Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3: Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 có thể gây ra các triệu chứng nặng, làm sức khỏe người bệnh suy yếu, cản trở hoạt động thường ngày. Vậy nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 là gì, triệu chứng của bệnh ra sao?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã tiến triển đến giai đoạn 3 (giai đoạn nặng). Trong một thời gian dài, COPD được phân loại theo mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn phế quản, được đo bằng một xét nghiệm gọi là xét nghiệm đo chức năng hô hấp. (1)

Có 4 giai đoạn nghiêm trọng của tắc nghẽn phế quản từ dạng nhẹ (giai đoạn 1) đến dạng rất nặng (giai đoạn 4). Nhưng có những tiêu chí khác về mức độ nghiêm trọng như tần suất của các đợt trầm trọng và mức độ khó thở đã trải qua.

Theo hệ thống phân chia giai đoạn GOLD dành cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ở giai đoạn 3 chỉ số FEV1 (thể tích khí thở ra gắng sức trong 1 giây) trong chức năng hô hấp của người bệnh nằm ở mức từ 30 - 49% so với mức chỉ số FEV1 của người không bị COPD.

Chức năng phổi của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 đã bị suy giảm đáng kể. Khi thành của những túi phế nang trong phổi tiếp tục suy yếu, việc hấp thụ khí oxy (O2) cũng như loại bỏ khí carbon dioxide (CO2) trong lúc thở ra trở nên khó khăn hơn. Ở giai đoạn 3, hoạt động hàng ngày của người bệnh bị tác động do tình trạng khó thở. Lúc này, người bệnh có thể thường xuyên khó thở, dễ mệt hơn và hay ho khạc đàm.

Nguyên nhân gây phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 3

Tiếp xúc với các chất kích thích phổi, không khí ô nhiễm hay khói thuốc lâu dài có thể làm hỏng phổi, đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nói chung và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 nói riêng. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc COPD là một bệnh viêm mãn tính của phế quản, 85% ca bệnh xảy ra là do hút thuốc (chủ động hoặc thụ động).

Trong các trường hợp khác, nó được gây ra bởi sự tiếp xúc kéo dài với các sản phẩm độc hại hoặc ô nhiễm không khí. Khói thuốc lá là chất gây kích ứng phổ biến hơn cả. Ước tính một người khi hút thuốc hít phải hơn 7,000 hóa chất, trong đó có nhiều chất gây hại cho phổi. Các hóa chất này khiến đường thở bị thu hẹp, phá hủy những túi khí trong phổi, dẫn đến tình trạng sưng tấy. Tất cả các tác động này có thể góp phần gây ra bệnh COPD. (2)

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu, phổ biến
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu, phổ biến dẫn đến căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Một vài nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nói chung và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 nói riêng gồm có:

Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn nặng

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 (giai đoạn nặng) thường gặp một số vấn đề như:

Người bệnh cũng có thể gặp các vấn đề khác như:

Chứng khó thở diễn ra nặng hơn ở người bệnh copd giai đoạn 3
Chứng khó thở diễn ra nặng hơn ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3.

Cách chẩn đoán bệnh COPD giai đoạn 3

Người bệnh được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm đo phế dung để đánh giá tình trạng bệnh COPD có thay đổi hay không. Nếu kết quả hiển thị chỉ số FEV1 nằm trong khoảng 30 - 49% thì có nghĩa là người bệnh đang bị COPD giai đoạn 3. Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện những phương pháp xét nghiệm khác, ví dụ như kiểm tra nồng độ oxy trong máu. Hình thức kiểm tra này có thể cho thấy liệu pháp oxy có thể mang đến lợi ích hay không. (3)

Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm khác, bao gồm:

Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 3

Mặc dù không thể điều trị khỏi hoàn toàn tắc nghẽn phế quản trong COPD, nhưng có nhiều phương pháp điều trị giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Khi COPD được chẩn đoán sớm, có thể bắt đầu điều trị thích hợp để hạn chế tác động của bệnh.

Tất nhiên, ngừng nhiễm độc thuốc lá và tránh tiếp xúc với tất cả những độc tố có thể hít phải là bắt buộc. Đây là phương pháp điều trị đầu tiên. Tầm quan trọng của việc chống lại lối sống ít vận động phải được nhấn mạnh và những người bị COPD nên được khuyến khích duy trì hoạt động thể chất hoặc thậm chí cung cấp cho họ phục hồi chức năng hô hấp. Duy trì lối sống lành mạnh là điều cần thiết.

Việc phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp là bắt buộc với việc thực hiện thường xuyên một số loại vắc-xin. Tiêm phòng cúm hàng năm và tiêm phòng phế cầu khuẩn. Ngoài ra cũng nên đánh giá các bệnh đồng mắc gây giảm oxy máu khi ngủ hoặc tình trạng giảm thông khí khi ngủ như ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

1. Dùng thuốc

Tương tự như ở giai đoạn 2, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 thường sẽ được bác sĩ chỉ định tiếp tục dùng những loại thuốc giãn phế quản. Những loại thuốc này có tác dụng mở rộng đường thở. Qua đó cho phép nhiều không khí đi vào phổi hơn, giúp cơ thể người bệnh nhận được nhiều oxy hơn. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để chọn loại thuốc giãn phế quản phù hợp.

