Són tiểu ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Thống kê cho thấy, són tiểu ở nữ cao gấp 4 lần so với nam giới do liên quan đến việc mang thai, sinh nở và tiền mãn kinh. Nếu không được điều trị sớm và hiệu quả, són tiểu gây mặc cảm, mất tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng sống và công việc của chị em phụ nữ.

són tiểu ở nữ

Làm thế nào để cải thiện hiệu quả bệnh són tiểu ở phụ nữ? Chữa són tiểu ở phụ nữ bằng cách nào?… sẽ được chia sẻ bởi ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM trong bài viết dưới đây.

Són tiểu ở nữ là gì?

Són tiểu ở nữ là tình trạng nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài không theo ý muốn, trong y học gọi là tiểu không tự chủ hay tiểu không kiểm soát (tiếng Anh là Urinary Incontinence). Theo Hiệp hội Kiểm soát Quốc gia (The National Association for Continence), hơn 25 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị chứng són tiểu tạm thời hoặc mãn tính.

Hiện tượng són tiểu xảy ra khi cơ vòng bàng quang bị tăng áp lực đột ngột, không đủ khỏe mạnh để chèn ép niệu đạo đóng lại, dẫn đến nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài. Về mặt cơ quan giải phẫu, niệu đạo của nữ giới ngắn hơn so với nam giới. Đồng thời, thể trạng sức khỏe cùng những tác động bên ngoài khiến bệnh són tiểu ở phụ nữ phổ biến hơn. (1)

Lượng nước tiểu rò rỉ sẽ khác nhau phụ thuộc vào cơ địa và loại són tiểu phụ nữ mắc phải. Có 4 dạng són tiểu thường gặp ở nữ giới, bao gồm:

Tình trạng này có thể là triệu chứng riêng biệt, hoặc cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của một vài bệnh lý khác cần được thăm khám và chăm sóc y tế.

phụ nữ bị són tiểu
Người bị viêm khớp, gặp chấn thương, có khuyết tập… dễ bị són tiểu chức năng

Nguyên nhân gây són tiểu ở nữ giới

ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, són tiểu ở nữ có thể không phải là dấu hiệu của bệnh lý. Đó có thể là triệu chứng được gây ra bởi những thay đổi trong chức năng cơ thể do chế độ tập luyện, dinh dưỡng hoặc các loại thuốc đang sử dụng. (2)

Có thể kể đến một số nhóm nguyên nhân chính sau:

Chế độ tập luyện và vận động

Tính chất công việc khuân vác nặng nhọc, chế độ tập luyện ở cường độ cao như nâng tạ, chạy bộ, đạp xe… có thể khiến bàng quang chịu một áp lực lớn, suy yếu hệ thống nâng đỡ sàn chậu đối với đường tiểu dưới là bàng quang và niệu đạo dẫn đến hiện tượng són tiểu.

Xem thêm: Các bệnh lý cơ sàn chậu thường gặp

Các phản ứng đột ngột của cơ thể như ho, hắt hơi, cười, giật mình… cùng có thể khiến nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài không thể kiểm soát.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thường xuyên nạp vào cơ thể các loại đồ ăn và thức uống như rượu bia, caffeine, nước ngọt có gas, thức ăn chứa nhiều gia vị cay, ngọt, acid, sử dụng vitamin C liều cao… có thể kích thích bàng quang, làm tăng lượng nước tiểu, uống quá nhiều nước trên 3 lít/ngày cũng gây quá tải cho hệ thống tiết niệu, dễ xuất hiện tình trạng tiểu không kiểm soát.

Vì vậy, chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống bằng cách hạn chế hoặc loại bỏ nhóm thực phẩm kể trên sẽ giúp chị em tránh được chứng són tiểu.

Tác dụng phụ của thuốc

Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý như thuốc an thần, thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau… chị em có thể gặp phải triệu chứng són tiểu do tác dụng phụ của thuốc.

Khi triệu chứng són tiểu gây phiền toái, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống và công việc, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị khác phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, tình trạng són tiểu ở nữ giới là do những thay đổi thể chất bên trong cơ thể như:

Các yếu tố nguy cơ khác

Bác sĩ Thanh Tâm cho biết, bệnh són tiểu ở phụ nữ gấp 4 lần nam giới do có liên quan đến việc mang thai, sinh nở và mãn kinh. Phụ nữ sẽ tăng nguy cơ bị són tiểu nếu có một trong các yếu tố nguy cơ sau:

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác phải kể đến gồm:

Dấu hiệu phụ nữ bị tiểu són

Bác sĩ Thanh Tâm cho biết, mỗi người có thể gặp các triệu chứng són tiểu khác nhau. Chị em có thể nhận biết mình bị són tiểu nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

triệu chứng tiểu không kiểm soát

Són tiểu ở phụ nữ nguy hiểm như thế nào?

Bệnh són tiểu ở nữ nếu không được thăm khám sớm và điều trị hiệu quả có thể gây nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng sống và công việc, bao gồm:

“Tình trạng són tiểu càng kéo dài sẽ khiến chị em lo lắng, tự ti, mặc cảm vì sợ cơ thể có mùi hôi, ảnh hưởng đến chất lượng sống và công việc hàng ngày. Chính vì thế, khi nhận thấy các dấu hiệu són tiểu kể trên, chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp”, bác sĩ Thanh Tâm khuyến cáo.

