Mắt nhức mỏi là tình trạng khá phổ biến và hầu hết mọi người đều từng gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Nhức mắt có thể xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta do những nguyên nhân thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh về mắt. Nhức mỏi mắt có thể xảy ra ở cả hai bên nhưng cũng có thể chỉ xảy ra ở một bên mắt. Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về tình trạng đau nhức mắt phải.
Đau nhức mắt là một trạng thái cho thấy mắt bị quá tải dẫn đến rối loạn điều tiết mắt. Cảm giác đau xuất hiện từ bên trong mắt ngay cả khi chúng ta nghỉ ngơi hay nhắm mắt. Nhức mắt có thể xảy ra ở một bên hoặc xảy ra ở cùng lúc hai bên mắt. Đau nhức mắt phải có các mức độ khác nhau, từ âm ỉ đến dữ dội. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện đơn lẻ hay xuất hiện cùng các triệu chứng khác.
Ban đầu, có thể bạn chỉ cảm nhận được tình trạng nhức mỏi mắt. Nhưng sau đó, cảm giác nhức mỏi sẽ phát triển thành đau nhức. Đau nhức mắt bên phải thường đi kèm với triệu chứng mỏi mắt, giảm thị lực, khô mắt, chảy nhiều nước mắt, đỏ mắt, song thị, mắt nhạy cảm với ánh sáng và chúng ta thường có xu hướng nhắm mắt để mắt nghỉ ngơi.
Tất cả những triệu chứng kết hợp bên trên khiến chúng ta khó chịu, không thể tập trung vào học tập hay công việc. Không những hiệu suất học tập và làm việc giảm, đau nhức mắt còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Nhức mắt kéo dài gây tâm lý lo lắng, bất an.
Tình trạng đau nhức mắt phải có thể xảy ra do những nguyên nhân như:
Hội chứng thị giác màn hình xảy ra khi mắt tiếp xúc quá dài với ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử (máy tính, tivi, điện thoại, ipad…) là nguyên nhân thường gặp nhất trong xã hội hiện đại. Ánh sáng xanh làm độ tương phản hình ảnh, tăng sự căng thẳng lên mắt. Nguồn sáng này cũng gây khô mắt, hạn chế chớp mắt.
Đặc biệt, ánh sáng xanh có thể phá hủy các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Lâu ngày, võng mạc và điểm vàng sẽ bị thoái hóa. Triệu chứng của hội chứng này là mắt khô, nhìn mờ, nhức mắt, đau đầu, song thị, đau cổ vai gáy, khó tập trung.
Bệnh khô mắt có thể xảy ra ngồi máy lạnh trong thời gian dài, đeo kính áp tròng, dùng nhiều thiết bị điện tử. Khi mắt bị khô, lớp màng phim nước mắt bị rối loạn. Lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc bị bay hơi nhanh nên thiếu chất ẩm để bảo vệ bề mặt mắt và nuôi dưỡng giác mạc. Khi đó các triệu chứng khó chịu xuất hiện bao gồm cả đau nhức mắt phải.
Đục thủy tinh thể cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức mắt kèm các triệu chứng nhìn mờ, lóa sáng, nhìn thấy chấm đen… Khi mắc bệnh này, thủy tinh thể của mắt phải không còn mềm dẻo, không thể điều tiết linh hoạt làm thị lực suy giảm và mắt bị đau nhức đột ngột.
Nếu mắt phải bị đau nhức kèm song thị, nhìn hình méo mó, mắt mờ vùng trung tâm, rối loạn thị lực máu, điểm mờ đen trước mắt… có thể bạn đã bị thoái hóa điểm vàng.
Bệnh Glôcôm xảy ra khi tăng nhãn áp làm tổn thương dây thần kinh thị giác. Ban đầu, bệnh gây đau nhức mắt, đau đầu, buồn nôn, mỏi mắt… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến mù lòa.
Tình trạng đau nhức mắt phải cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân khác khi học bài, làm việc trong điều kiện thiếu sáng, chấn thương mắt, lái xe trong thời gian dài, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chói lóa nên bị bỏng giác mạc, dị vật rơi vào mắt… Các bệnh lý khác như bệnh viêm xoang cũng có thể gây đau nhức mắt khi dịch mủ lấp đầy các hốc xoang và gây áp lực lên mắt.
Khi mắt phải bị đau nhức, bạn có thể áp dụng ngay các biện pháp làm dịu cảm giác khó chịu dưới đây:
Massage sẽ thích thích lưu thông tuần hoàn máu ở mắt, giúp sửa chữa các tổn thương nếu có ở mắt và giảm nhức mỏi mắt hiệu quả. Bạn có thể massage cho mắt phải bằng tay hoặc dùng máy massage mắt. Hãy tranh thủ thời gian nghỉ trưa hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để massage thư giãn cho mắt mỗi ngày.
Chườm ấm được áp dụng trong trường hợp bạn xác định nguyên nhân gây đau nhức mắt phải không phải do viêm. Nếu nguyên nhân do viêm, bạn nên chườm mát vì nhiệt độ cao có thể kích thích phản ứng viêm.
Nước mắt nhân tạo có độ pH tương đồng với độ pH của nước mắt tự nhiên nên có thể khắc phục tình trạng khô mắt, mỏi mắt. Trước khi dùng nước mắt nhân tạo, bạn nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ.
Triệu chứng đau nhức ở mắt bên phải có thể xuất phát từ các bệnh lý về mắt. Vì vậy, để khắc phục được tình trạng đau nhức, các bệnh lý này cần được chữa trị hiệu quả. Tùy từng căn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị khác nhau như: Dùng thuốc kháng sinh, dùng thuốc kháng viêm, phẫu thuật mắt…
Tình trạng đau nhức mắt phải có thể chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài. Nếu đã áp dụng các cách chăm sóc và điều trị tại nhà, tình trạng này không thuyên giảm bạn cần đi khám chuyên khoa. Ngoài ra, đau nhức mắt dữ dội, đau nhức mắt kèm triệu chứng đỏ, đau đầu, giảm thị lực nghiêm trọng, sốt cao… cũng là trường hợp cần đi khám mắt khẩn cấp.
Xem thêm:
Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/mat-phai-a47675.html