giúp diệt khuẩn, giảm ngay triệu chứng ho
7Trị ho bằng mật ong và tỏi
Tỏi có khả năng kháng khuẩn nên khi kết hợp với mật ong cho ra bài thuốc chữa bệnh ho hiệu quả lại vừa có tác dụng phòng ngừa bệnh.
Cách thực hiện:
- Bóc sạch vỏ tỏi, đập dập và cho vào bát.
- Thêm mật ong vào bát đến khi ngập tỏi, trộn đều.
- Hấp cách thủy tỏi và mật ong trong vòng 20 phút.
- Bạn có thể dùng khoảng 2 thìa mật ong tỏi, 3 lần/ngày để mang lại hiệu quả trị ho.
Tỏi kết hợp với mật ong cho ra bài thuốc chữa bệnh ho hiệu quả
8Trị ho bằng mật ong và củ cải trắng
Củ cải trắng theo Đông y là dược liệu có tính mát, giúp long đờm, giảm ho, chữa khàn hoặc mất tiếng do ho quá nhiều. Hơn nữa, củ cải trắng chứa nhiều vitamin và chất xơ giúp làm ẩm niêm mạc họng, giảm đau rát họng, kích thích tái tạo tổn thương đường thở.
Do đó, khi kết hợp mật ong cùng củ cải trắng gia tăng khả năng trị ho hiệu quả nhưng chỉ thích hợp cho trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ, rửa sạch và ép lấy nước 1 củ cải trắng.
- Gừng bỏ vỏ, băm nhỏ.
- Nấu chung nước ép cải trắng và gừng đến khi sôi 10 phút. Thêm mật ong vào và khuấy đều đến khi hỗn hợp sôi trở lại.
- Lọc bỏ phần xác gừng, phần nước để nguội và bảo quản ngăn mát dùng dần. Khi sử dụng có thể pha chung với một ít nước ấm để không gây kích ứng cổ họng.
- Trẻ em sử dụng mỗi lần 3ml, người lớn 5ml, 2 lần/ ngày trong ít nhất 3 ngày để cải thiện tình trạng ho có đờm.
Mật ong cùng củ cải trắng giúp gia tăng khả năng trị ho hiệu quả
9Trị ho bằng mật ong và tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ và mật ong cũng mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị viêm họng nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn.
Cách thực hiện:
- Hòa tan tinh bột nghệ với lượng nước vừa đủ. Đem hỗn hợp đun trong vòng 10 - 15 phút.
- Thêm mật ong vào trộn đều và sử dụng.
- Bạn có thể uống 2 lần mỗi ngày vào các buổi sáng và tối.
Tinh bột nghệ và mật ong mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị viêm họng
10Trị ho bằng mật ong và giấm táo
Nồng độ acid cao trong giấm táo có thể giúp diệt khuẩn nên sử dụng chung với mật ong sẽ giúp ngăn ngừa bệnh phát triển, giảm nhẹ các cơn ho,…
Cách thực hiện:
- Trộn đều giấm táo và mật ong.
- Bạn có thể sử dụng 1 thìa cà phê hỗn hợp mật ong và giấm táo một lần, cách 3 giờ dùng một lần để đạt hiệu quả trị ho cao nhất.
Nồng độ acid cao trong giấm táo sử dụng chung với mật ong giúp ngăn ngừa bệnh, giảm nhẹ các cơn ho
11Ai không nên uống mật ong
Người bị bệnh tiểu đường
Đối với những bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2 cần phải hạn chế tiêu thụ các thực phẩm làm tăng đường huyết trong cơ thể.
Trong khi đó, mỗi 100g mật ong lại chứa đến 1g dextrin, 40g fructose và 2g sucrose. Do đó, khi tiêu thụ mật ong, người bệnh tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu càng tăng cao, gây trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
Người bệnh tiểu đường dùng mật ong khiến lượng đường trong máu càng tăng cao
Người bị thừa cân, mắc bệnh béo phì
Ở những người bị thừa cân, béo phì, việc kiểm soát cân nặng là điều cần thiết nên càng thu nạp thêm đường sẽ khiến họ mập hơn. Do đó, những đối tượng này cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, không nên uống mật ong vì mật ong chứa lượng đường cao.