Phương pháp chẩn đoán són tiểu

Để chẩn đoán chính xác tình trạng và đánh giá mức độ són tiểu ở nữ, bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng, ghi chép nhật lý bàng quang (lượng nước uống vào mỗi ngày, số lần đi tiểu trong ngày, lượng nước tiểu mỗi lần đi…) cùng các triệu chứng mà chị em gặp phải. (3)

bác sĩ thanh tâm
Chị em nên thăm khám ngay khi có triệu chứng són tiểu để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả

Tiếp đó, bác sĩ có thể chỉ định chị em tham gia một số xét nghiệm lâm sàng cơ bản để tìm ra nguyên nhân gây són tiểu. Chẳng hạn:

Chữa són tiểu ở phụ nữ như thế nào?

Bác sĩ Thanh Tâm cho biết, việc điều trị bệnh són tiểu ở phụ nữ tùy thuộc vào loại són tiểu và nguyên nhân gây ra. Bác sĩ ưu tiên chỉ định phương pháp điều trị tự nhiên không xâm lấn, chỉ khi những phương pháp này không phát huy hiệu quả mới cân nhắc tiến hành phương pháp điều trị khác. (4)

Tập luyện bàng quang

Dựa trên việc ghi chép nhật ký bàng quang, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều chỉnh lịch trình đi tiểu hàng ngày của chị em bằng cách cố gắng nhịn đi tiểu khi bị kích thích, mục tiêu là kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu để tạo thói quen giữ nước tiểu lâu hơn cho bàng quang.

Luyện tập cơ sàn chậu

Bác sĩ hướng dẫn chị em thực hiện nhóm bài tập tăng sức khỏe cơ sàn chậu, gọi là bài tập Kegel. Thông qua nhóm bài tập này, cơ sàn chậu khỏe mạnh hơn, biết cách thư giãn và thắt chặt để kiểm soát dòng chảy nước tiểu, ngăn không cho nước tiểu rò rỉ ra bên ngoài không theo ý muốn.

bài tập cho cơ sàn chậu
Các bài tập Kegel có tác dụng tăng sức mạnh cơ sàn chậu, cải thiện hiệu quả tình trạng són tiểu ở phụ nữ

Khi những phương pháp điều trị nêu trên không phát huy hiệu quả, chị em sẽ được bác sĩ tư vấn áp dụng các phương pháp điều trị khác phù hợp hơn, gồm:

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ kê toa một số loại thuốc với mục đích thư giãn cơ bàng quang, ngăn ngừa cơn co thắt bàng quang, đồng thời chặn các tín hiệu thần kinh làm tăng cảm giác tiểu tiện và tiểu gấp.

Sử dụng thiết bị y tế

Bác sĩ có thể tư vấn chị em sử dụng một số thiết bị y tế để cải thiện hiệu quả triệu chứng són tiểu như:

Điều trị phẫu thuật

Bác sĩ Thanh Tâm cho biết, chỉ khi những phương pháp nêu trên không cho hiệu quả điều trị như mong muốn, bác sĩ mới tư vấn người bệnh phác đồ phẫu thuật để điều trị són tiểu.

Ở phụ nữ, quá trình mang thai và sinh nở có thể khiến cơ sàn chậu trở nên suy yếu và bị tổn thương. Thành phần nâng đỡ bên dưới niệu đạo không thể giữ niệu đạo và bàng quang ở đúng vị trí bình thường, dẫn đến phụ nữ sau sinh dễ bị són tiểu khi gắng sức.

Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ đặt dải băng nâng không tan dưới đoạn giữa niệu đạo qua ngả âm đạo, tạo nên một lớp nâng đỡ vững chắc, treo niệu đạo và bàng quang về đúng vị trí bình thường.

giải quyết dứt điểm khối sàn chậu
Phẫu thuật điều trị són tiểu là phương pháp được chỉ định sau khi những phương pháp khác không đạt hiệu quả

Làm thế nào để cải thiện tình trạng són tiểu?

Để chấm dứt tình trạng són tiểu, chị em cần thăm khám sớm và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của bác sĩ:

Thăm khám ngay khi có triệu chứng

Nếu chị em liên tục có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu rất ít, bị són tiểu ra quần mà không kịp đến nhà vệ sinh… hãy thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác tình trạng, có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.

Thay đổi lối sống lành mạnh

Chị em cần thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế uống quá nhiều nước trong ngày, tránh sử dụng các chất kích thích lên bàng quang như rượu, bia, caffeine… Đồng thời, có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất xơ tránh để táo bón kéo dài, giữ mức cân nặng ổn định và hợp lý.

bổ sung đầy đủ chất xơ
Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất xơ là một trong những cách cải thiện tình trạng són tiểu hiệu quả

Tập luyện và vận động vừa phải

Trong các hoạt động sinh hoạt và công việc, chị em cần chú ý hoạt động nhẹ nhàng, không nên gắng sức. Tham khảo và tập luyện những bộ môn nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng và tổn thương đến cơ quan sàn chậu, giảm áp lực lên vùng chậu và bàng quang.

Được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa, chuyên gia Sàn chậu giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, áp dụng nhiều phác đồ điều trị hiện đại hàng đầu thế giới… Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tự tin cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ với chất lượng vượt trội và toàn diện: thai kỳ khỏe mạnh, sinh nở an toàn, phục hồi sau sinh nhanh chóng, được hướng dẫn đầy đủ các bài tập cơ sàn chậu, tận hưởng cuộc sống vui khỏe và hạnh phúc.

Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia tại Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh són tiểu ở nữ. Lưu ý, những thông tin này không thay thế cho chỉ định điều trị của bác sĩ. Nếu bị són tiểu, chị em hãy đến Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả!

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/buon-di-tieu-lien-tuc-o-nu-gioi-a43616.html