Từ mượn là gì? Cách viết từ mượn được Việt hóa và chưa được Việt hóa trong tiếng Việt

Từ mượn là gì?

Từ mượn là gì? Từ mượn là các từ được vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng hiện tại của ngôn ngữ nhận (ở Việt Nam chính là ngôn ngữ tiếng Việt). Điều này giúp bổ sung các khái niệm, đối tượng, hoạt động mới mà ngôn ngữ ban đầu không có.

Đặc điểm dễ thấy nhất là các từ mượn thường không được dịch và được giữ nguyên cách viết ban đầu. Ví dụ như các từ như "Tivi", "Cà phê" (café), "Máy cát xét" (máy cassette),... đều được mượn từ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp và đã trở nên quen thuộc trong đời sống hàng ngày của ngôn ngữ Việt.

Sự xuất hiện của từ mượn có mục đích gì?

Khi tìm hiểu về ngôn ngữ học, ngoài việc biết “Từ mượn là gì?” thì mục đích và lý do xuất hiện từ mượn cũng nên được quan tâm. Tại sao chúng ta có thể nói sự xuất hiện của từ mượn trong ngôn ngữ là một hiện tượng phổ biến và tất yếu?

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng từ mượn như sau:

Từ mượn là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, việc sử dụng từ mượn cần được cân nhắc hợp lý và không nên lạm dụng. Chúng ta chỉ nên sử dụng từ mượn khi tiếng mẹ đẻ không có từ thích hợp để thay thế.

Có các loại từ mượn phổ biến nào trong tiếng Việt?

Các loại từ mượn là gì? Hiện nay có tổng cộng 4 loại từ mượn phổ biến trong tiếng Việt, gồm: từ mượn tiếng Pháp, từ mượn tiếng Hán, từ mượn tiếng Anh, từ mượn tiếng Nga. Chi tiết sẽ được trình bày ngay tại phần bài viết bên dưới.

Từ mượn tiếng Pháp

Từ mượn tiếng Pháp trong tiếng Việt là các từ được vay mượn từ ngôn ngữ Pháp do Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp trong lịch sử. Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Việt đã sử dụng nhiều từ gốc Pháp để chỉ những khái niệm mà trong tiếng Việt không có sẵn.

Một số ví dụ về từ mượn tiếng Pháp thường gặp, như:

ĐỪNG BỎ LỠ!!

Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!Phân loại các từ mượn trong tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từ mượn tiếng Hán

Từ mượn tiếng Hán (Hán - Việt) là những từ được vay mượn từ ngôn ngữ Hán, đóng vai trò quan trọng và được sử dụng nhiều trong hệ thống từ vựng của tiếng Việt. Với lịch sử hơn 1000 năm bị đô hộ, từ đó làm cho Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về văn hóa, vì vậy việc gần 60% tiếng Việt được vay mượn từ vựng từ tiếng Hán là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khi sử dụng, những từ này đã được tùy chỉnh để phù hợp với ngữ âm của tiếng Việt.

Ví dụ về từ mượn tiếng Hán:

Từ mượn tiếng Anh

Từ mượn tiếng Anh là những từ ngữ được vay mượn từ tiếng Anh vào ngôn ngữ khác, trong trường hợp này là tiếng Việt. Bởi vì tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong giao tiếp quốc tế và cũng là một ngôn ngữ bắt buộc trong chương trình giáo dục ở Việt Nam, nhiều từ tiếng Anh đã được sử dụng và tích hợp vào ngôn ngữ tiếng Việt.

Ví dụ về từ mượn tiếng Anh:

Từ mượn tiếng Nga

Từ mượn tiếng Nga là những từ ngữ được vay mượn từ tiếng Nga vào ngôn ngữ khác, trong trường hợp này là tiếng Việt. Mặc dù chiếm một vị trí nhỏ trong hệ thống từ mượn, nhưng tiếng Nga cũng đã góp phần vào bổ sung và phong phú vốn từ vựng của tiếng Việt.

Ví dụ về từ mượn tiếng Nga:

Những từ mượn tiếng Nga này đã mang đến sự đa dạng và mở rộng ngữ cảnh trong ngôn ngữ tiếng Việt, đồng thời phản ánh sự tương tác và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.

Nguyên tắc mượn từ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những nguyên tắc sử dụng từ mượn trong tiếng Việt

Ngoài việc biết cách phân loại từ mượn là gì, thì bạn còn cần ghi nhớ các nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt, cụ thể như:

Những nguyên tắc này giúp đảm bảo sự trong sáng và độ đặc biệt của tiếng Việt, đồng thời duy trì tính đa dạng và phong phú của Quốc Ngữ.

Cách viết từ mượn trong tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách viết từ mượn chính xác trong tiếng Việt

Cách viết từ mượn trong tiếng Việt sẽ phụ thuộc vào việc đã chúng đã được Việt hoá hay chưa. Dưới đây là hướng dẫn viết từ mượn theo hai trường hợp:

Trường hợp: Từ mượn đã được Việt hoá hoàn toàn

Khi từ mượn đã được thích ứng và Việt hoá hoàn toàn, ta viết như các từ thuần Việt khác, không cần dùng dấu gạch nối.

Ví dụ: Cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến đổi, bồi đắp, kỳ lạ, sống động,...

Trường hợp: Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn

Khi từ mượn gồm trên hai tiếng và chưa được Việt hoá hoàn toàn, ta sử dụng dấu gạch nối để nối các tiếng với nhau, để làm rõ nguồn gốc từ ngoại ngữ.

Ví dụ: pi-a (PR), in-tơ-nét (internet), a-xit (acide),...

VMonkey - Xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ. (Ảnh: Monkey)

Việc sử dụng dấu gạch nối giúp đảm bảo sự rõ ràng và dễ hiểu trong việc đọc và hiểu ý nghĩa của từ mượn chưa được Việt hoá. Cần lưu ý là việc Việt hoá từ mượn cần được thực hiện một cách cẩn thận, phù hợp với ngữ âm - cấu trúc của tiếng Việt để đảm bảo tính thống nhất và sự linh hoạt của ngôn ngữ.

Xem thêm:

  1. VMonkey - Ứng dụng giúp xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ
  2. Lượng từ là gì? Cách phân biệt giữa lượng từ và số từ trong tiếng Việt

Bí quyết giúp trẻ học và giải bài tập về từ mượn hiệu quả

Học và giải bài tập về từ mượn hiệu quả đòi hỏi sự hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử dụng của từ mượn. Dưới đây là một số bí quyết giúp trẻ học và giải bài tập về từ mượn hiệu quả:

Đăng ký tài khoản VMonkey Ngay Tại Đây để nhận ưu đãi lên đến 40% và nhiều tài liệu học tập miễn phí!

Từ mượn là gì? Cách viết từ mượn được Việt hóa và chưa được Việt hóa trong tiếng Việt

Thực hành quan sát, đọc và giải bài tập thường xuyên chính là cách tốt nhất để đảm bảo trẻ có thể hiểu rõ ý nghĩa và ghi nhớ cách sử dụng các từ mượn hợp lý. Hy vọng rằng những kiến thức về “Từ mượn là gì?” trên đây sẽ hữu ích với bạn và trẻ. Hãy theo dõi Monkey để xem tiếp các bài viết hay và mới nhất nhé!

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/tu-muon-la-j-a43715.html