Có nên tiêm HPV phòng ung thư cổ tử cung không? Không tiêm thì sao?

Thống kê cho thấy, có tới 90% phụ nữ Việt Nam được chẩn đoán nhiễm các bệnh lý liên quan đến phụ khoa, trong số đó có đến 60% phụ nữ mang tâm lý ngại ngùng, lo lắng không đi khám định kỳ và không nhận thức được tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư cổ tử cung, đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung tăng cao và có xu hướng trẻ hóa.

Trong bối cảnh này, câu hỏi có nên tiêm HPV hay không đã trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ giải đáp thắc mắc liên quan đến vắc xin HPV cũng như lý giải về tầm quan trọng của loại vắc xin này.

BS Huỳnh Trần An Khương - Quản lý Y khoa vùng 2 Hồ Chí MInh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Con đường lây nhiễm của HPV rất đa dạng. Không chỉ lây nhiễm qua đường tình dục, HPV còn lây nhiễm dưới nhiều con đường khác nhau như lây từ mẹ sang con, các hình thức tự thỏa mãn nhu cầu khoái cảm tình dục của cá nhân (quan hệ bằng tay, quan hệ bằng miệng), quá trình khám phụ khoa, nạo hút thai không được thực hiện đúng cách và vô trùng… Điều này khiến tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Việt Nam đã có trường hợp 1 bé gái mắc ung thư cổ tử cung khi chỉ 14 tuổi”.

có nên tiêm hpv phòng ung thư cổ tử cung

Có nên tiêm HPV phòng ung thư cổ tử cung không?

CÓ! Việc tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung là rất quan trọng. Theo thống kê ung thư cổ tử cung được xếp hạng thứ 4 trong số các loại ung thư phổ biến ở phụ nữ trên toàn cầu. Mỗi năm căn bệnh này gây ra khoảng 604.000 trường hợp mắc mới khiến 342.000 người phải tử vong.

Các chuyên gia nhận định ít có căn bệnh nào phản ánh sự bất bình đẳng toàn cầu nhiều như ung thư cổ tử cung. Gần 90% số trường hợp tử vong vào năm 2020 xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những quốc gia tụt hậu về tiêm chủng, sàng lọc và điều trị. [1]

Riêng tại Việt Nam, một nghiên cứu được thực hiện năm 2008 cho thấy trung bình mỗi ngày có 14 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung khiến 7 trường hợp không qua khỏi. Năm 2022 cũng ghi nhận 4600 trường hợp mắc mới và 2500 người tử vong vì bệnh này. Đặc biệt, ung thư cổ tử cung ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa khi hiện nay các trường hợp mắc bệnh dao động trong khoảng 35 - 55 tuổi, trong khi trước đây hầu hết các trường hợp đều ghi nhận tập trung ở 40 - 50 tuổi.

Lý giải vấn đề này, chuyên gia cho biết có tới 90% phụ nữ Việt Nam được chẩn đoán nhiễm các bệnh lý liên quan đến phụ khoa, trong số đó có đến 60% phụ nữ mang tâm lý ngại ngùng, lo lắng không đi khám định kỳ dẫn đến việc khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là giúp duy trì sự sống cho người bệnh.

Ngoài ra, có rất nhiều phụ nữ chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của HPV và tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư cổ tử cung. Thống kê cho thấy có tới 40% phụ nữ trên toàn thế giới không biết rằng HPV là thủ phạm “hàng đầu” gây ra hơn 95% trường hợp ung thư cổ tử cung. Và trong số này có khoảng 39,1% trường hợp chưa từng thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Mặt khác, hiện nay trẻ 10 tuổi đã bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, kéo theo đó là tỷ lệ trẻ quan hệ tình dục dưới 14 tuổi ngày càng gia tăng, đời sống tình dục phong phú nhưng không sử dụng các biện pháp an toàn bảo vệ cũng góp phần gia tăng tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở trẻ em gái và phụ nữ trẻ tuổi.

ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung được xếp hạng thứ 4 trong số các loại ung thư phổ biến ở phụ nữ trên toàn cầu.

Chia sẻ thêm về nguyên nhân dẫn đến vấn đề ung thư cổ tử cung ngày càng gia tăng và trẻ hóa, chuyên gia cho biết con đường lây nhiễm của HPV rất đa dạng. Không chỉ lây nhiễm qua đường tình dục, HPV còn lây nhiễm dưới nhiều con đường khác nhau như lây từ mẹ sang con, các hình thức tự thỏa mãn nhu cầu khoái cảm tình dục của cá nhân (quan hệ bằng tay, quan hệ bằng miệng), quá trình khám phụ khoa, nạo hút thai không được thực hiện đúng cách và vô trùng…

Vì vậy, chung thuỷ 1 vợ 1 chồng hoặc chưa từng có quan hệ tình dục không đồng nghĩa là an toàn với HPV.

