SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN

Cây ngái hay sung dại mọc hoang rất nhiều ngoài tự nhiên. Trong dân gian từ lâu đã quen dùng dược liệu này để trị mụn nhọt, sốt rét, trĩ nội trĩ ngoại hay kiết lị, sỏi thận. Nhiều người còn cho rằng nó còn có tác dụng tốt đối với việc loại bỏ phong thấp, giảm đau ở xương… Thế nhưng, cũng không ít ý kiến cho rằng quả ngái gây ngộ độc. Vậy thực hư công hiệu và độc tố của chúng thế nào, bài viết sau sẽ nêu chi tiết.

Hình ảnh cây ngái ngoài tự nhiên
Hình ảnh cây ngái ngoài tự nhiên

Cây ngái là cây gì?

Ngái là một loại sung dại được mô tả lần đầu tiên trong tài liệu hiện đại vào năm 1972. Theo đó, nó có danh pháp khoa học là Ficus Hispida L.f, họ Dâu tằm (Moraceae).

Trong dân gian, người Việt gọi là sung ngái, ngái sung, sung rừng hay sung dại. Còn trong tiếng Tày nó có tên là mạy mọt, tiếng Dao thì là Chị cu điăng. Người Cadong trên dãy Trường Sơn - Tây Nguyên đặt cho chúng cái tên Loong tốt. Trong một vài tài liệu y học cổ truyền phương Bắc, sung dại được ghi chép là Dã vô hoa.

Đây là loài cây mọc dại khá dễ nhầm lẫn với một số loại sung và cây vả. Nhiều người cho rằng quả ngái không ăn được như sung, vì nó có độc. Thế nhưng nhiều nơi lại dùng những bộ phận của cây này để trị bệnh.

Mô tả dược liệu

Do có lá, quả đều rất giống với sung và vả nên bạn cần nhận biết rõ hình ảnh cây ngái ra sao để phân biệt. Chúng có đặc điểm:

Ngoài ra, trên cây ngái thường có nhiều tầm gửi “sống nhờ”. Chúng được gọi là tầm gửi cây ngái, cũng có tác dụng chữa nhiều bệnh. Những cây này cư trú càng lâu năm thì càng hấp thu nhiều dưỡng chất của sung dại và trở nên có giá.

Phân biệt ngái, sung, vả

Trên thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn 3 loại cây này với nhau vì chúng rất tương đồng. Tuy nhiên, xét về cả ngoại hình và dược tính, nếu quan sát và thử nghiệm kỹ bạn sẽ thấy:

Ngái sung và vả rất dễ nhầm lẫn với nhau, nhưng nếu quan sát kỹ lá, quả thì có thể phân biệt được
Ngái sung và vả rất dễ nhầm lẫn với nhau, nhưng nếu quan sát kỹ lá, quả thì có thể phân biệt được

Đặc điểm phân bố

Loài cây này sinh tồn và chịu hạn rất tốt, do đó nó thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, nơi mọc tự nhiên của chúng lại gần nguồn nước như sông, suối. Tại Việt nam, ngái có mặt ở cả những cánh rừng nguyên sinh, thứ sinh, đồng bằng hay miền núi.

Ngày nay, những người nhân giống và gieo trồng ngái làm thuốc còn dùng cành già để giâm cho trồi, rễ mọc lên, tạo cây mới.

Bộ phận làm thuốc

Theo kinh nghiệm chữa bệnh của dân gian thì gần như mọi bộ phận của sung đều chữa bệnh được. Tuy nhiên cách bào chế mỗi phần là khác nhau, cụ thể như sau:

Nhiều bộ phận của cây này như búp non, lá, quả và vỏ rễ đều dùng làm dược liệu được
Nhiều bộ phận của cây này như búp non, lá, quả và vỏ rễ đều dùng làm dược liệu được

Ngoài các bộ phận của cây thì những dây tầm gửi trên cây này cũng được thu hoặc khi chúng đủ già. Tầm gửi cây sung thường được phơi khô, dùng theo cách sắc nước uống.

Cây ngái có tác dụng gì với sức khỏe?

Công dụng của sung rừng không chỉ được Y học cổ truyền, dân gian nhắc đến. Để giải đáp những câu hỏi lớn nhiều người đang nghi vấn, khoa học đã và đang phân tích, làm rõ dược tính của chúng.

