Kỹ thuật bơm Surfactant trong điều trị suy hô hấp sơ sinh

Bơm Surfactant là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Từ đó, trẻ sơ sinh bị suy hô hấp có thêm cơ hội sống sót và phát triển khỏe mạnh.

Kỹ thuật bơm Surfactant

Kỹ thuật bơm Surfactant là gì?

Bơm Surfactant (Chất hoạt động bề mặt phổi) là một kỹ thuật cung cấp Surfactant vào phổi của trẻ sơ sinh để làm giảm sức căng bề mặt phế nang, ngăn ngừa xẹp phổi và cải thiện độ đàn hồi của phổi. (1)

Surfactant là chất lót bề mặt phổi, đây là một phức hợp phospholipid và lipoprotein được sản xuất bởi tế bào phế nang loại II. Sự sản xuất surfactant bắt đầu từ khoảng tuần thứ 24 đến tuần 28 của thai kỳ và đạt mức đủ để hỗ trợ hô hấp tự nhiên cho trẻ vào khoảng 34 đến 36 tuần tuổi thai.

Năm 2023, Hiệp hội Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo, tất cả các trẻ sinh non cần được bác sĩ sơ sinh hồi sức, hỗ trợ hô hấp ngay lập tức nếu có chỉ định. Các trẻ cực non nên được hỗ trợ bằng thở áp lực dương liên tục qua mũi. Bơm Surfactant được thực hiện sớm khi có chỉ định sẽ là giải pháp giúp giảm tỷ lệ đặt nội khí quản.

Trẻ sẽ được bơm Surfactant liều đầu trong vòng vài giờ đầu tiên, tốt nhất là trong hai giờ đầu. Nếu trẻ sơ sinh không đáp ứng tốt với liều đầu, liều thứ hai sẽ được thực hiện trong vòng 6 - 12 giờ tiếp theo.

Trẻ sinh non tháng cần được hỗ trợ hô hấp
Trẻ sinh non tháng cần được hỗ trợ hô hấp ngay từ khi mới chào đời.

Nguyên nhân gây thiếu Surfactant

Nguyên nhân thiếu Surfactant là do tế bào phế nang loại 2 chưa hoàn thiện, hoặc tế bào phế nang loại 2 bị ức chế hoạt động.

Thiếu hụt Surfactant nguyên phát là một tình trạng thường gặp ở trẻ sinh non do tế bào phế nang loại 2 chưa hoàn thiện. Tình trạng này gây ra hội chứng nguy kịch hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh, còn gọi là bệnh màng trong.

Trẻ có biểu hiện thở gắng sức, thở co lõm ngực, rên rỉ, cánh mũi phập phồng… dẫn đến nhiều biến chứng như tràn khí màng phổi, xuất huyết phổi, xuất huyết não… và tử vong sơ sinh. Khi trẻ được bơm Surfactant sớm, suy hô hấp cải thiện, trẻ sẽ giảm nguy cơ bệnh nặng và biến chứng.

Ngoài ra thiếu hụt Surfactant thứ phát cũng gặp ở các trẻ đủ tháng và gần đủ tháng với tỉ lệ ít hơn so với trẻ sinh non. Nguyên nhân vì tế bào phế nang loại 2 bị bất hoạt và chất surfactant bị phá hủy, trong các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm phổi hít phân su, viêm phổi nặng, xuất huyết phổi…

Các yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu hụt Surfactant:

Các yếu tố làm giảm nguy cơ thiếu hụt Surfactant:

Lợi ích của liệu pháp Surfactant

Các lợi ích mang tại từ liệu pháp Surfactant:

Chỉ định dùng Surfactant

Hiện nay, chỉ định thực hiện bơm Surfactant được thực hiện khi:

Chống chỉ định bơm Surfactant

Phương pháp bơm Surfactant không dùng cho các trường hợp:

Kỹ thuật bơm surfactant mang đến nhiều cơ hội sống sót
Kỹ thuật bơm surfactant mang đến nhiều cơ hội sống sót và giảm tỷ lệ mắc các biến chứng về hô hấp cho trẻ sinh non.

Bơm Surfactant trong điều trị suy hô hấp sơ sinh

Surfactant được bơm vào phổi ở dạng lỏng, qua ống nội khí quản hoặc qua ống thông nhỏ được đặt vào khí quản. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bơm Surfactant bằng một trong hai kỹ thuật sau:

1. Kỹ thuật INSURE (INtubation-SURfactant-Extubation: Đặt nội khí quản - Bơm Surfactant - Rút nội khí quản)

Kỹ thuật INSURE được áp dụng cho trẻ sơ sinh suy hô hấp chưa đặt nội khí quản thở máy có tác dụng giảm nguy cơ thở máy xâm lấn, từ đó hạn chế nguy cơ gặp biến chứng do thở máy.

Thực hiện

2. Kỹ thuật LISA/MIST (Less Invase Surfactant Administration/Minimally Invase Surfactant Therapy: Bơm surfactant ít xâm lấn).

Đây là một kỹ thuật ít xâm lấn và được ưa chuộng hơn so với kỹ thuật INSURE, giảm biến chứng liên quan đến nội khí quản và tổn thương phổi do thông khí cơ học qua nội khí quản. Với điều kiện trẻ tự thở hiệu quả với thở máy không xâm lấn. Bệnh nhi được bơm surfactant thông qua một ống thông nhỏ đặt vào khí quản.

Thực hiện:

Tai biến - biến chứng của bơm Surfactant

Bơm Surfactant vẫn có thể xảy ra một số biến chứng như:

So với lợi ích do kỹ thuật bơm Surfactant, nguy cơ biến chứng trên là không đáng kể và có thể khắc phục được.

Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm Sơ sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:

Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về kỹ thuật bơm Surfactant trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Kỹ thuật thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu trong môi trường có sẵn các thiết bị đặt nội khí quản và hồi sức sơ sinh.

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/cham-soc-e-gai-benh-a37437.html