Người bệnh có thể cần dùng steroid, kháng sinh thường xuyên hơn để giúp kiểm soát những đợt bùng phát của COPD giai đoạn 3. Người bệnh cũng nhận được lời khuyên từ bác sĩ về việc luyện tập thể dục, áp dụng thói quen sống khoa học để giúp cải thiện sức khỏe.

Để giúp người bệnh thở dễ dàng hơn, bác sĩ có thể chỉ định bắt đầu áp dụng liệu pháp oxy. Cụ thể, người bệnh hít oxy thông qua mặt nạ/ống nhỏ đặt ngay bên trong mũi. Người bệnh chỉ có thể bắt đầu dùng liệu pháp oxy trong một số thời điểm nhất định, nhưng tần suất sử dụng thường tăng dần từ đó. Những phương pháp chữa trị khác gồm có:

2. Phẫu thuật

Trong các trường hợp khí phế thủng, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm phẫu thuật giảm thể tích phổi nhằm loại bỏ/chặn phần phổi đã mắc bệnh. Qua đó giúp cải thiện độ co giãn của phổi cũng như giảm bớt áp lực lên các cơ, hỗ trợ người bệnh thở tốt hơn.

Phương pháp phẫu thuật này không phù hợp với tất cả người bệnh nhưng có thể mang đến lợi ích cho những người bệnh COPD bị khí thũng. Bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được gọi là giảm thể tích phổi qua nội soi.

điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3
Phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3.

3. Cấy ghép

Nếu những phương pháp chữa trị khác không mang đến lợi ích, bác sĩ có thể chỉ định làm phẫu thuật cắt bỏ một/cả hai lá phổi của người bệnh, thay thế bằng phổi được hiến tặng. Phương pháp cấy ghép có thể được chỉ định cho những người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong nếu không cấy ghép.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 có thể đến thăm khám, chữa trị tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Hô hấp dày dặn kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, trang bị hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại như máy đo chức năng hô hấp KoKo 1000, máy đo đa ký hô hấp NOX A1, T3S, hệ thống chụp X-quang treo trần DigiRAD-FP, CT scan 728 lát… mang đến cho người bệnh trải nghiệm thăm khám, điều trị hiệu quả.

Các giai đoạn bệnh COPD khác ngoài giai đoạn nặng

Theo hệ thống phân chia giai đoạn GOPD dành cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, COPD được phân chia thành 4 giai đoạn từ nhẹ đến rất nặng dựa trên chỉ số FEV1. Thông qua chỉ số FEV1 bác sĩ có thể đánh giá mức độ thông thoáng của đường dẫn khí cũng như khả năng co giãn của phổi. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính càng nặng thì chỉ số FEV1 càng giảm đi.

Ngoài bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 (giai đoạn nặng) với chỉ số FEV1 ở mức từ 30 - 49% so với chỉ số FEV1 của người không bị COPD, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn được chia thành 3 giai đoạn khác, bao gồm:

Chăm sóc bệnh nhân tắc nghẽn phổi mạn tính ở giai đoạn 3

Dưới đây là một số cách chăm sóc người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3:

1. Chăm sóc dinh dưỡng và dùng thuốc

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 cần dùng thuốc
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

2. Chăm sóc tâm lý

3. Chăm sóc giảm nhẹ tình trạng khó thở

Các câu hỏi thường gặp về bệnh COPD giai đoạn 3

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 bao gồm:

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 sẽ sống được bao lâu?

Khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3, luồng khí lưu thông ra vào phổi sẽ bị hạn chế. Lúc này, triệu chứng khó thở xảy ra nghiêm trọng hơn (dù hoạt động nhẹ), người bệnh cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 sống được bao lâu còn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt, cơ địa… Nghiên cứu cho thấy, một người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 là nam giới, 65 tuổi, vẫn còn hút thuốc làm giảm 5,8 năm tuổi thọ.

2. Bị phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 cần chú ý gì?

Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Người bị bệnh copd giai đoạn 3 nên bỏ hút thuốc lá
Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 nên bỏ hút thuốc lá.
người bệnh copd giai đoạn 3 nên tiêm ngừa vắc xin
Người bị COPD nói chung hay người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 nói riêng nên tiêm ngừa vắc xin cúm hàng năm.

3. Vì sao cần phát hiện sớm bệnh COPD?

Việc phát hiện sớm COPD, tuân thủ phương hướng chữa trị dự phòng đúng cách là rất quan trọng. COPD là bệnh lý mạn tính, bạn phải chung sống với căn bệnh này suốt đời nếu mắc phải. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển nghiêm trọng dần theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời. Kiểm soát bệnh càng sớm thì càng ít có nguy cơ bị tổn thương phổi nặng, tránh để COPD tiến triển nhanh, giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ.

4. Khi nào nên đến cơ sở y tế?

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 cần được can thiệp y tế khi có tình trạng nặng hơn của các triệu chứng hô hấp thông thường hoặc cần can thiệp ngay lập tức khi gặp những triệu chứng đợt cấp nặng như:

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 cần tuân thủ phác đồ chữa trị của bác sĩ để cải thiện triệu chứng, nâng cao sức khỏe tổng thể. Mỗi người nên chủ động ngăn ngừa COPD từ sớm, hãy đến cơ sở y tế uy tín thăm khám ngay khi gặp dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/cac-duong-suc-tu-cua-dong-dien-thang-dai-co-dang-la-cac-duong-a38606.html