Phân độ béo phì là gì? Có những những cách chia nào?

Chúng ta thường nghe đến cụm từ béo phì nhưng không phải ai cũng biết tình trạng này cũng được phân chia theo các phân độ béo phì. Vậy định nghĩa này là gì và có những cách chia nào?

Phân độ béo phì là gì?

Béo phì được coi là một dạng bệnh lý, thậm chí nó còn là một căn bệnh phức tạp với nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cơ thể thừa mỡ và gây ra nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe tổng thể. Tất nhiên, mỡ tồn tại trong cơ thể không phải là một căn bệnh. Nhưng khi cơ thể bạn có quá nhiều chất béo dư thừa, nó có thể thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể. Những thay đổi này mang tính tiến triển, có thể xấu đi theo thời gian và có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Phân độ béo phì là gì? Có những những cách chia nào 1Phân độ béo phì được phân chia theo chỉ số khối cơ thể BMI

Béo phì là bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng từ nhẹ đến nghiêm trọng với cơ thể. Tin tốt là bạn có thể cải thiện nguy cơ sức khỏe bằng cách giảm cân. Ngay cả những thay đổi nhỏ về cân nặng cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Không phải phương pháp giảm cân nào cũng hiệu quả với tất cả mọi người. Hầu hết mọi người đã cố gắng giảm cân nhiều lần nhưng đều thất bại nếu không đủ kiên trì.

Phân độ béo phì hay còn được gọi là cấp độ béo phì, thông thường được phân loại dựa trên chỉ số khối cơ thể. Việc hiểu rõ và nhận biết các phân độ béo phì giúp xác định mức độ nguy cơ sức khỏe và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Phân độ béo phì theo chỉ số BMI

Chỉ số khối cơ thể (BMI) được dùng để đo mức độ mỡ trong cơ thể và được tính theo công thức sau: BMI = cân nặng/chiều cao, đo bằng kg/m2.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, phân độ béo phì được phân loại như sau:

Phân độ béo phì là gì? Có những những cách chia nào 2Béo phì được chia thành 3 cấp độ

Loại béo phì

Chỉ số BMI

Nguyên nhân

Triệu chứng

Tác hại

Cách điều trị

Độ 1

Từ 30 đến dưới 35

Thường do chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, và yếu tố di truyền.

Tăng cân nhanh chóng.

Tích tụ mỡ nhiều ở các vùng như bụng, hông, đùi.

Cảm thấy mệt mỏi, ngắn hơi khi vận động nhẹ.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về hô hấp.

Thay đổi lối sống bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện đều đặn.

Độ 2

Từ 35 đến dưới 40

Tương tự như béo phì độ 1 nhưng có thể thêm những yếu tố như rối loạn nội tiết.

Cân nặng vượt quá so với chuẩn của chiều cao và tuổi.

Khó thở, ngáy to và rối loạn giấc ngủ.

Đau khớp và dễ bị chấn thương.

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2, bệnh thoái hóa khớp và một số bệnh mãn tính khác cao hơn nhiều so với béo phì độ 1.

Thường cần phối hợp giữa chế độ ăn uống kiểm soát năng lượng, tập luyện thể dục và có thể phải sử dụng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật trong một số trường hợp nghiêm trọng.

Độ 3

Trên 40

Kết hợp của nhiều yếu tố như yếu tố di truyền, lối sống, và một số bệnh lý nhất định.

Cân nặng rất cao so với chuẩn.

Khó khăn trong việc di chuyển.

Các vấn đề nghiêm trọng như ngủ ngưng thở, rối loạn nhịp tim.

Nguy cơ rất cao mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2, đột quỵ, và ung thư.

Ngoài việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc, phẫu thuật giảm cân như cắt dạ dày hoặc chuyển tiếp ruột có thể được đề xuất.

Phân loại béo phì theo nguyên nhân

Thông thường, béo phì được phân theo chỉ số khối của cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp, phân loại béo phì theo nguyên nhân cũng được áp dụng để có phương pháp điều trị phù hợp. Béo phì luôn có nguyên nhân cụ thể quyết định loại béo phì và cách điều trị thích hợp nhất cho loại béo phì mà mỗi bệnh nhân mắc phải. Việc hiểu rõ các nguyên nhân gây ra béo phì giúp đề ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Di truyền: Hầu hết các trường hợp béo phì phần lớn là do tình trạng di truyền, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây béo phì trên toàn thế giới.

Ăn uống, lối sống: Khi bệnh nhân béo phì có thói quen ăn uống không lành mạnh, nhất là ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa và ăn nhiều thức ăn nhanh. Ngoài ra lối sống ít vận động còn góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Nhìn chung ăn uống và lối sống là nguyên nhân gây béo phì đứng sau nguyên nhân di truyền.

Phân độ béo phì là gì? Có những những cách chia nào 3Phần lớn tỉ lệ béo phì hiện nay liên quan đến vấn đề ăn uống thiếu khoa học

Béo phì do bệnh lý: Ngày càng phổ biến và trở thành 1 trong 3 nhóm nguyên nhân gây béo phì ở nhiều người. Béo phì do vấn đề thần kinh như mắc các bệnh hoặc rối loạn tâm lý liên quan đến trầm cảm gây ra. Rối loạn hệ thần kinh trung ương này làm thay đổi cơ chế khiến bệnh nhân cảm thấy chưa no sau khi ăn, khiến họ ăn quá nhiều dần dần dẫn đến béo phì.

Phân độ béo phì là gì? Có những những cách chia nào 4Béo phì do bệnh lý ngày càng có xu hướng gia tăng

Các bệnh nội tiết như sản xuất quá nhiều insulin, hoặc thiếu hụt sản xuất hormone tuyến giáp cũng là những yếu tố gây béo phì ở bệnh nhân. Ngoài ra bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc, chẳng hạn như Corticosteroid, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc điều trị lao phổi, phải chịu tác dụng phụ gây tích tụ mỡ và béo phì.

Phân độ béo phì giúp bác sĩ phân chia béo phì thành các cấp độ khác nhau để giúp dễ dàng xác định mức độ nguy cơ và tìm ra các giải pháp phù hợp. Việc nhận biết và điều trị kịp thời các cấp độ béo phì là rất quan trọng để giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/nhung-nhung-a44477.html