Các chuyên gia cho biết việc tiêm vắc xin HPV là rất quan trọng để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV gây ra. Đặc biệt, mới đây Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt mở rộng chỉ định độ tuổi tiêm HPV cho người từ 27-45 tuổi dựa theo cập nhật khuyến cáo Y khoa tiến bộ trên Thế giới.

Điều này có ý nghĩa rất to lớn giúp tăng cơ hội phòng bệnh cho người lớn, người thuộc nhóm tuổi trung niên, đồng thời tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin, giảm nguy cơ mắc bệnh và lây lan trong cộng đồng trong bối cảnh các bệnh ung thư ngày càng tăng và trẻ hóa.

Nam giới có nên tiêm HPV không?

Bên cạnh thắc mắc có nên tiêm HPV không, nhiều người còn có chung nỗi băn khoăn khác là liệu nam giới có nên tiêm HPV không vì nghĩ rằng HPV chỉ gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới. giải đáp vấn đề này, chuyên gia cho biết nam giới là đối tượng RẤT CẦN TIÊM VẮC XIN HPV. Bởi HPV lưu hành với tỷ lệ rất cao ở cả nam và nữ, trong đó nam giới có mức cao hơn với 91% so với nữ giới là 85% khiến cho nguy cơ mắc bệnh luôn hiện hữu.

Thống kê cho thấy ở nữ giới, độ lưu hành HPV tập trung chủ yếu vào hai mốc là 35-39 tuổi và 45-49 tuổi, riêng nam giới độ lưu hành HPV không suy giảm theo thời gian. Đặc biệt, khả năng thải loại HPV ở nam kém hơn nữ 26% khiến tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến HPV như ung thư hầu họng, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, sùi mào gà… ngày càng tăng cao ở đối tượng này.

Cho đến nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm chẩn đoán HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung được FDA công nhận ở nữ nhưng chưa có bất kỳ phương pháp nào được phê duyệt ở nam giới nên khi triệu chứng đã rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, các biện pháp bảo vệ cho cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới), MSM (cộng đồng nam quan hệ đồng giới) để hạn chế nguy cơ lây nhiễm và ngăn chặn các bệnh do HPV còn hạn chế. Do đó, nam giới là nhóm đối tượng nên tiêm vắc xin HPV càng sớm càng tốt từ 9-45 tuổi để giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu bảo vệ cơ thể, nhất là khi chưa quan hệ tình dục.

⇒ Xem thêm: Tiêm HPV cho nam giới ở đâu? Giá bao nhiêu?

nam giới tiêm hpv
Nam giới có nên tiêm HPV không là thắc mắc của rất nhiều Khách hàng.

Không tiêm phòng HPV có ảnh hưởng gì không?

CÓ! Việc không tiêm phòng HPV có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của bản thân cũng như ảnh hưởng đến cộng đồng.

Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 200 tuýp HPV, trong đó có khoảng 40 tuýp gây ra các vấn đề về bộ phận sinh dục. Trong đó có 12 tuýp HPV thuộc nhóm có nguy cơ cao, đặc biệt là tuýp HPV (16,18) có thể gây ra các tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn… HPV cực kỳ nguy hiểm vì hầu hết các trường hợp nhiễm không có triệu chứng rõ ràng, virus tồn tại âm thầm lâu năm, cho đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn khiến cho việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Thống kê cho thấy, HPV là nguyên nhân gây ra hơn 1 triệu trường hợp ung thư mới mỗi năm. Ngoài ung thư cổ tử cung, các tuýp HPV nguy cơ cao còn là tác nhân gây ra:

Các tuýp HPV nguy cơ thấp, đặc biệt là HPV (6 và 11) là tác nhân gây ra mụn cóc sinh dục, sùi mào gà ở cả nam và nữ. Những bệnh này tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khiến người bệnh đau đớn, mặc cảm, tự ti, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, HPV rất dễ tái nhiễm, tức là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại. Tiêm vắc xin giúp tránh tái nhiễm các tuýp HPV đã mắc và nhiễm các tuýp HPV khác chưa mắc. Bên cạnh đó, tuổi 27-45 là độ tuổi có nhiều hoạt động tình dục, việc mở rộng tiêm vắc xin HPV cho độ tuổi này không chỉ giúp phòng rủi ro lây nhiễm HPV mà còn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bạn tình.

