Giống như mẩn ngứa ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, mẩn ngứa ở cổ cũng gây ra nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì và cách xử lý ra sao? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
Nổi mẩn ngứa ở cổ có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, không giới hạn độ tuổi. Ngoài việc nổi các đốm đỏ trên vùng da cổ và cảm giác ngứa, người bệnh có thể bị sưng tấy, đau, nóng, khô da cổ. Tình trạng này ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý khác nếu không được quan tâm đúng mức.
Tự nhiên nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ có thể xuất phát từ yếu tố bên ngoài không quá đáng ngại. Nhưng cũng không thể loại trừ đây là dấu hiệu của bệnh lý không thể chủ quan.
Không giữ gìn vệ sinh vùng cổ sẽ khiến bụi bẩn, mồ hôi tích tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, siêu vi, nấm tấn công. Ngược lại, tắm rửa quá nhiều lần, dùng chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến cho vùng da cổ bị khô, mất đi lượng dầu tự nhiên. Từ đó dẫn tới ngứa ngáy, khó chịu.
Bị ngứa ở cổ, đỏ, sưng tấy cũng có thể do ảnh hưởng của môi trường. Vùng da cổ có thể bị quá mẫn với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào vùng da cổ trong một thời gian dài cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
Vùng da cổ có thể tiếp xúc với một số yếu tố gây kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm, bụi kim loại, bụi gỗ, khói độc, lông vật nuôi, côn trùng…. Chúng sẽ khiến người bệnh bị mẩn ngứa ở cổ. Bên cạnh đó, dị ứng thực phẩm như: Lạc, hải sản, nấm… cũng có thể gây ra hiện tượng này, không chỉ ở cổ mà còn ở các vùng khác của cơ thể.
Câu trả lời phổ biến cho mẩn ngứa ở cổ là bệnh gì chính là các vấn đề liên quan tới da. Bệnh lý có thể kể tới là: Vảy nến, chàm, ghẻ, hắc lào… Đặc biệt, nếu không được điều trị đúng cách, người bệnh gãi nhiều có thể khiến nốt sần đỏ lan rộng, nhiễm trùng, để lại sẹo. Bên cạnh đó, viêm da cơ địa, rôm sảy thường khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở cổ.
Gan là cơ quan thiết yếu của cơ thể với nhiều chức năng. Trong đó phải kể tới việc lọc và đào thải các chất độc từ thực phẩm ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi chức năng này bị suy giảm, chất độc sẽ tích tụ bên trong cơ thể. Biểu hiện lâm sàng là các nốt sần ngứa mẩn đỏ trên da. Đi kèm với đó là kém ăn, vàng da và mắt, chảy máu chân răng, bầm tím da khi va chạm, mệt mỏi… Khi chức năng gan bất thường, hiện tượng mẩn ngứa sẽ lặp đi lặp lại.
>Đừng bỏ lỡ: Cấu tạo và chức năng của gan - Những điều có thể bạn chưa biết
Việc mắc phải một số bệnh lý sẽ có biểu hiện bao gồm cả mẩn đỏ ngứa ở cổ. Người bệnh đôi khi bỏ qua các dấu hiệu khác mà chỉ để ý tới tình trạng ở cổ vì nó dễ nhận ra hơn.
Thiếu máu do thiếu sắt: Tình trạng này không chỉ gây tác động lên da mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của cơ thể.
Bệnh đa xơ cứng: Hệ miễn dịch suy giảm tạo cơ hội cho virus tấn công vào tủy sống và thần kinh.
Bệnh tiểu đường: Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây kích thích dây thần kinh. Quá trình đào thảo độc tố qua da sẽ bị rối loạn. Da lúc này sẽ khô, ngứa, bong vảy.
Tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ở cổ có thể xuất hiện bất ngờ và tự biến mất. Nó cũng có thể cải thiện nhờ quá trình tự chăm sóc. Tuy nhiên, một số trường hợp sau cần tới gặp bác sĩ:
- Cổ bị nổi mẩn ngứa kéo dài hơn 1 tuần.
- Ngứa dữ dội, vùng mẩn đỏ lan rộng.
- Không đáp ứng với quá trình chăm sóc tại nhà.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày, công việc và giấc ngủ.
- Đi kèm các triệu chứng: Sốt, giảm cân đột ngột, khó thở, đau đầu, cứng khớp, mệt mỏi…
Để xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp chẩn đoán sau:
- Khám lâm sàng: Xem xét các biểu hiện trên da. Hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh, loại thuốc, mỹ phẩm đang sử dụng, đồ ăn gần đây.