Thành phần của cây ngái

Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, trong các bộ phận của cây ngái có chứa:

Công dụng trị bệnh của loại cây này không giới hạn ở đó. Từ những thành phần dược tính đã được tìm ra, các nhà khoa học còn đang tiếp tục nghiên cứu về tác dụng trị tiểu đường, ổn định đường huyết của ngái sung.

Tầm gửi hút dưỡng chất từ cây cũng cho hiệu quả trị bệnh
Tầm gửi hút dưỡng chất từ cây cũng cho hiệu quả trị bệnh

Tác dụng theo Đông y

Theo Y học cổ truyền, lá cây ngái hơi đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt, trừ thấp và hóa đờm. Dân gian và các thầy lang thường dùng để:

Cây ngái chữa bệnh gì? Những bài thuốc hay

Những bài thuốc nào từ cây ngái và tầm gửi của nó dùng trong điều trị bệnh? Rất nhiều mẹo dùng thuốc, công thức hay sau đây liên quan đến vị này có thể bạn chưa biết.

1. Các bài thuốc chữa trĩ

Người ta dùng lá của cây này (cũng như lá sung) để chữa trị tình trạng lòi dom do các búi trĩ nội, trĩ ngoại. Trong đó, có sự kết hợp giữa cách uống và xông hơi trị bệnh. Cụ thể có các bài:

Kiên trì thực hiện những cách chữa này không chỉ giúp búi trĩ co lại mà cảm giác đau rát cũng giảm. Người bệnh đi đại tiện ngày càng dễ dàng hơn.

Ngái sung chữa trĩ nội, trĩ ngoại đều hiệu quả
Ngái sung chữa trĩ nội, trĩ ngoại đều hiệu quả

Chú ý: Với cách xông hơi, bạn nên để nước không quá nóng. Bởi lẽ da ở hậu môn rất mỏng, dễ bị tổn thương. Ngoài ra, khi nước chỉ còn hơi ấm, bạn có thể dùng để rửa lại vùng chậu, tránh để nước vảy ra trước.

2. Trị bệnh ở thận

Các thầy thuốc Đông y và người dân nhiều địa phương còn dùng ngái để trị nhiều bệnh ở thận như sỏi thận, suy thận hay phù thận. Bên cạnh đó, tầm gửi ngái cũng được cho là có tác dụng tốt với tạng phủ này.

Để trị sỏi thận, người ta dùng ngái đã chín vàng. Không lấy quả ngái xanh làm thuốc vì nó chứa độc tố.

Cách làm như sau:

Trị sỏi thận

Thuốc chữa bệnh bí tiểu

Bệnh ở thận hoặc bàng quang có thể gây bí tiểu. Bên cạnh trị các nguyên nhân gây bệnh như làm tán sỏi, cải thiện chức năng thận, chúng ta cần dùng thuốc kích hoặc bàng quang, làm lợi tiểu, thông tiểu. Dân gian có cách:

Chữa phù, suy thận bằng tầm gửi lá ngái

Không thuộc bộ phận của ngái nhưng tầm gửi sống trên cây này hút dưỡng chất từ cây cũng cho tác dụng chữa bệnh. Dân gian nhiều nơi dùng tầm gửi ngái để trị phù, suy thận như sau:

3. Trị bệnh xương khớp

Sung ngái kết với với nhiều dược liệu khác có thể tạo ra nhiều bài thuốc trị bệnh ở xương khớp rất hiệu quả. Cụ thể có các cách:

người ta cũng dùng cây này để trị bệnh xương khớp
Người ta cũng dùng cây này để trị bệnh xương khớp

Người bệnh xương khớp bị nhức ở các khớp tay, chân và đau mỏi lưng. Đặc biệt là các cụ ông, cụ bà hoặc dân lao động, nhân viên văn phòng… thường xuyên khó chịu khi di chuyển. Trong Đông y có cách:

Bài thuốc 1

Bài thuốc 2

Bài thuốc 3

Thuốc này dùng cho người bệnh đau nhức và sưng ở khớp do nhiễm phong thấp. Nó có tác dụng giảm, đau, viêm, loại trừ sưng và hỗ trợ đi lại, làm mạnh gân cốt. Các vị thuốc gồm:

Bài thuốc này không sử dụng được cho phụ nữ có bầu, còn khi dùng cho trẻ nhỏ thì gia giảm mỗi vị đi 1 nửa.

