Bệnh ung thư bàng quang có chữa được không? Yếu tố nào ảnh hưởng?

Ung thư bàng quang là một căn bệnh nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị khi bệnh ở giai đoạn sớm. Vậy bệnh ung thư bàng quang có chữa được không? Nguyên nhân nào gây ung thư bàng quang? Thạc sĩ bác sĩ Cao Vĩnh Duy, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM thông tin đến độc giả qua bài viết sau.

ung thư bàng quang có chữa được không

Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang là một dạng ung thư tương đối hiếm gặp và xảy ra ở bàng quang - một cơ quan rỗng nằm ở vùng bụng dưới, giữ chức năng chứa nước tiểu do thận đào thải ra. Bác sĩ có nhiều phương pháp để điều trị ung thư bàng quang, bao gồm cả phẫu thuật để loại bỏ các mô ung thư. Bệnh có khả năng tái phát sau khi điều trị, vì vậy người bị ung thư bàng quang nên theo dõi sát sao các biểu hiện bất thường của cơ thể và nên tái khám định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh. (1)

Nguyên nhân nào gây ung thư bàng quang?

Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến ung thư bàng quang, tuy nhiên bác sĩ và các nhà nghiên cứu khoa học đã xác định được nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang bao gồm:

Ung thư bàng quang có chữa được không?

Có. Ung thư bàng quang có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên nếu không được điều trị, ung thư bàng quang có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Ung thư đã di căn hoặc lan rộng sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh và rút ngắn thời gian sống.

Giống như nhiều loại ung thư, việc phát hiện và điều trị sớm làm tăng cơ hội sống và thời gian sống cho người mắc ung thư bàng quang. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, 96% số người được điều trị ung thư giai đoạn đầu vẫn còn sống sau 5 năm chẩn đoán.

77% số người mắc bệnh ung thư bàng quang vẫn còn sống sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán. Do đó, người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để tầm soát và điều trị ung thư bàng quang kịp thời.

Tiên lượng điều trị ung thư bàng quang

Nếu không được điều trị, ung thư bàng quang có thể lan sang các bộ phận khác trên cơ thể người bệnh. Ung thư đã di căn hoặc lan rộng có thể ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh. Giống như nhiều loại ung thư khác, việc phát hiện và điều trị sớm làm tăng thời gian sống sau khi điều trị. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, 96% số người được điều trị ung thư giai đoạn đầu sẽ sống sau 5 năm chẩn đoán. Nhìn chung, 77% số người mắc bệnh ung thư bàng quang sẽ sống sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán.

Chẩn đoán giai đoạn ung thư bàng quang như thế nào?

Bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư bàng quang, bao gồm:

phân tích tế bào học tìm căn nguyên ung thư
Bác sĩ sẽ tiến hành phân tích tế bào học để tìm nguyên nhân gây ung thư

Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu, tế bào học và nội soi bàng quang cho thấy người bệnh bị ung thư bàng quang, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm hiểu thêm về mức độ bệnh, bao gồm:

Sau đó, bác sĩ sẽ tổng hợp các dữ liệu trên và sử dụng để xác định giai đoạn bệnh. Tìm ra giai đoạn ung thư giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị bệnh và đưa ra tiên lượng để việc điều trị đạt kết quả như mong đợi.

Ung thư bàng quang có thể mới ở giai đoạn đầu (chỉ giới hạn ở niêm mạc bàng quang) hoặc xâm lấn (ung thư đã xâm nhập vào thành bàng quang và có thể lan đến các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết). Các giai đoạn bao gồm từ TA (giới hạn ở lớp lót bên trong bàng quang) đến IV (mức độ xâm lấn cao nhất). Trong giai đoạn sớm nhất (TA, T1 hoặc CIS), ung thư chỉ giới hạn ở niêm mạc bàng quang hoặc trong mô liên kết ngay bên dưới lớp lót, nhưng chưa xâm lấn vào thành cơ chính của bàng quang.

