Mạng LAN (Local Area Network) là một hệ thống mạng máy tính nội bộ để kết nối mọi thiết bị trong cùng một khu vực nhất định như cùng doanh nghiệp, trường hợp hay tòa nhà. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm mạng LAN là gì và công dụng, các loại kết nối mạng LAN phổ biến, hãy cùng LPTech tìm hiểu sâu hơn ở bài viết này nhé!
Mạng LAN là gì?
LAN trong mạng LAN là viết tắt của cụm từ Local Area Network hay còn gọi là mạng cục bộ. Đây là một loại mạng máy tính cho phép kết nối các thiết bị trong một khu vực hạn chế, chẳng hạn như trong một văn phòng, tòa nhà, hoặc một khu vực nhỏ hơn.
Mạng LAN giúp các thiết bị như máy tính, máy in và thiết bị lưu trữ dữ liệu giao tiếp và chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đặc điểm nổi bật của mạng LAN là tốc độ truyền dữ liệu cao và độ tin cậy lớn, giúp người dùng thực hiện các tác vụ mà không gặp phải tình trạng chậm trễ.
Mạng LAN thường sử dụng công nghệ ethernet hoặc wifi để kết nối các thiết bị, giúp người dùng có thể kết nối một cách linh hoạt và tiện lợi. Trong môi trường làm việc, mạng LAN không chỉ hỗ trợ kết nối Internet mà còn cho phép chia sẻ tài nguyên như file, máy in và các dịch vụ khác.
> Tìm hiểu về khái niệm chung:Mạng máy tính là gì? Thành phần, cấu tạo và lợi ích của mạng máy tính
Cấu trúc của mạng LAN
Cấu trúc của mạng LAN thường bao gồm các thành phần chính như sau:
Máy trạm
Máy trạm hay còn gọi là workstation, là tập hợp các thiết bị máy vi tính bao gồm máy tính cá nhân, laptop, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Các máy trạm kết nối với nhau vào mạng LAN để truy cập tài nguyên hoặc giao tiếp qua lại giữa các thiết bị khác trong mạng.
Card giao tiếp và mạng driver
Card giao tiếp mạng là phần cứng được cài đặt trong máy tính để kết nối với hệ thống mạng LAN. Driver là phần mềm điều khiển được cài vào hệ thống quản lý và điều khiển card giao tiếp mạng.
Switch trong mạng LAN
Switch là thiết bị để kết nối máy tính và thiết bị khác trong hệ thống mạng LAN. Thành phần này có khả năng chuyển tiếp dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác trong mạng LAN. Switch có nhiều cổng mạng LAN ở mặt sau để kết nối các thiết bị trong mạng.
Cáp mạng
Đây là thành phần được dùng để kết nối các thiết bị trong mạng LAN. Cáp mạng có nhiều loại bao gồm cáp ethernet, cáp đồng trục, cáp quang,... tùy theo công nghệ mạng mà người dùng sử dụng.
Router
Router là thiết bị mạng được dùng để kết nối mạng LAN với mạng LAN hay các loại mạng khác đang có. Thành phần này có chức năng định tuyến dữ liệu giữa cá mạng khác nhau và điều khiển lưu lượng đang có của mạng. Router thường có nhiều cổng mạng LAN ở mặt sau để kết nối nhiều thiết bị với nhau.
Phần mềm hệ điều hành mạng
Server (máy chủ) trong mạng LAN được dùng để cài đặt các phần mềm hệ điều hành mạng bao gồm Windows Server, Linux hoặc MacOS để quản lý và cung cấp dịch vụ mạng như: lưu trữ, chia sẻ dữ liệu và quản lý thông tin người dùng.
Phạm vi sử dụng của mạng LAN
Với khả năng kết nối trong phạm vi hẹp, Mạng LAN thường được sử dụng phổ biến trong các điều kiện không gian không quá rộng và không có quá nhiều người như:
- Doanh nghiệp: Trong các công ty, mạng LAN giúp các nhân viên chia sẻ dữ liệu, truy cập máy in chung và sử dụng các ứng dụng doanh nghiệp một cách hiệu quả.
- Trường học: Mạng LAN trong trường học cho phép học sinh và giáo viên truy cập tài liệu học tập, sử dụng máy tính và các thiết bị đa phương tiện.
- Nhà riêng: Nhiều gia đình sử dụng mạng LAN để kết nối các thiết bị như laptop, điện thoại, và thiết bị giải trí, tạo ra một môi trường giải trí đa dạng.
- Các tổ chức phi lợi nhuận và cộng đồng: Mạng LAN giúp các tổ chức này duy trì liên lạc và chia sẻ tài nguyên, tăng cường khả năng hoạt động của họ.
Các loại kết nối mạng LAN
Mạng LAN có thể sử dụng nhiều loại kết nối khác nhau, mỗi loại kết nối có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy việc chọn lựa loại kết nối phù hợp là rất quan trọng:
- Kết nối có dây: Sử dụng cáp ethernet để kết nối các thiết bị. Kết nối có dây thường ổn định hơn và có tốc độ truyền tải cao hơn, rất thích hợp cho các môi trường yêu cầu hiệu suất cao.