4. Chữa phù thũng

Phù thũng là chứng bệnh trong Đông y có biểu hiện cơ thể tích nước, có dịch gây sưng phù ở bàn chân, tay, vùng bụng và ngực. Để trị tình trạng này, các thầy thuốc dùng các cách:

Cách 1

Cách 2

5. Ngái sung chữa tiêu chảy

Ngái sung chữa tiêu chảy chỉ sử dụng phần lá hoặc thân cây khô, tuyệt đối không ăn quả, cũng tránh dùng vỏ cây tươi. Bởi lẽ nhựa trong đó chứa độc tố, làm tăng mức độ tiêu chảy, lại kèm theo nôn mửa.

Không dùng quả ngái xanh để trị bệnh tiêu chảy
Không dùng quả ngái xanh để trị bệnh tiêu chảy

Khi bị ngộ độc thức ăn, bạn đau bụng kèm theo đại tiện phân lỏng liên tục. Đồng thời có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, nên dùng:

7. Chữa và phòng sốt rét

Một trong những tác dụng nữa của sung rừng (ngái) chính là trị bệnh sốt rét. Từ lâu, người dân miền núi đã biết sử dụng cây này, cùng với tầm gửi trên nó để làm thuốc như sau:

Cách 1

Cách 2

Lá ngái già, bị sâu bệnh không dùng để làm thuốc
Lá ngái già, bị sâu bệnh không dùng để làm thuốc

Cách 3

8. Mẹo chữa kiết lỵ

Người xưa còn dùng ngái để trị chứng đau quặn bụng, sốt cao do kiết lỵ. Nếu có biểu hiện này kèm theo phân dạng lỏng, chứa dịch nhầy và máu thì dùng:

9. Lá ngái chữa mụn đầu đinh

Mụn đầu đinh hay đinh râu mọc ở cằm gây sưng đau và có thể nguy hiểm nếu tự ý nặn. Nếu thấy xuất hiện mụn có đầu ngòi và mủ trắng, bạn nên xem kỹ xem có phải mụn đinh không. Khi biết chính xác đây là mụn đầu đinh thì dùng cách:

Có thể nói, các bộ phận của cây ngái chữa được khá nhiều bệnh. Nếu tìm hiểu kỹ cách dùng và áp dụng từ sớm, dược tính của chúng sẽ đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh nặng, bạn cần đi khám bác sĩ và hỏi kỹ bác sĩ nếu muốn chữa mẹo.

Lưu ý các dùng cây ngái chữa bệnh an toàn

Ngái sung là loại cây có chứa độc tố, vậy dùng có an toàn hay không, cần lưu ý gì? Để chữa bệnh bằng các bộ phận của chúng, bạn cần ghi nhớ:

Khi sử dụng ngái chữa bệnh, cần chú ý loại bỏ độc tố
Khi sử dụng ngái chữa bệnh, cần chú ý loại bỏ độc tố

Cây ngái mua ở đâu an toàn, giá tốt?

Là loại cây mọc hoang rất phổ biến ở nhiều nơi nhưng ngày nay, sự xuất hiện của nó cũng ít dần. Cùng với đó, con người cư trú ở thành thị, ít có điều kiện tiếp xúc và tự thu hái ngái ngoài tự nhiên hơn. Đặc biệt, họ không dành nhiều thời gian, hoặc thiếu sự trải nghiệm để nhận biết chính xác đâu lá cây ngái. Cho nên, khi có nhu cầu mua về sử dụng, nhiều người lúng túng, không rõ đâu là ngái thật, giá bao nhiêu thì hợp lý.

Để phục vụ nhu cầu làm thuốc chữa bệnh trong thời kỳ đất nông nghiệp, lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhiều vườn dược liệu đã sản xuất ngái và thu hái, bảo quản để bán ở dạng khô.

Mỗi kg các loại dược liệu từ cây ngái được bán trên thị trường hiện phổ biến ở khoảng 180.000 đồng đến 250.000 đồng. Bạn có thể tìm thấy trong hiệu thuốc Đông y, đại lý của các vườn dược liệu.

Để đảm bảo mua được thuốc chất lượng, giá tốt, chúng tôi khuyên bạn nên đến những cơ sở uy tín, có chứng nhận nguồn nguyên liệu đạt chuẩn GACP - WHO.

Nhìn chung, cây ngái mọc hoang, có độc nhưng là thuốc quý được sử dụng làm thuốc từ bao đời nay. Nhiều tình trạng bệnh đã được chữa khỏi chỉ bằng mẹo dùng đơn giản. Tuy nhiên, bạn đọc cần tham khảo kỹ cách dùng, tránh bị ngộ độc do dùng vị này.

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/qua-sung-rung-a38386.html