Mật ong chứa lượng đường cao nên không dùng cho người béo phì, thừa cân
Trẻ em dưới 1 tuổi
Trong quá trình sản xuất và vận chuyển, mật ong có thể dễ nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum, tạo ra độc tố Botulinum Toxin gây đau đầu và khó thở. Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn thiện để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn này nên dễ bị mắc bệnh Botulism.
Do đó, mật ong là một trong những loại thực phẩm mà trẻ em dưới 1 tuổi nên tránh.
Mật ong là một trong những loại thực phẩm mà trẻ em dưới 1 tuổi nên tránh
Người bị xơ gan
Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương liên tục trong một thời gian dài, thoái hóa và biến đổi thành mô xơ.
Đối với những người bị xơ gan, monosaccharide có trong mật ong làm tăng hoạt động khiến gan sẽ càng mệt mỏi và bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn.
Người bị xơ gan dùng mật ong có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn
Người bị huyết áp cao
Khi sử dụng mật ong, nồng độ đường trong máu gia tăng, động mạch hoạt động căng thẳng dẫn đến huyết áp cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người bị cao huyết áp vì nó sẽ tăng áp lực lên động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch thậm chí là đột quỵ.
Do đó, không nên sử dụng mật ong ở những người bị cao huyết áp.
Không nên sử dụng mật ong ở những người bị cao huyết áp
Người bị huyết áp thấp và đường trong máu thấp
Acetylcholine có trong mật ong khi sử dụng có khả năng làm giảm huyết áp. Do đó, những người có chỉ số đường và huyết áp thấp được khuyến cáo không nên dùng mật ong để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.
Những người có chỉ số đường và huyết áp thấp được khuyến cáo không nên dùng mật ong
Người rối loạn tiêu hóa
Các thành phần trong mật ong có thể làm tăng axit trong dạ dày, từ đó khiến những người có tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng, khó chịu và đau bụng nhiều hơn.
Dùng mật ong có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng
Phụ nữ có thai
Mật ong là thực phẩm có thể tác động đến quá trình sinh sản, đồng thời thu hẹp kích thước của tử cung ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, phụ nữ có thai được khuyên không nên sử dụng mật ong.
Phụ nữ có thai được khuyên không nên sử dụng mật ong
Người mới phẫu thuật
Đối với những người mới phẫu thuật, cơ thể thường yếu hơn, khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng bị giảm sút và cần có thời gian phục hồi. Trong khi đó, mật ong lại là thực phẩm giàu dinh dưỡng nên khi sử dụng có thể gây nên tình trạng chướng gan, đầy hơi, khó tiêu vì thức ăn không được tiêu hóa và hấp thu đúng cách.
Hơn nữa, mật ong còn có thể chứa vi khuẩn Clostridium Botulinum khiến vết thương hậu phẫu có khả năng dễ bị nhiễm trùng và lâu hồi phục.
Mật ong giàu dinh dưỡng nên người mới phẫu thuật có thể không tiêu hóa và hấp thu được
Người dễ bị dị ứng
Phấn hoa trong mật ong đôi khi là tác nhân gây dị ứng cho người dùng. Vì thế, nếu bạn có cơ địa dễ bị dị ứng nên tránh dùng mật ong cũng như các sản phẩm liên quan đến mật ong.
Người có cơ địa dễ bị dị ứng nên tránh dùng mật ong
12Một số lưu ý khi trị ho bằng mật ong
Cách sử dụng mật ong hiệu quả
Trị ho bằng mật ong là một phương pháp đơn giản, được rất nhiều người tin dùng và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ và cũng cần tuân thủ một số thói quen ăn uống để mang lại hiệu quả:
- Sử dụng mật ong trị ho cần kiên trì, áp dụng đều đặn mỗi ngày.
- Cơ địa của mỗi người bệnh sẽ có những đáp ứng và thời gian điều trị khác nhau.
- Nên lựa chọn mua mật ong tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.
- Trẻ em dưới 12 tháng tuổi cùng những trường hợp đặc biệt như người tiểu đường, huyết áp thấp, vừa tiến hành phẫu thuật, dị ứng,... không nên sử dụng mật ong trị ho.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ, cay nóng gây kích ứng vòm họng.