- Test dị ứng da: Đánh giá độ mẫn cảm của da, phát hiện dị ứng.
- Test huyết thanh: Tiêm huyết thanh của chính người bệnh vào da để xác định bệnh mạn tính tự phát.
- Xét nghiệm máu: Chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu do thiếu sắt, bệnh tiểu đường.
- Xét nghiệm chức năng gan, thận, tuyến giáp: Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này nếu nghi ngờ cổ bị ngứa mẩn đỏ là do bệnh lý tại các cơ quan này.
- Chụp X-quang ngực: Phát hiện sự bất thường của hạch bạch huyết.
Việc lựa chọn cách chữa mẩn ngứa ở cổ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và thể trạng của từng người. Một số phương pháp giúp giảm bớt triệu chứng để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Bác sĩ điều trị sẽ là người chỉ định loại thuốc phù hợp. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc. Một số loại thuốc có thể được kê đơn là:
- Thuốc kháng histamine: Promethazin, Loratadin, Desloratadin… Giảm bớt tình trạng dị ứng do ức chế chất trung gian gây dị ứng. Lưu ý là thuốc có thể gây buồn ngủ nên cần cân nhắc khi sử dụng trong thời gian làm việc.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Pimecrolimus, Tacrolimus… Giúp kiểm soát các biểu hiện nặng của bệnh dị ứng.
- Thuốc chống trầm cảm ở liều thấp
- Kem corticosteroid dùng để giảm tình trạng viêm nhiễm trên da.
- Kem dưỡng ẩm, gel làm mát da: Cấp ẩm, làm dịu cơn ngứa
Trong một số trường hợp mẩn ngứa nổi cục ở cổ mạn tính có thể được chỉ định. Ánh sáng cực tím với bước sóng phù hợp sẽ được chiếu vào vùng da cổ. Từ đó giảm cảm giác ngứa và kích thích da tự hồi phục.
Trong dân gian có nhiều cách trị mẩn ngứa ở cổ. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí và có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Để đảm bảo an toàn, đặc biệt là đối với trẻ bị mẩn ngứa ở cổ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Chườm lạnh: Dùng túi đá, khăn lạnh chườm lên vùng cổ có thể giúp giảm ngứa tạm thời. Tuy nhiên, cần lưu ý để tránh bị nhiễm lạnh và không chườm lên vết thương hở.
Bột yến mạch: Bột yến mạch sẽ giúp làm dịu vùng da cổ, giảm ngứa, sưng đỏ. Bạn có thể hòa bột yến mạch vào nước tắm. Hoặc pha hỗn hợp sệt bột yến mạch với nước ấm rồi đắp lên vùng da cổ.
Baking soda: Hòa 2 thìa baking soda vào nước tắm sẽ giúp giảm bớt cảm giác ngứa tại cổ.
Lá khế: Loại lá này giúp giảm tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ở cổ. Lấy 1 nắm lá khế rửa sạch, ngâm với nước muối trong 15 phút. Sau đó giã nát với muối hạt. Rửa sạch vùng da ở cổ sau đó đắp lá khế giã nát lên trong 15 phút. Rửa lại bằng nước sạch.
Rau má: Rau má có tác dụng mát gan, giải độc, thanh lọc cơ thể. Lấy một nắm rau má rửa sạch, ngâm muối loãng rồi đem ép lấy nước uống. Phần bã đắp lên vùng cổ bị mẩn ngứa, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị cũng như dự phòng mẩn ngứa ở cổ, chuyên gia khuyên bạn:
- Tránh chạm tay, gãi, chà xát mạnh vùng cổ. Bởi nó sẽ càng làm tổn thương da, thậm chí gây nhiễm trùng.
- Giữ vệ sinh cơ thể. Tắm bằng nước ấm. Ngay cả mùa đông, bạn cũng không nên tắm nước quá nóng vì nó khiến da bị khô, ngứa.
- Sử dụng máy tạo ẩm để giúp da bớt khô hơn.
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ. Khi dùng một loại mỹ phẩm mới hãy thử trước với mặt trong của cổ tay.
- Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu sợi tự nhiên.
- Bổ sung trái cây, rau xanh vào khẩu phần hàng ngày. Hạn chế rượu bia, thức uống chứa cồn.
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Giảm tối đa căng thẳng.
Những thông tin về mẩn ngứa ở cổ trên đây chỉ mang tính tham khảo. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần theo sát biểu hiện của cơ thể. Đồng thời cũng không nên quá lo lắng bởi điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới khả năng phục hồi. Nếu cần tư vấn hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.
XEM THÊM
Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/ngua-vung-da-co-a38181.html