Trong bối cảnh rất nhiều trường đại học hướng tới đào tạo đa ngành, đa nghề. Ngành Luật ngày càng trở nên phổ biến và được giảng dạy ở nhiều trường đại học khác nhau. Điều này sẽ khiến các teen lớp 12 có mong muốn học luật băn khoăn trong việc chọn trường để theo học. Bài viết dưới đây sẽ review về ngành Luật tại Đại học Luật Hà Nội - Một ngôi trường nổi tiếng về đào tạo lên những luật sư nổi tiếng của cả nước.
1. Ngành Luật là gì?
Để hiểu được ngành Luật là gì, trước tiên chúng ta cần biết Pháp luật là gì? Luật pháp là hệ thống các quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và chính là nhân tố điều chỉnh quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích giai cấp.
Có rất nhiều Bộ luật ở nhiều lĩnh vực như: Luật thuế, Luật Dân sự, Luật hình sự, Luật Đất đai, Luật Giao thông…Mỗi một Bộ luật đều có những quy định dựa trên các lĩnh vực đó và đảm bảo không có sự mâu thuẫn với nhau. Những người làm những việc sai trái, vi phạm Pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định trong Bộ luật đó.
Như vậy, ta có thể hiểu người làm trong ngành Luật là những người có sự hiểu biết rõ nhất về Pháp luật, họ được gọi là những luật sư, chánh án, thẩm phán…Tùy vào những vị trí mà người làm ngành Luật có những nhiệm vụ khác nhau như:
- Luật sư: Làm các công việc tư vấn, đưa ra lời khuyên về Pháp luật; xử lý các vụ việc tranh chấp bằng cách thu thập và xử lý các tài liệu liên quan; bảo vệ khách hàng bằng việc tham gia bào chữa và tranh tụng trước tòa…
- Chánh án: Là người đứng đầu cơ quan xét xử, có trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, kiểm tra việc tuyên án của Thẩm phán khi xét xử một vụ án cụ thể.
- Thẩm phán: Là người có thẩm quyền xét xử trong một vụ vi phạm pháp luật đã được Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn hoặc một vụ kiện tranh chấp pháp lý.
2. Chương trình đào tạo ngành Luật tại HLU ra sao?
Với chương trình đào tạo đại học của Đại học Luật Hà Nội (HLU), sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội bên cạnh những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý.
Thời gian thực hiện và cấu trúc chương trình đào tạo ngành Luật tại HLU như sau:
- Thời gian đào tạo: 4 năm;
- Khối lượng kiến thức: 126 tín chỉ (26 tín chỉ khối kiến thức giáo dục đại cương; 90 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; 10 tín chỉ khóa luận tốt nghiệp).
Cấu trúc học phần theo lộ trình 4 năm như sau:
3. Mức điểm chuẩn ngành Luật tại HLU
Điểm chuẩn ngành Luật tại Đại học Luật Hà Nội (HLU) năm 2021 có sự khác nhau giữa từng tổ hợp xét tuyển. Tuy nhiên, dù ở tổ hợp nào mức điểm cũng khá cao so với mặt bằng chung ngành Luật tại các trường đại học khác. Cụ thể về mức điểm với phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT như sau:
4. Cơ hội việc làm của Cử nhân Luật tại HLU
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế, các công ty có sự chuẩn bị trước về việc phát hiện sớm rủi ro nhằm giảm bớt được những thiệt hại, nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Luật là rất lớn. Con số đó có thể lên tới hàng chục nghìn luật sư, thẩm phán hay công chứng viên. Đây chính là cơ hội lớn về việc làm cho sinh viên ngành Luật trên thị trường nói chung và của Đại học Luật Hà Nội nói riêng.
Tại HLU, ngay từ những năm tháng sinh viên, nhà trường đã tổ chức những ngày hội việc làm để thu hút các công ty luật có nhu cầu tuyển nhân sự, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên nhà trường. Không những vậy, sinh viên HLU còn có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp lớn, những cơ quan tổ chức của nhà nước để học tập và trau dồi kỹ năng làm việc. Đây chính là lý do sinh viên Luật của HLU luôn được đánh giá rất cao về kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn, khả năng ham học hỏi trau dồi kiến thức và phát triển bản thân.
Trên đây là những review về ngành Luật tại Đại học Hà Nội, mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các teen lớp 12 dễ dàng hơn trong việc lựa chọn ngành nghề và đặt nguyện vọng trong đợt xét tuyển sắp tới.