Trâm có hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt giá trị bao gồm nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Cũng chính vì vậy, quả trâm rừng thường xuyên có mặt trong chế độ ăn uống thường ngày của một số bệnh nhân.
Cây trâm còn được gọi với những cái tên khác như vối rừng, trâm rừng, hậu phác nam, trâm mốc. Đây là một loại cây thân to, vỏ dày, cành dẹt và có màu trắng mốc. Lá của cây trâm mọc đối, hình dạng trái xoan hệt như cái trứng, mặt phía dưới nhạt trong khi mặt trên có màu lục sẫm bóng. Lá khi già thường mỏng, có màu nâu nhạt và phần tuyến mờ ở dưới. Cuống trâm thường có kích thước từ 1 - 2cm.
Tên khoa học của trâm là Syzygium cumini (L.) Skeels và thuộc họ Sim (Myrtaceae). Những cụm hoa mọc ra ở kẽ lá rụng thành chùy thưa. Hoa nở đẹp đẽ với màu trắng ngà. Sau khi phát triển đầy đủ nhất, quả mang hình dạng thuôn dài, hơi cong và lõm ở phần đỉnh. Hạt của quả trâm có hình tròn. Mùa hoa trâm sẽ nở rộ vào tháng 3 - 8 để sẵn sàng cho kết quả và thu hoạch. Vối rừng khi còn non có vị chua và chát. Khi chín chuyển sang màu tím đậm, vị chát giảm, thiên về vị ngọt nên dễ ăn hơn.
Tại Việt Nam, loài trâm phân bố chủ yếu ở những tỉnh phía Nam, từ tỉnh Quảng Nam, Tây Nguyên xuống đến các vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bởi cây trâm mang đặc tính là cây thân gỗ lớn, chúng phân cành nhiều và sớm, ưa sáng nên có thể sống trên mọi loại đất.
Người dân thường sử dụng cả phần lá, vỏ thân và quả. Họ có thể tiến hành thu hái quanh năm.
Trái trâm rừng có thành phần dinh dưỡng cực kỳ ấn tượng. Các thành phần bao gồm:
Ngoài ra, quả trâm rừng còn sở hữu các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, riboflavin, thiamine, choline, acid folic, acid nicotinic. Glucose và fructose là hai loại đường chính yếu có trong quả trâm chín. Trong loại quả này chứa ít acid oxalic và 0.59% acid malic. Những thành phần hóa thực vật của trâm rừng cũng được đông đảo giới nghiên cứu quan tâm. Bởi lẽ, chúng có mối liên kết mật thiết với khả năng hạ lipid máu, hạ đường huyết và bảo vệ gan.
Mặt khác, lá vối rừng lại sở hữu nguồn tanin, protein cùng lượng tinh dầu với mùi hương dễ chịu. Tinh dầu bao gồm dipenten và terpen. Trong khi đó, hạt của quả trâm rừng bao gồm tanin, protein, galic và acid ellagic.
Trái trâm là nguồn bổ sung vitamin C và sắt rất tốt cho cơ thể. Chất sắt có trong trâm rừng không chỉ có nhiệm vụ như một chất lọc máu mà nó còn có khả năng làm tăng hàm lượng hemoglobin. Nhờ vào đó, máu có thể mang nhiều oxy tới các cơ quan khác hơn, giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Quả vối rừng sở hữu đặc tính se khít lỗ chân lông. Hấp thụ nhiều loại quả này giúp da loại bỏ các vết mụn, thâm, nếp nhăn. Bên cạnh đó, lượng vitamin C có trong quả trâm rừng mang công dụng lọc máu, giúp da ngày càng tươi sáng và rạng rỡ. Đồng thời, đôi mắt cũng trở nên khỏe mạnh và sáng hơn.
Quả trâm là một trong các loại thực phẩm giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Với hàm lượng calo được đánh giá khá thấp, nhiều polyphenolic, quả trâm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của các bệnh nhân tiểu đường.
Nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng quả trâm để ổn định đường huyết. Tất cả nhờ vào chỉ số glycemic thấp, luôn giữ huyết áp ở mức trung bình.
Trái trâm có thể cung cấp các khoáng chất kali cùng hàm lượng chất chống oxy hóa ấn tượng cho cơ thể. Các chất này đều là yếu tố giúp cơ thể chống lại sức tàn phá của các gốc tự do. Từ đó ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về tim mạch.
Được biết, trong 100 gram trái trâm có chứa đến 55 miligram kali. Kali sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ cứng động mạch, đột quỵ và ngăn ngừa bệnh huyết áp.
Quả trâm không chỉ có lượng calo thấp mà còn giàu chất xơ. Chúng được xếp vào loại thực phẩm lành mạnh người có nhu cầu giảm cân nên sử dụng. Không chỉ dừng lại ở đó, quả trâm còn có tác dụng cải thiện tiêu hóa, giảm tích nước bên trong cơ thể. Từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Trâm rừng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Vì vậy, ăn nhiều trâm rừng sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, đánh bật các loại bệnh cảm mạo thông thường.
Đặc tính kháng khuẩn của quá trâm có thể bảo vệ răng của chúng ta khỏi bệnh nhiễm trùng miệng và các vi khuẩn. Ngoài ra, quả trâm còn có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến nướu, ê buốt, đau nhức.
Trái trâm rừng giàu chất sắt có thể giúp gia tăng huyết sắc tố. Từ đó tăng cường lượng oxy vận chuyển tới các cơ quan. Nhờ vậy, các hoạt động bên trong cơ thể diễn ra tốt và mạnh mẽ hơn.
Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân khác nhau sẽ có liều dùng các vị thuốc từ quả trâm khác nhau. Điều này phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe cùng các vấn đề liên quan khác.
Để sử dụng vỏ thân của trâm rừng với mục đích chữa chướng bụng, đau bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, nôn mửa, táo bón, có thể áp dụng liều 8 - 12 gram một ngày. Bạn có thể tiến hành sắc thuốc hoặc ép lấy nước tươi để uống. Mặt khác, chữa đái tháo đường với lá trâm rừng cần tuân thủ liều lượng từ 4 - 10 gram mỗi ngày.
Lưu ý rằng bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ Đông y trước khi tiến hành áp dụng bất kỳ vị thuốc nào từ trâm rừng.
Bạn cần chú ý tham khảo ý kiến của các bác sĩ Đông y nếu thuộc các đối tượng sau:
Hy vọng sau những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về trái trâm rừng cũng như những công dụng tuyệt vời của nó. Mặt khác, quan tâm đến những chú ý khi sử dụng loại quả này sẽ giúp ích cho việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.
Xem thêm: Sau sinh có ăn được rau bò khai không?
Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/trai-tram-a47357.html