Đất Hà thành nổi tiếng với món chả viên nướng, bún chả nướng nức danh khắp xa gần. Còn gì tuyệt vời hơn vào một chiều se lạnh được ngồi bên bạn bè thưởng thức món chả nướng và bún chấm nóng hổi. Đây chắc chắn là trải nghiệm tuyệt vời không lẫn vào đâu được.
Theo đó, chả nướng được coi là linh hồn của món bún chả chất lượng này. Đây là món nước vô cùng quen thuộc mang được dùng cho bữa sáng, bữa trưa hay buổi tối tùy thích.
Món ăn ngon nhưng lại dễ chế biến nếu nắm được công thức và cách làm chi tiết. Cùng tìm hiểu cách làm chả viên nướng thơm ngon dưới đây để tìm kiếm được bữa ăn ngon.
Chắc chắn rằng với những chia sẻ của JAMJA’s Blog dưới đây sẽ giúp gia đình bạn đổi bữa dịp cuối tuần. Còn chần chừ gì nữa mà không tìm hiểu ngay.
Công thức chả viên truyền thống của người Hà Thành gồm có thịt lợn băm nhuyễn, ướp trộn với tiêu, muối, nước mắm ngon, đường, hành khô băm nhuyễn và mỡ nước/ dầu thực vật. Còn công thức được giới thiệu sau đây đã được biến tấu đi một chút, nhưng mùi và hương vị món ăn chắc chắn không chê vào đâu được.
Xem thêm:
Món chả nướng nghe đơn giản mà khi làm cũng phải thật khéo từ khâu lựa chọn thịt đến cách bắc thịt lên nướng.
Dùng thịt nạc vai làm món chả viên nướng đã là truyền thống từ lâu đời vì phần nạc vai chắc thịt, không nhiều sớ, độ rắn chắc vừa phải, không quá mềm hay quá cứng. Khi băm nhuyễn rồi nặn thành viên, miếng chả nặn lên chắc hơn khi làm những phần thịt còn lại.
Khi chọn thịt, bạn nên chọn những miếng mặt ngoài có lớp màng khô, bề mặt hơi se lại. Ở mặt cắt của thịt có màu hồng sáng, thớ thịt săn, độ đàn hồi tốt là khi lấy ngón tay ấn vào thịt khi buông ra không để lại vết móng tay. Ngoài ra để thịt viên nướng được mềm bạn nên mua them ít mỡ xay cùng. Mỡ có màu sáng, độ chắc và có mùi thơm đặc trưng.
- Thịt mua về rửa sạch, dung giấy thấm khô. Dùng máy xay, cho thịt vào xay nhuyễn hoặc thủ công tự tay băm băm nhuyễn thịt. Ngoài ra, bạn có thể nhờ người bán xay giúp thịt nhé. Nhưng chắc chắn một điều, thịt xay phải thật nhuyễn.
Chưng nước hàng sẽ giúp thịt khi nướng có màu đẹp hơn, do đó bạn không nên bỏ qua bước này nhé.
- Chuẩn bị 2 đến 3 thìa đường và khoảng 40 ml nước (khoảng 2/3 bát ăn cơm).
- Bắc chảo hoặc nồi lên bếp, để lửa vừa. Cho 10 ml nước vào nồi cùng với đường. Bạn cứ để đường chảy. Khi trong nồi xuất hiện những lớp bịt khí thì bạn dung đũa khuấy đều. Sau khi đường chảy hết và màu nước đường chuyển sang màu đậm dần giống màu cánh gián thì bạn đổ thêm 40 ml nước vào. Lưu ý là đổ nhẹ tay và cẩn thận, tránh cho nước đường bắn ra ngoài gây bỏng.
Xem thêm:
- Hành khô bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ. Ngoài ra tùy khẩu vị mỗi người sẽ cho thêm hành hoa thái nhỏ hoặc ướp thịt với nước cốt sả. Như vậy món ăn sau khi thành phẩm có những hương vị nhất định.
- Cho thịt vào âu lớn. Ướp thịt với nước mắm, gia vị, nước hàng, đường, hành khô băm nhỏ, dầu hào và tiêu xay. Bạn nên ướp thịt ít nhất 2 tiếng cho thịt ngấm. Thịt ướp càng lâu khi nướng sẽ càng ngon và thơm hơn. Nếu được, bạn nên để thịt ướp khoảng 8 tiếng (sang hôm sau ăn thì ướp qua đêm, còn để đến tối ăn thì sang ướp) là ngon nhất.
- Sau đó, bạn đem thịt nặn thành từng viên vừa ăn. Trong quá trình nặn nếu thịt có vẻ hơi khô, bạn trộn thêm chút mỡ nước sao cho thịt dễ dàng kết dính với nhau. Rồi nặn thịt thành cỡ hai ngón tay, nhấn viên thịt sao cho hơi dẹt lại. Tiếp đó xếp thịt lên vỉ nướng.
Khâu nướng gần như là khâu quyết định độ ngon của món ăn.
- Sau khi mồi than, bạn bắt đầu bắc vỉ nướng lên bếp. Phần than nướng thịt không nên hồng quá. Lửa than quá hồng sẽ làm mỡ ở trong chả chảy hết xuống làm cháy xém bề ngoài thịt, khiến ta lầm tưởng rằng viên thịt đã chín nhưng thật ra bên trong nhiều khi vẫn còn hồng, chưa chín hẳn
Bạn nên dùng một lượng than nướng vừa đủ, để liu riu. Khi nướng, dung quạt phe phẩy cho than hồng vừa phải, thành ra mỡ trong chả không bị mất nhiều. Chả nướng âm ỉ, không bị cháy. Bề ngoài thịt se vào, chín tới mà bên trong vẫn giữ được vị ngọt của thịt.
Nếu không có bếp than, bạn có thể nướng thịt bằng lò nướng. Bật lò ở nhiệt độ khoảng 190 đến 200 độ C, nướng ở khay thứ hai từ dưới lên. Thời gian nướng tùy chỉnh. Dùng một lớp giấy bạc độ dài rộng bằng với khay nướng, cho từng viên thịt lên khay, xếp vừa đủ, không nên quá nhiều. Trong quá trình nướng, bạn nên để ý khay nướng, tránh thịt nướng quá lâu dẫn đến bị khô.
Một cách nướng nữa là nướng bằng chảo. Cách này cho sản phẩm kém hương vị hơn nhưng vẫn đảm bảo về mùi vị cơ bản. Chảo nướng nên là chảo chống dính, giúp viên thịt không bị vỡ ra. Bắc chảo lên bếp để lửa to, rồi cho thịt vào chảo. Bạn không nên cho nhiều viên thịt vào cùng một lúc, mỗi viên cách nhau một khoảng, như vậy lửa nhiệt được trải đều. Thịt nướng theo cách này có thể ra nước một chút nhưng sau đó sẽ khô lại. Sau một mặt chín, bạn lật mặt lại phết thêm lần dầu tránh cho thịt dễ bị khô.
Dù chưa thấy mặt, chỉ mới ngửi thấy thôi đã thấy nao lòng trước những gắp chả nướng. Khi ăn, dùng kèm với nước chấm êm lừ: nước mắm thơm, giấm pha vừa tầm, thêm tí cay cay của tiêu với ớt là tuyệt nhất.
Cách làm chả viên nướng tuy có chút cầu kỳ và tỉ mỉ nhưng bù lại thành quả sẽ thơm ngon, đẹp mắt chẳng thua kém gì các cửa hàng bún chả nổi tiếng. Chúc các bạn thành công!
comments
Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/cach-lam-cha-vien-nuong-a37162.html