Ngũ cốc nguyên hạt, rau họ cải, cá béo, các loại đậu… là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, nên tham khảo nếu bạn vẫn chưa biết bệnh nhân ung thư nên ăn gì. Điều quan trọng là cần đảm bảo hấp thu đầy đủ dưỡng chất thiết yếu để hỗ trợ cơ thể chống lại tế bào ác tính.
Bệnh nhân bị ung thư nên ăn gì? Quá trình điều trị ung thư có thể dẫn đến sự thay đổi về khẩu vị và trọng lượng cơ thể, do đó chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đúng và đủ năng lượng đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với bệnh nhân đang hóa trị, xạ trị. Dinh dưỡng hợp lý, cân bằng mang đến nhiều lợi ích như sau:
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tập trung cung cấp cho cơ thể đầy đủ và đa dạng dưỡng chất (1). Cơ thể càng khỏe mạnh thì hiệu quả điều trị bệnh sẽ càng được nâng cao. Vậy, bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Dưới đây là 10 nhóm thực phẩm có lợi, lành mạnh, người bệnh ung thư nên thêm vào thực đơn hằng ngày:
Trước khi bắt đầu điều trị ung thư, người bệnh nên bổ sung đầy đủ protein (chất đạm) vào chế độ ăn uống để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiểu cơ hoặc mất cơ do. Đây là tình trạng thường gặp do bệnh lý ung thư hoặc tác dụng phụ từ các phương pháp điều trị (2). Một số thực phẩm chứa protein lành mạnh nên thay đổi trong thực đơn hàng ngày bao gồm:
Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa là nhóm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, người bệnh ung thư nên cân nhắc bổ sung vào chế độ ăn uống. Trong đó, mỡ cá và cá mỡ rất giàu hàm lượng axit béo omega-3, giúp chống viêm và ổn định chức năng tim mạch. Các loại dầu ô liu, dầu mè, dầu hạt nho và quả óc chó, trái bơ … cũng chứa những loại chất béo cần thiết cho cơ thể. (3)
Bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Người bệnh ung thư có thể ăn tinh bột, nhưng nên ưu tiên thực phẩm chế biến tối thiểu như gạo lứt nâu, lúa mì nguyên hạt, nguyên cám, yến mạch… Những loại này có chứa chất xơ hòa tan, giúp duy trì lợi khuẩn đường ruột đồng thời thúc đẩy sản xuất các axit béo chuỗi ngắn (SCFA), giúp hỗ trợ mọi hoạt động từ trao đổi chất đến sửa chữa tế bào.
Vitamin và khoáng chất hỗ trợ quá trình sản xuất enzyme trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng miễn dịch và giảm viêm. Do đó, người bệnh đang trong quá trình điều trị ung thư cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất này, đặc biệt là vitamin D, thường có trong sữa, sữa chua, các loại cá béo, dầu gan cá, hàu, tôm,…
Nếu người bệnh đang thắc mắc bệnh nhân ung thư nên ăn gì, nhất định không nên bỏ qua một số gợi ý hữu ích sau đây:
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt nâu, lúa mì, gạo, yến mạch, diêm mạch… rất giàu chất xơ, phytochemical, vitamin B và protein. Trong đó, chất xơ có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư gan, bệnh tim mạch, đái tháo đường loại 2. Ngoài ra, thực phẩm này cũng rất có lợi cho người bệnh ung thư đang trong và sau điều trị, giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, tăng hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.
Bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Các loại rau cải là một trong số các thự phẩm người bệnh ung thư nên ăn. Các loại rau họ cải, bao gồm cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ trắng và bắp cải rất giàu thành phần dinh dưỡng. Đặc biệt, bông cải xanh cung cấp một lượng vitamin C dồi dào, đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhóm thực phẩm này cũng chứa nhiều sulforaphane (một hợp chất thực vật), có tác dụng cải thiện sức khỏe não bộ. Sulforaphane giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, đặc biệt có lợi cho người bệnh trong quá trình hoá trị điều trị ung thư.
Người bị ung thư nên ăn gì? Nên ăn táo vì táo rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ, kali và vitamin C. Tất cả những thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi ở bệnh nhân ung thư.