Độ tuổi lý tưởng tiêm ngừa HPV ở nữ và nam

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết vắc xin HPV phát huy hiệu quả cao khi tiêm cho trẻ từ 9-14 tuổi. Đây được coi là độ “tuổi vàng” nên tiêm vắc xin HPV vì trẻ chưa bước vào đời sống tình dục nên tỷ lệ phơi nhiễm với HPV là rất thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy vắc xin đạt hiệu quả bảo vệ vượt trội lên đến 30 năm, đồng thời kháng thể duy trì ở nồng độ cao, không suy giảm theo thời gian khi tiêm sớm cho trẻ từ 9-14 tuổi.

Với người từ 15-45 tuổi, vắc xin vẫn có hiệu quả bảo vệ phòng các chủng HPV nguy cơ cao mà còn giúp phòng nguy cơ lây các chủng HPV chưa nhiễm cũng như chặn nguy cơ tái nhiễm HPV, đặc biệt là những người có đời sống tình dục phong phú, nhiều bạn tình.

⇒ Xem thêm: Tiêm HPV bao nhiêu tuổi là tốt nhất? Ngoài độ tuổi có được không?

nên tiêm hpv
Có nên tiêm HPV phòng ung thư cổ tử cung không? Câu trả lời là CÓ!

Ai không nên tiêm ngừa HPV?

HPV được đánh giá là an toàn và hiệu quả cao ở nam và nữ từ 9-45 tuổi, cho dù đã từng quan hệ tình dục, đã lập gia đình, đã sinh con hay cho con bú. Tuy nhiên, theo quy định của các tổ chức y tế trên thế giới và nhà sản xuất, vắc xin HPV cũng có những trường hợp chống chỉ định theo thông tin kê toa. Cụ thể:

Các loại vắc xin phòng HPV hiện nay: Giá, lịch tiêm

Hiện Việt Nam có 2 loại vắc xin phòng HPV là Gardasil (Mỹ) và vắc xin Gardasil 9 được sử dụng với hiệu quả bảo vệ cao. Tuy nhiên, hai loại vắc xin phòng HPV này có một số điểm cơ bản khác nhau như số lượng tuýp HPV có thể phòng ngừa, đối tượng, lịch tiêm, tác dụng phòng ngừa và hiệu quả cũng khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về 2 loại vắc xin Gardasil (Mỹ) và vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) nhằm giúp Khách hàng có thể chọn lựa được loại vắc xin phù hợp với nhu cầu phòng bệnh cũng như khả năng tài chính của chính mình:

Tiêu chí Vắc xin Gardasil (Mỹ) Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) Nhà sản xuất Merck Sharp & Dohme (MSD - Mỹ) Merck Sharp & Dohme (MSD - Mỹ) Phòng bệnh Vắc xin Gardasil đ có tác dụng phòng ngừa hiệu quả 4 tuýp HPV (6, 11, 16 và 18) gây ra các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục, các bệnh lý do nhiễm HPV. Vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 bảo vệ khỏi 9 tuýp virus HPV phổ biến (6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58) gây bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản… Đối tượng Trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi Nam giới và nữ giới, từ 9 đến 45 tuổi Lịch tiêm Phác đồ 3 mũi: Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 2 mũi:

Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

Người từ tròn 15 tuổi đến 45 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:

Phác đồ 3 mũi (0-2-6):

Phác đồ tiêm nhanh:

Chống chỉ định Người mẫn cảm với các thành phần có trong vắc xin.

Không được tiếp tục dùng Gardasil nếu có phản ứng quá mẫn với lần tiêm trước.

Người quá mẫn với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của vắc xin được liệt kê trong phần “Thành phần”.

Những người bị quá mẫn sau khi tiêm Gardasil 9 hoặc Gardasil trước đây không nên tiêm Gardasil 9.

⇒ Giá vắc xin HPV có thể thay đổi vào từng thời điểm, tùy thuộc vào sự biến động của thị trường, Quý Khách hàng có thể tham khảo giá vắc xin HPV cũng như các loại vắc xin quan trọng khác cho trẻ em và người lớn của Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC tại đây.

Tiêm ngừa HPV ở đâu đảm bảo vắc xin chất lượng?

VNVC là Hệ thống hàng trăm trung tâm tiêm chủng An toàn - Uy tín - Chất lượng số 1 Việt Nam, hiện đang có sẵn cả hai loại vắc xin HPV với số lượng lớn, bao gồm: vắc xin Gardasil và vắc xin Gardasil 9 (Mỹ), danh mục hơn 50 loại vắc xin phòng hơn 40 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em và người lớn cùng đa dạng các Gói vắc xin, combo vắc xin HPV với giá ưu đãi, tặng kèm nhiều phần quà hấp dẫn.