- Kết nối không dây (Wifi): Sử dụng sóng radio để kết nối các thiết bị mà không cần cáp. Kết nối không dây giúp người dùng dễ dàng di chuyển và linh hoạt trong không gian.
- Kết nối hỗn hợp: Một số mạng LAN kết hợp cả kết nối có dây và không dây, tạo điều kiện cho việc sử dụng linh hoạt tùy theo nhu cầu của người dùng.
Một điều cần lưu ý để có thể kết nối có dây là thiết bị điện tử kết nối LAN còn cần có trang bị cổng kết nối. Đối với máy tính để bàn thì cổng này thường nằm ở mặt sau của case CPU trong khi laptop thì thường được trang bị ở hai bên.
Các kiểu Topology của mạng LAN
Mạng LAN có thể được thiết kế theo nhiều hình thức khác nhau, như cấu trúc hình sao (star), hình vòng (ring), hoặc hình bus, tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô của tổ chức.
Star Topology
Đây là loại topology hình sao, dùng để kết nối trực tiếp vào cùng một trung tâm điều khiển (thông thường chính là switch).
Ưu điểm:
- Dễ dàng quản lý và cài đặt dữ liệu.
- Khi thiết bị hỏng hóc không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống mạng LAN.
- Phù hợp cho hệ thống mạng nhỏ.
Nhược điểm:
- Một khi switch bị sự cố thì toàn bộ mạng sẽ bị ảnh hưởng.
- Khả năng mở rộng có thể sẽ bị hạn chế.
- Yêu cầu của dây cáp nhiều hơn so với mô hình vòng.
Ring Topology
Đây là mô hình mạng LAN hình vòng, trong đó các thiết bị kết nối thành vòng kín, dữ liệu sẽ được truyền từ thiết bị này sang thiết bị khác theo chiều của kim đồng hồ.
Ưu điểm:
- Khả năng chia sẻ dữ liệu tốt hơn mô hình vòng.
- Khả năng mở rộng dễ dàng hơn.
- Thích hợp cho hệ thống máy tính có độ tin cậy cao.
Nhược điểm:
- Khi một thiết bị gặp sự cố sẽ làm toàn hệ thống bị gián đoạn.
- Quy trình vận hành và quản lý phức tạp hơn những mô hình topology hình sao.
Linear Bus Topology
Đây là mạng định tuyến trong đó máy tính được kết nối trên một đường trục cáp chính, hai đầu cáp được bịt lại bằng thiết bị terminator.
Ưu điểm:
- Phù hợp cho hệ thống mạng ít thiết bị.
- Dễ dàng lắp đặt và tiết kiệm chi phí.
- Dữ liệu truyền đi theo chiều cố định, hạn chế xung độ.
Nhược điểm:
- Khi cáp chính xảy ra lỗi, toàn bộ hệ thống sẽ bị gián đoạn theo.
- Khó mở rộng và quản lý mạng lớn hơn.
Công dụng của mạng LAN
Mạng LAN mang lại nhiều lợi ích cho người dùng và tổ chức, bao gồm:
- Chia sẻ tài nguyên: Mạng LAN cho phép nhiều người dùng truy cập chung vào tài nguyên như máy in, máy chủ và file, giúp tiết kiệm chi phí và tăng cường hiệu quả làm việc.
- Tăng cường giao tiếp: Nhờ có mạng LAN, các nhân viên có thể giao tiếp và phối hợp công việc dễ dàng hơn thông qua email, chat và các ứng dụng làm việc nhóm.
- Quản lý dữ liệu: Mạng LAN giúp tổ chức lưu trữ và quản lý dữ liệu một cách tập trung, dễ dàng truy cập và bảo vệ thông tin quan trọng.
- Bảo mật: Mạng LAN cho phép tổ chức thiết lập các biện pháp bảo mật cơ sở dữ liệu, kiểm soát quyền truy cập, và giữ an toàn các thông tin nhạy cảm.
- Tăng cường hiệu suất làm việc: Với tốc độ truyền dữ liệu cao, mạng LAN giúp tăng cường hiệu suất làm việc, giảm thời gian xử lý và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Ngoài ra, mạng LAN còn đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ web hosting bởi khả năng tạo nên nền tảng hạ tầng kết nối các máy chủ và làm thiết bị lưu trữ, giúp đảm bảo cho website hoạt động ổn định và hiệu quả.
Nhìn chung, mạng LAN có nhiều lợi ích đối với việc lưu trữ, truyền đi dữ liệu hay bảo mật và quản lý mạng dễ dàng. Vì thế, mạng LAN được ứng dụng phổ biến vào trong môi trường làm việc hiện đại.
Qua bài viết trên đây, LPTech hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về mạng LAN cũng như cấu tạo và những lợi ích của nó. Nếu thấy hay hãy để lại một đánh giá 5 sao và chia sẻ ngay đến với bạn bè trong ngành công nghệ thông tin nhé.
Đừng quên LPTech luôn là cái tên uy tín nếu bạn cần tìm hiểu thêm kiến thức trong lĩnh vực công nghệ và SEO. LPTech cũng là đơn vị uy tín với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kết website và lập trình ứng dụng.