Nguyên nhân ung thư vú: 20 yếu tố nguy cơ và đối tượng rủi ro

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở nữ giới hiện nay. Điều đáng lo lại là bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, nhưng nhiều chị em lại không hề biết đến các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú để chủ động chăm sóc sức khỏe, thăm khám và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Vậy nên, việc hiểu rõ các yếu tố rủi ro dẫn đến nguyên nhân ung thư vú sẽ giúp chị em phòng tránh tốt hơn nguy cơ mắc bệnh.

Nguyên nhân ung thư vú

Ung thư vú là bệnh gì?

Ung thư vú (breast cancer) là tình trạng bệnh lý do các tế bào ở vú phát triển không kiểm soát, tạo ra khối u ác tính. Các tế bào ung thư có thể lan rộng ra toàn bộ vú và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Theo thống kê của Globocan năm 2020, tỷ lệ mắc ung thư vú trên toàn cầu ở nữ giới là 24.5%, cao nhất trong số các loại ung thư ở phụ nữ. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 21.555 ca mắc mới và hơn 9.315 người tử vong do ung thư vú.

Nguyên nhân ung thư vú

Cho đến nay, nguyên nhân gây ung thư vú vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia đã biết được ung thư vú thường bắt đầu từ các tế bào trong ống dẫn sữa (ung thư biểu mô ống tuyến vú xâm lấn). Nguyên nhân gây ung thư vú cũng có thể bắt đầu trong mô tuyến hay còn gọi là tiểu thùy (ung thư biểu mô tiểu thùy tuyến vú xâm lấn) hoặc trong tế bào hay mô khác nằm bên trong vú.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã xác định các yếu tố nội tiết, lối sống và môi trường có thể làm tăng hoặc thúc đẩy sự phát triển ung thư vú. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không có yếu tố rủi ro lại mắc ung thư vú, trong khi những đối tượng khác có yếu tố rủi ro lại không mắc bệnh. Điều này cho thấy, có khả năng ung thư vú được gây ra bởi sự tương tác phức tạp giữa cấu trúc di truyền và môi trường sống.

Ước tính có khoảng 5 - 10% ca ung thư vú có liên quan đến đột biến gene, được di truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình. Gen đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú được xác định là gene 1 (BRCA1) và gene 2 (BRCA2).

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú không thể thay đổi được

1. Giới tính

Sinh ra là phụ nữ thì bạn đã có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nam giới cũng có thể bị ung thư vú nhưng chỉ chiếm khoảng 1% các trường hợp.

2. Tuổi tác

Nguyên nhân bị ung thư vú có nguy cơ gia tăng theo độ tuổi, đặc biệt là sau tuổi 50.

yếu tố nguy cơ gây ung thư vú không thể thay đổi
Càng lớn tuổi nguy cơ ung thư vú càng cao

3. Kế thừa những thay đổi gen nhất định

Đột biến gen di truyền BRCA1 và gen BRCA2 là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú nổi bật. Bình thường, hai gen này tạo ra các protein sửa chữa DNA bị hư hỏng. Khi bị đột biến có thể đến sự phát triển tế bào bất thường, từ đó dẫn đến ung thư. Đột biết gen cũng là một trong những rủi ro nguyên nhân gây ung thư vú.

Nghiên cứu cho thấy, một người phụ nữ có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 có đến 7/10 khả năng bị ung thư vú trước tuổi 80. Nguy cơ này cũng bị ảnh hưởng bởi số lượng các thành viên trong gia đình bị ung thư vú, cụ thể gia đình càng có nhiều người bị ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh của bạn càng cao.

Phụ nữ có một trong những đột biến này gen có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú khi còn trẻ, ung thư cả hai bên vú cũng như có nguy cơ cao phát triển ung thư buồng trứng và một số bệnh ung thư khác. Ngoài ra, nam giới thừa hưởng một trong những thay đổi gen này cũng có nguy cơ mắc ung thư vú và một số bệnh ung thư khác cao hơn bình thường.

Các đột biến gen khác có thể dẫn đến ung thư vú di truyền:

Hiện nay, xét nghiệm gen di truyền có thể giúp phát hiện các đột biến ở gen BRCA1, BRCA2 và các gen PTEN, TP53,… Thông thường, phương pháp này được chỉ định đối với những phụ nữ đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú hoặc người có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú cao như có tiền sử gia đình.

4. Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú

Nữ giới có người thân bị ung thư vú có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường khác. Cụ thể, nếu trong gia đình có một người thân thuộc thế hệ thứ nhất (mẹ, chị gái hoặc con gái) bị ung thư vú thì nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2 lần. Có 2 người thân mắc ung thư vú thì nguy cơ sẽ tăng gấp 3 lần. Nguy cơ cũng sẽ tăng lên nếu có bố hoặc anh trai mắc bệnh này.

