Bên trong Bảo tàng đa dạng sinh học Quảng Nam có gì?

Sự kiện này được tổ chức nhằm triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Chung sống hài hòa với thiên nhiên”, đồng thời hưởng ứng Ngày quốc tế đa dạng sinh học 2024 với khẩu hiệu “Hãy là một phần của kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày quốc tế bảo tàng 2024 với chủ đề “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu.

441a7695.jpg
Tượng Sao la - "Kỳ lân châu Á", một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới từng được phát hiện tại Quảng Nam xuất hiện tại sảnh của bảo tàng đa dạng sinh học. Ảnh: T.C

Đây là bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước, được xây dựng trên cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam từ năm 2015 đến 2021. Bảo tàng nằm trong khuôn viên Sở TN-MT tại số 100 Hùng Vương (TP.Tam Kỳ), với chức năng nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, bảo quản, trưng bày, quản lý và khai thác dữ liệu về tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh.

Bảo tàng được chia thành nhiều không gian trưng bày, bao gồm khu vực giới thiệu chung, khu trưng bày ngành thực vật và động vật, khu vực tương tác, phòng tư liệu, phòng nghiên cứu và khu vực lưu giữ - xử lý - bảo quản mẫu.

Bảo tàng vừa chính thức được ra mắt vào sáng nay 15/5. Ảnh: T.C

Hiện tại, bảo tàng đã sưu tập và lưu giữ hơn 3.700 bức ảnh, hơn 1.200 mẫu vật và tiêu bản của 719 loài động thực vật, cùng với bộ dữ liệu, tài liệu, bản đồ số, hình ảnh, video về đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, bảo tàng còn tiếp nhận các mẫu vật từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, như tiêu bản đồi mồi dứa từ Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và bộ xương voọc chà vá chân xám từ UBND xã Tam Mỹ Tây (Núi Thành).

[VIDEO] - Học sinh tham quan bảo tàng đa dạng sinh học Quảng Nam trong ngày đầu ra mắt

Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam không chỉ là nơi lưu giữ và bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học mà còn là trung tâm nghiên cứu và giáo dục, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên. Bảo tàng bước đầu đã thiết lập mối hợp tác, chia sẻ chuyên môn với các bảo tàng và đơn vị liên quan khác như Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Trung tâm Green Việt.

441a7814.jpg
Các mẫu thực vật được đưa về trưng bày, giới thiệu ở khu vực tầng 2 của bảo tàng. Ảnh: T.C
Tầng 3 trưng bày, giới thiệu hệ động vật phong phú được ghi nhận tại Quảng Nam. Ảnh: Một số mẫu bươm bướm được thu thập, trưng bày.
441a7844.jpg
Người xem chăm chú quan sát tiêu bản bọ cánh cứng. Ảnh: T.C
Những tiêu bản rất nhỏ về dơi lá được lưu giữ tại bảo tàng. Ảnh: T.C
441a7853.jpg
Bộ sưu tập mẫu động vật tạo được ấn tượng với rất nhiều người thăm bảo tàng. Ảnh: T.C
Khách tham quan ngắm một tiêu bản hươu khá lớn được đặt tại tầng 3 nơi trưng bày mẫu động vật. Ảnh: T.C
441a7860.jpg
Khách tham qua bảo tàng ghi lại những hình ảnh về mẫu vật trưng bày. Ảnh: T.C
Bảo tàng còn là nơi lưu giữ hình ảnh về công tác bảo vệ đa dạng sinh học, giữ rừng ở Quảng Nam. Ảnh: T.C
441a7873.jpg
Tiêu bản hai cá thể tê tê, loài động vật thuộc nhóm quý hiếm, nguy cấp cần được bảo vệ. Ảnh: T.C

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/bao-tang-sinh-hoc-a50929.html