Ngoài ra, chất xơ trong táo còn thúc đẩy thức ăn, nước uống di chuyển qua đường tiêu hóa một cách dễ dàng, thuận lợi, tránh táo bón, khó tiêu… Trong khi đó, kali trong táo ảnh hưởng đến sự cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước - một tác dụng phụ thường gặp trong quá trình hoá trị. Vitamin C cũng hoạt động tương tự như một chất chống oxy hóa, hỗ trợ chức năng miễn dịch và chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
Các loại quả mọng như việt quất xanh, mâm xôi đen, nam việt quất… được khuyến khích thêm vào chế độ ăn của người bệnh ung thư bởi có đặc tính chống oxy hóa, giúp kiểm soát triệu chứng bệnh. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này cũng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa, ung thư tuyến tiền liệt, gan, tuyến tụy, phổi…
Người bệnh ung thư nên ăn gì? Người bệnh ung thư cũng nên ăn bưởi. Đây là loại trái cây chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Loại trái cây này rất dồi dào vitamin C, tiền vitamin A, kali và một số hợp chất có lợi khác như lycopene. Cụ thể, lycopene là một carotenoid có đặc tính chống ung thư mạnh, có thể làm giảm một số tác dụng phụ nhất định của các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị.
Nước ép bưởi được khuyến khích thêm vào thực đơn hàng ngày của người bệnh để kích thích tăng lưu lượng máu đến não, đặc biệt tốt cho bệnh nhân đang hóa trị não. Tuy nhiên, bưởi có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc nhất định, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vào chế độ ăn để tránh xảy ra phản ứng không mong muốn.
Cà rốt có chứa beta-carotene, là một chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ màng tế bào khỏi tổn thương do độc tố và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn cung cấp vitamin và các chất phytochemical khác, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, thực quản, dạ dày, ung thư cổ tử cung…
Thành phần dinh dưỡng đồng thời cũng chứa falcarinol, tác dụng hỗ trợ cơ thể hạn chế quá trình phát triển khối u ở bệnh nhân ung thư. Đặc biệt, cà rốt nấu chín cung cấp nhiều chất chống oxy hóa hơn cà rốt sống. Vitamin A có bản chất tan trong dầu, khi nấu chín cà rốt với dầu mỡ hoăc thịt sẽ giúp lượng vitamin này được sử dụng triệt để. Khi chế biến hấp hoặc luộc, người bệnh nên để nguyên củ, sau đó nấu chín mới cắt nhỏ để tránh hao hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là falcarinol.
Để thay đổi thực đơn và bổ sung thêm dinh dưỡng, người bệnh ung thư có thể ăn hai đến ba khẩu phần cá béo mỗi tuần trong quá trình hóa trị. Nhóm thực phẩm này là nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3 vô cùng dồi dào, giúp hỗ trợ sức khỏe não bộ và kháng viêm. Ngoài ra, việc bổ sung nhiều protein và chất béo lành mạnh từ cá béo cũng giúp hạn chế tình trạng sụt cân mất kiểm soát khi điều trị.
Nhóm dưỡng chất này thường có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi. Thành phần cũng chứa nhiều vitamin D, cần thiết cho sự phát triển của xương và sức khỏe hệ miễn dịch thích hợp.
Bệnh nhân ung thư nên ăn gì? Hãy thêm quả óc chó vào thực đơn. Quả óc chó rất giàu chất chống oxy hóa, bao gồm melatonin, γ-tocopherol và carotenoids. Thành phần đồng thời cũng chứa nhiều loại phytosterol, đặc biệt là β-sitosterol, polyphenol, ellagitannin và chất xơ. Những dưỡng chất này đều có lợi cho quá trình điều trị ung thư và là chất chống oxy đóng góp quá trình ngăn ngừa bệnh ung thư ở người khoẻ mạnh.
Người bị bệnh ung thư nên ăn gì? Nên ăn các loại đậu vì chúng rất giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất, đặc biệt tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư. Trong đó, đậu đen có chứa nhiều axit béo butyrate trên một vài nghiên cứu cho thấy hiệu quả giúp chống lại sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết.
Các loại trà như trà xanh, trà đen, trà oolong… đều giàu chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Trong khi đó, trà gừng được khuyến khích sử dụng như một thức uống giúp giảm triệu chứng buồn nôn. Ngoài ra, các loại trà cũng được thêm vào thực đơn của bệnh nhân ung thư để giúp cải thiện chức năng miễn dịch và loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Người bệnh ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên viên dinh dưỡng trước khi xây dựng chế độ ăn uống, nhằm đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, kiểm soát tác dụng phụ và tránh gây ra các phản ứng không mong muốn với thuốc, phương pháp điều trị… Cụ thể như sau:
Trên đây là những thông tin góp phần giải đáp thắc mắc bệnh nhân ung thư nên ăn gì, những nhóm thực phẩm được khuyến khích thêm vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ cải thiện bệnh. Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh ung thư có thêm nhiều cập nhật hữu ích để xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể và hỗ trợ điều trị, kiểm soát bệnh ung thư hiệu quả.
Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/cac-mon-an-danh-cho-nguoi-ung-thu-a37253.html