VNVC còn đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất khang trang, rộng rãi, hiện đại với các phòng và khu vực chức năng chuyên biệt, phòng tiêm không kết hợp các hoạt động khác và có khu vực riêng biệt cho từng quy trình. Toàn bộ quá trình từ sảnh chờ, phòng khám, phòng tiêm, khu vui chơi, các phòng và khu vực chức năng tại mỗi trung tâm, công tác vệ sinh và sát khuẩn được thực hiện chuyên nghiệp, khử trùng nhiều lần trong ngày đảm bảo lưu thông không khí sạch sẽ, vô khuẩn và môi trường luôn thoáng mát.

tiêm hpv tại vnvc
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC với hàng trăm trung tâm quy mô lớn trên toàn quốc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêm vắc xin HPV phòng bệnh của người dân Việt Nam.

VNVC làm việc từ 7h30 đến 17h từ thứ 2 đến chủ nhật, xuyên trưa không nghỉ. VNVC cung cấp đa dạng dịch vụ tiêm chủng cho các khách hàng linh theo hoạt theo độ tuổi. Khách hàng có thể đến trực tiếp các Trung tâm VNVC trên toàn quốc hoặc liên hệ với VNVC thông qua:

Một số câu hỏi khác liên quan đến tiêm HPV

1. Đã quan hệ rồi có tiêm được HPV không?

CÓ! Đã quan hệ rồi vẫn có thể tiêm HPV được. Bởi bất kỳ ai cũng có khả năng nhiễm các tuýp HPV ở nhiều lần quan hệ khác nhau. Chính vì vậy, các chuyên gia nhấn mạnh với những người đã quan hệ tình dục rồi việc tiêm vắc xin HPV càng cần thiết và quan trọng để ngăn chặn nguy cơ nhiễm các tuýp HPV khác có trong vắc xin.

2. Đã nhiễm HPV rồi có tiêm HPV được không?

CÓ! Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 200 tuýp HPV, trong đó có khoảng 40 tuýp gây ra các vấn đề về bộ phận sinh dục. Do đó, nếu đã nhiễm tuýp HPV này thì hoàn toàn có thể nhiễm các tuýp HPV còn lại nếu không có biện pháp phòng ngừa và không có khả năng một người nhiễm hết tất cả các tuýp HPV chỉ trong một lần. Chính vì vậy, nếu được chẩn đoán đã nhiễm HPV thì vẫn tiêm vắc xin HPV được để ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của các tuýp HPV còn lại.

Tuy nhiên, trước khi quyết định tiêm vắc xin HPV, hãy trao đổi các thông tin cần thiết về sức khỏe, bệnh sử, lịch sử tiêm chủng cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc để được chỉ định tiêm chủng chính xác và phú hợp.

3. Đã lớn tuổi thì tiêm HPV còn hiệu quả không? Có nên tiêm?

CÓ! Chuyên gia cho biết người lớn rất cần vắc xin HPV, bởi đây là nhóm đối tượng đã quan hệ tình dục nhiều năm, hoạt động tình dục đa dạng nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm, khả năng lây nhiễm và ủ bệnh do HPV là rất cao. Chủ động tiêm vắc xin HPV chính là cách cung cấp miễn dịch đặc hiệu không chỉ giúp phòng bệnh cho bản thân mà còn bảo vệ bạn tình, tăng khả năng miễn dịch trong cộng đồng.

Đồng thời, các kết quả nghiên cứu cho thấy, vắc xin Gardasil phòng 9 chủng HPV cho hiệu lực phòng bệnh ở người lớn từ 27-45 tuổi tương tự như ở người trẻ tuổi từ 16-26 tuổi. Do đó, người lớn từ 27-45 tuổi, bất kể là nam, nữ đã quan hệ tình dục, sinh con hay chưa đều có thể tiêm HPV và khả năng đáp ứng miễn dịch vẫn ở mức cao.

Những cách phòng ngừa HPV song song với tiêm vắc xin

Để phòng ngừa hiệu quả ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV, ngoài việc chủ động tiêm vắc xin HPV, có thể áp dụng song song các cách phòng ngừa sau để tăng hiệu quả bảo vệ sức khỏe:

kiểm tra sức khỏe định kỳ
Phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn 1-2 lần/ năm để tầm soát các vấn đề sức khỏe.

Có nên tiêm HPV? Câu trả lời là CÓ! Bởi cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả, đơn giản và tiết kiệm nhất là “Tiêm phòng sớm - Hiệu quả cao”. Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC hiện có đầy đủ các loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư nguy hiểm khác do virus HPV.

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/tiem-banh-hoang-tu-be-tap-nhanh-nhu-gio-a52561.html