Ngoài ra, phụ nữ từng mắc ung thư ở một bên vú có nguy cơ cao phát triển ung thư vú mới ở bên còn lại hoặc ở vị trí khác của cùng một vú (khác với sự tái phát của bệnh ung thư lần đầu).

5. Chủng tộc và dân tộc

Nhìn chung, phụ nữ da trắng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn một chút so với phụ nữ Mỹ gốc Phi, mặc dù khoảng cách giữa họ đã được thu hẹp trong những năm gần đây. Ở phụ nữ dưới 40 tuổi, ung thư vú phổ biến hơn ở phụ nữ Mỹ gốc Phi. Phụ nữ Mỹ gốc Phi cũng có nhiều khả năng chết vì ung thư vú ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ gốc Á, gốc Tây Ban Nha và người Mỹ bản địa có nguy cơ phát triển và tử vong do ung thư vú thấp hơn.

Nguy cơ ở các nhóm khác nhau cũng khác nhau tùy theo loại ung thư vú. Ví dụ, phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư vú bộ ba âm tính ít phổ biến hơn.

6. Phụ nữ có chiều cao cao hơn

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ có chiều cao cao có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn phụ nữ có chiều cao thấp. Lý do vẫn chưa được xác định chính xác rõ ràng, nhưng nó có thể liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sớm như dinh dưỡng, các yếu tố nội tiết tố hoặc di truyền.

7. Phụ nữ có mô vú dày đặc

Vú được tạo thành từ mô mỡ, mô xơ và mô tuyến. Mô vú được xác định là dày khi chụp X-quang tuyến vú thấy có nhiều mô tuyến và mô xơ hơn mô mỡ. Phụ nữ có mật độ vú dày có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn phụ nữ có mật độ vú trung bình. Ngoài ra, mô vú dày đặc cũng có thể khiến việc phát hiện ung thư trên phim chụp X-quang tuyến vú trở nên khó khăn hơn.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mật độ mô vú có thể kể đến như tuổi tác, tình trạng mãn kinh, sử dụng một số loại thuốc (bao gồm cả liệu pháp hormone mãn kinh), mang thai và di truyền.

Phụ nữ có mô vú dày đặc
Mô vú dày có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

8. Có một số tình trạng thay đổi vú lành tính

Phụ nữ được chẩn đoán mắc một số bệnh lành tính ở vú (không phải ung thư) có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn bình thường. Các bác sĩ thường chia các tình trạng vú lành tính thành nhiều nhóm khác nhau, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chúng đối với nguy cơ này như:

9. Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sớm

Nữ giới hành kinh sớm (trước 12 tuổi) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường khác. Nguyên nhân có thể là do có tiếp xúc lâu hơn với hormone estrogen và progesterone.

10. Mãn kinh muộn

Phụ nữ có nhiều chu kỳ kinh nguyệt vì trải qua thời kỳ mãn kinh muộn (thường sau 55 tuổi) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn bình thường, do tiếp xúc lâu hơn với các hormone estrogen và progesterone.

11. Xạ trị vùng ngực

Phụ nữ từng xạ trị ở ngực điều trị một bệnh ung thư khác (như ung thư hạch Hodgkin hoặc không Hodgkin) khi còn trẻ làm tăng đáng kể nguy cơ thư vú. Nguy cơ này phụ thuộc vào độ tuổi khi xạ trị, cao nhất đối với những phụ nữ đã xạ trị khi còn là thiếu niên hoặc thanh niên (khi tuyến vú vẫn đang phát triển) và thường không làm tăng nguy cơ ung thư vú khi xạ trị sau tuổi 40 - 45.

12. Tiếp xúc với chất diethylstilbestrol (DES)

Từ những năm 1940 đến đầu 1970, một số phụ nữ mang thai được cho dùng một loại thuốc giống như estrogen có tên là DES, vì người ta cho rằng loại thuốc này làm giảm nguy cơ sảy thai, có nguy cơ phát triển ung thư vú tăng nhẹ. Phụ nữ có mẹ dùng DES khi đang mang thai cũng có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn bình thường.

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú liên quan đến lối sống

Bên cạnh một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguyên nhân ung thư vú không thể thay đổi được như đã chia sẻ ở trên, còn có những yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống có thể kiểm soát được. Chị em cần lưu ý tránh để giảm khả năng mắc ung thư vú như:

1. Lạm dụng rượu

Uống rượu được cho là có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú và nguy cơ này tăng theo lượng rượu tiêu thụ. Cụ thể, phụ nữ uống 1 ly rượu/ngày tăng nguy cơ ung thư vú khoảng 7 - 10% so với người không sử dụng, và nguy cơ này tăng lên khoảng 20% khi uống 2 - 3 ly rượu/ ngày.

