Các bước tự học design cơ bản cho người mới bắt đầu

Nếu có ý định phát triển sự nghiệp bằng con đường Thiết kế đồ họa, hoặc ít nhất, phát triển các kỹ năng design phục vụ cho công việc chuyên ngành mà bạn đang theo đuổi, hãy tham khảo các bước học design cơ bản cho người mới bắt đầu!

Bước 1: Tìm hiểu và quan sát

Muốn tự học design và trở thành một designer chính hiệu, không nhất thiết phải nhảy ngay vào Photoshop và thành thạo nó tức thì. Việc thuần thục Photoshop không giúp bạn trở thành một designer chuyên nghiệp, cũng giống như biết vẽ chưa chắc đã có thể là họa sĩ. Trước hết hãy học những kiến thức nền tảng.

Đầu tiên, bạn cần tập vẽ. Muốn học design, không nhất định phải vẽ thật đẹp, chỉ cần có một số kiến thức căn bản về mỹ thuật và khả năng phác thảo thành thạo những hình khối cơ bản. Gợi ý: bạn có thể mua quyển sách You Can Draw In 30 Days và tập luyện trong vòng 1 tháng. Đây được đánh giá là quyển sách hay nhất về hướng dẫn vẽ.

Tiếp đến, học một số nguyên lý đồ họa cơ bản. Sau khi đã có kiến thức vẽ nền tảng, các bạn phải học những nguyên lý đồ họa cơ bản. Gợi ý, bạn có thể mua quyển sách có nội dung truyện Cô bé quàng khăn đỏ với tên Picture This. Đây là một cuốn sách kết hợp giữa truyện kể và những kiến thức cơ bản của thiết kế đồ họa mà người học design nên biết: màu sắc, typography và thiết kế sử dụng lưới.

Hãy tập phác họa những hình khối cơ bản.

Điều phải tìm hiểu tiếp theo là một số kiến thức cơ bản về trải nghiệm người dùng. Gợi ý: The Design Of Everyday Things và Don’t Make Me Think là 2 quyển sách người học design nên đọc để hiểu về nhu cầu người dùng trước khi tạo ra sản phẩm “nhắm” đến họ.

Kế tiếp, một nội dung không học sẽ không biết làm sao để đạt hiệu quả cao nhất: Cách viết. Một designer giỏi sẽ giao tiếp hiệu quả với người dùng thông qua các từ ngữ chọn lọc đến mức tối giản. Lưu ý, hãy viết cho người bình thường đọc, đừng viết theo phong cách hàn lâm, khó hiểu. Gợi ý: Đọc cuốn Made To Stick hoặc tham khảo trang web Voice And Tone để biết làm thế nào để viết hay.

Bước 2: Học vẽ thiết kế với Photoshop và Illustrator

Khi đã có đủ các kiến thức nền tảng, người học design có thể bắt đầu tiến vào Photoshop! Nhưng có lẽ bạn nên học Illustrator trước rồi mới đến Photoshop.

Illustrator giúp người học design dễ dàng trong việc tạo ra logo và icon (gợi ý: đọc quyển Adobe Illustrator Classroom in a Book, Vector Basic Training). Còn với Photoshop, bạn có thể làm theo các hướng dẫn trên mạng (gợi ý: tham khảo trang web PSDTuts by TutsPlus) để biết có thể bắt đầu và phát triển kỹ năng photoshop của mình như thế nào thì hữu hiệu.

Photoshop-1
Photoshop: 1 trong các nội dung mà người học design phải thuần thục nhất để tạo ra được những tác phẩm thật “nghệ thuật”.

Bước 3: Nắm vững kiến thức chuyên ngành

Đó có thể là thiết kế Mobile App, Website hoặc Infographics… Xác định lĩnh vực bạn muốn theo đuổi, lựa chọn một, một vài, hoặc tất cả, và nỗ lực cho lựa chọn đó của bạn.

Khi học design logo, hãy bắt đầu bằng cách học cách tạo ra bộ nhận diện thương hiệu, từ cái đơn giản nhất là card visit (gợi ý: đọc cuốn Design Brand Identity). Khi học thiết kế Mobile App, hãy tạo ra một ứng dụng vừa có giao diện đẹp, vừa dễ sử dụng (gợi ý: đọc cuốn Tapworthy). Khi học thiết kế Web, hãy tạo ra một website dễ nhìn và dễ thao tác (gợi ý: đọc quyển Don’t Make Me Think, The Principles of Beautiful Web Design).

Lưu ý quan trọng, nếu bạn muốn trông mình “nhỉnh” hớn các designer khác, bạn phải biết một số kiến thức căn bản của nghề lập trình viên (thiết kế tương tác, HTML và CSS). Vị trí Designer trong lĩnh vực công nghệ (thiết kế tương tác, thiết kế web, thiết kế app) đang cực kì khan hiếm và được đãi ngộ cao. Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người học design ở vị trí/lĩnh vực này.

Bài viết được tổng hợp dựa trên bài viết gốc của Karen Cheng và bản dịch tiếng Việt của Lê Quang. Đây là một số kinh nghiệm tự học design khá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cảm thấy các nội dung trên khá khó khăn để tự học design, tự thực hành và nghi ngờ về kết quả thực sự mà nó mang lại, hãy tìm hiểu về ngành Thiết kế trong thời đại công nghiệp 4.0 dưới tên gọi Multimedia Design (Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện) tại FPT Arena Multimedia.

https://www.youtube.com/watch&time_continue=6&v=lTxDthyJM7A

Không dừng lại ở thiết kế app, thiết kế web, sinh viên ngành Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện còn được học cách làm phim hoạt hình - Một dự án phim ngắn khi kết thúc học kỳ 4 của sinh viên Multimedia Design tại FPT Arena.

Hoàng Nhung

Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT

FPT Arena Multimedia - https://arena.fpt.edu.vn

Câu hỏi thường gặp

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/hoc-design-a42954.html