- Hạn chế uống nước lạnh, hút thuốc lá,... khiến quá trình điều trị lâu khỏi.
- Đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ họng và vệ sinh mũi họng.
Sử dụng mật ong trị ho cần kiên trì, áp dụng đều đặn mỗi ngày
Không nên pha mật ong với nước sôi
Trong mật ong có chứa nhiều enzyme, vitamin và khoáng chất nên khi sử dụng cùng nước sôi sẽ bị mất màu sắc và mùi vị tự nhiên. Hơn nữa, khi pha mật ong với nước sôi trên 60 độ C có thể phá vỡ các thành phần dinh dưỡng và sinh ra một chất độc tự nhiên là Hydroxymethyl Furfuraldehyde (HMF) ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Vì vậy chỉ nên sử dụng mật ong với nước ấm dưới 55 độ C.
Nước sôi có thể phá vỡ thành phần dinh dưỡng và thay đổi mùi vị mật ong
Không uống mật ong khi mới ngủ dậy hoặc lúc đang đói
Khi mới ngủ dậy, sử dụng mật ong có thể làm tăng lượng axit dạ dày khiến bạn dễ đau bụng và tiêu chảy. Vì thế, bạn nên uống khoảng 30 phút sau khi ngủ dậy.
Ngoài ra, việc sử dụng mật ong giúp trung hòa axit dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, uống mật ong khi đói, không có thức ăn để tiêu hóa gây co bóp nhiều hơn và để lại những tác động không tốt cho dạ dày.
Bạn nên uống mật ong khoảng 30 phút sau khi ngủ dậy
Không sử dụng cùng với các sản phẩm chế biến từ đậu
Khi sử dụng chung mật ong với các sản phẩm chế biến từ đậu, enzyme trong mật ong có thể kết hợp với đạm, axit hữu cơ, khoáng chất trong đậu gây ra phản ứng sinh hóa ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Enzyme trong mật ong có thể tác dụng với thành phần của đậu gây hại đối với sức khỏe
Mật ong kỵ hải sản
Mật ong khi sử dụng cùng các loại hải sản như tôm, cá,... có thể gây kích thích đường ruột. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Mật ong khi sử dụng cùng các loại hải sản có thể gây kích thích đường ruột
Không uống mật ong với thuốc cảm
Khi dùng chung với thuốc cảm, mật ong sẽ làm giảm sự hấp thu của thuốc vào cơ thể. Hơn nữa, thuốc cảm cũng gây cản trở lượng dưỡng chất trong mật ong được hấp thụ hết. Vì thế, không nên sử dụng mật ong và thuốc cảm cùng nhau.
Mật ong có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc vào cơ thể
Cách nhận biết mật ong nguyên chất và mật ong pha trộn
Bạn có thể nhận biết mật ong nguyên chất và mật ong pha trộn qua các cách đơn giản sau:
- Kiểm tra với nước: Cho một thìa mật ong vào nước, nếu mật ong nguyên chất sẽ lắng xuống đáy cốc còn loại pha trộn sẽ hòa tan trong nước.
- Dùng khăn giấy: Nhỏ một giọt mật ong lên khăn giấy, mật ong nguyên chất sẽ không thấm qua giấy còn mật ong pha loãng sẽ có hiện tượng thấm vào giấy.
- Sử dụng bánh mì: Mật ong pha trộn khi phết lên bánh mì sẽ làm bánh mì mềm hơn mật ong nguyên chất lại khiến bánh mì bị cứng và giòn.
- Sử dụng giấm: Khi pha mật ong với giấm, nếu thấy bọt, đó có thể là dấu hiệu của mật ong đã bị nhiễm tạp chất.
- Kiểm tra nhiệt: Khi đun nóng, mật ong pha sẽ có hiện tượng nổi bong bóng còng mật ong nguyên chất sẽ bị đông lại.
Bạn có thể nhận biết mật ong nguyên chất và mật ong pha trộn bằng khăn giấy
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những cách trị ho đơn giản và hiệu quả tại nhà với mật ong. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng mật ong khi có thai hoặc bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, dị ứng, rối loạn tiêu hóa,... Chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!