Ngoài ung thư vú, rượu cũng làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác. Do đó, tốt nhất là không nên uống rượu, nếu có không nên uống quá 1 ly (khoảng 25 ml) mỗi ngày.

yếu tố nguy cơ gây ung thư vú liên quan đến lối sống
Lạm dụng rượu trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nữ giới

2. Thừa cân hoặc béo phì

Thừa cân hoặc béo phì sau mãn kinh là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú. Cụ thể, trước khi mãn kinh, hầu hết estrogen được sản xuất từ buồng trứng, một phần nhỏ được sản xuất từ mô mỡ. Sau mãn kinh (buồng trứng ngừng sản xuất estrogen), hầu hết estrogen đến từ mô mỡ. Quá nhiều mô mỡ có thể làm tăng nồng độ estrogen và tăng khả năng mắc ung thư vú.

Mức insulin trong máu phụ nữ thừa cân cũng có xu hướng cao hơn bình thường. Lượng insulin trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có ung thư vú.

Cân nặng cũng có những tác động khác nhau đối với các loại ung thư vú. Ví dụ: Thừa cân sau mãn kinh có mối liên quan chặt chẽ với việc tăng nguy cơ ung thư vú dương tính với thụ thể hormone. Thừa cân trước khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú bộ ba âm tính (ung thư có thụ thể estrogen, progesterone và HER2 âm tính) nhưng ít phổ biến hơn.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, nên duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt cuộc đời và tránh tăng cân quá mức bằng cách ăn uống khoa học và hoạt động thể chất thường xuyên.

3. Không hoạt động thể chất

Nhiều bằng chứng cho thấy, hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Theo các nghiên cứu, chỉ cần vận động vài giờ mỗi tuần cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và nếu tăng thời gian tập luyện, hiệu quả làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú sẽ cao hơn.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, mỗi tuần, người trưởng thành nên hoạt động thể chất với cường độ vừa phải 150 - 300 phút hoặc hoạt động với cường độ mạnh 75 - 150 phút, hoặc có thể kết hợp cả hai. Đạt hoặc vượt giới hạn trên 300 phút là lý tưởng.

4. Không sinh con

Phụ nữ chưa sinh con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi có nguy cơ ung thư vú cao hơn. Mang thai nhiều lần và mang thai khi còn trẻ giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc mang thai đối với nguy cơ ung thư vú rất phức tạp. Nguy cơ ung thư vú cao hơn trong khoảng 10 năm đầu tiên sau khi sinh con và sau đó sẽ thấp dần theo thời gian.

5. Không cho con bú

Nghiên cứu cho thấy, cho con bú có thể làm giảm nhẹ nguy cơ ung thư vú, nhất là kéo dài trong một năm hoặc hơn. Nguyên nhân được cho là việc cho con bú làm giảm tổng số chu kỳ kinh nguyệt trong đời của người phụ nữ.

6. Cách ngừa thai

Một số phương pháp ngừa thai sử dụng hormone có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Cách ngừa thai
Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai có nguy cơ ung thư vú cao hơn người không sử dụng

7. Liệu pháp hormone mãn kinh

Tại thời điểm này, không có nhiều lý do chính đáng để sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh, ngoài khả năng làm giảm các triệu chứng mãn kinh trong thời gian ngắn. Cùng với việc tăng nguy cơ ung thư vú, liệu pháp hormone kết hợp (HT) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, cục máu đông và đột quỵ. Nếu quyết định cho người bệnh dùng HT để điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, thì tốt nhất là nên sử dụng ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể.

8. Túi ngực trong vú

Túi ngực trong vú không liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các loại ung thư vú phổ biến. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, chúng có liên quan đến một số loại ung thư khác như: u lympho tế bào lớn anaplastic liên quan đến túi ngực trong vú (BIA-ALCL) và các u lympho khác, cũng như ung thư biểu mô tế bào vảy.

Những bệnh ung thư này có thể hình thành trong mô sẹo (viêm nang) xung quanh túi độn và chúng có thể xuất hiện dưới dạng một khối u, một tập hợp chất lỏng, sưng đau, những thay đổi ở da gần túi độn hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng vú.

Bản thân phụ nữ đã là một nguy cơ của ung thư vú và mỗi người lại có thêm những nguyên nhân ung thư vú riêng, một số thay đổi được, một số không. Vậy nên, hãy chọn cho mình một lối sống lành mạnh nhất và thường xuyên tham khảo ý kiến bác sĩ về yếu tố ung thư vú của mình để làm giảm thiểu yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/ung-thu-vu-la-gi-a48071.html