Giai đoạn II đến IV biểu thị ung thư xâm lấn:

Một hệ thống phân giai đoạn phức tạp hơn là TNM (viết tắt của sự liên quan đến khối u, hạch và di căn) gồm các mục:

Phương pháp điều trị ung thư bàng quang

Có phương pháp chính để điều trị ung thư bàng quang. Bác sĩ có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp điều trị để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến. Bác sĩ chọn các phương án phẫu thuật dựa trên giai đoạn ung thư. Ví dụ, TURBT - thủ tục được sử dụng để chẩn đoán ung thư bàng quang, có thể dùng để điều trị ung thư bàng quang chưa lan rộng. Bác sĩ có thể loại bỏ khối u hoặc sử dụng điện năng lượng cao để triệt tiêu các tế bào ung thư.

phẫu thuật điều trị ung thư bàng quang
Nếu ung thư bàng quang đã vào giai đoạn muộn, bác sĩ sẽ phẫu thuật để cắt bỏ khối u

Cắt bàng quang triệt để là một lựa chọn điều trị khác để loại bỏ bàng quang và các cơ quan xung quanh. Thường được thực hiện ở người bị ung thư lan ra ngoài bàng quang hoặc có một số khối u ở giai đoạn đầu nằm rải rác khắp bàng quang.

Ở nam giới, phẫu thuật dùng để cắt bỏ tuyến tiền liệt và túi tinh. Ở phụ nữ, bác sĩ sẽ cắt bỏ buồng trứng, tử cung và một phần âm đạo. Bác sĩ có thể theo dõi phẫu thuật bằng hóa trị hoặc xạ trị để triệt tiêu các tế bào ung thư bị bỏ sót trong quá trình phẫu thuật như một liệu pháp bổ trợ.

2. Hóa trị

Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc gây độc cho tế bào ung thư, hoặc hóa trị tại chỗ bằng cách bơm thuốc trực tiếp đến bàng quang thông qua ống đưa vào niệu đạo của người bệnh.

3. Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là phương pháp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư. Có nhiều loại liệu pháp miễn dịch , trong đó có liệu pháp ức chế PD-1 và PD-L1: PD-1 và PD-L1 là các protein được tìm thấy trên một số tế bào nhất định.

PD-1 nằm trên bề mặt tế bào T giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch của cơ thể. PD-L1 là một loại protein được tìm thấy trên bề mặt của một số tế bào ung thư. Khi hai protein này kết nối với nhau, sự kết nối này sẽ giúp tế bào T không tiêu diệt tế bào ung thư. Trong liệu pháp ức chế, 2 protein không thể kết nối với nhau, mở đường cho tế bào T tiêu diệt tế bào ung thư.

4. Xạ trị

Xạ trị có thể là một giải pháp điều trị ung thư bàng quang. Bác sĩ có thể kết hợp xạ trị với TURBT và hóa trị. Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố như sự phát triển của khối u và đặc điểm của khối u trước khi đề xuất phương pháp điều trị này.

5. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Liệu pháp nhắm mục tiêu tập trung vào những thay đổi di truyền biến tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư. Ví dụ, thuốc gọi là thuốc ức chế gen FGFR nhắm vào các tế bào có thay đổi gen giúp tế bào ung thư phát triển.

Hướng dẫn chăm sóc sau điều trị ung thư bàng quang và lưu ý cần biết khi điều trị

50% người mắc bệnh ung thư bàng quang được phát hiện ở giai đoạn đầu nên tương đối dễ điều trị. Tuy nhiên, sau điều trị bệnh rất dễ tái phát nên người bệnh sẽ cần tái khám thường xuyên sau khi điều trị. Nên lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp:

ăn uống kĩ trong quá trình điều trị bệnh
Chế độ ăn giàu chất xơ góp phần hỗ trợ trong quá trình điều trị ung thư bàng quang.

Biện pháp phòng tránh ung thư bàng quang

Chưa có biện pháp ngăn ngừa hoàn toàn ung thư bàng quang, tuy nhiên việc giảm thiểu yếu tố nguy cơ có thể giúp giảm rủi ro mắc ung thư bàng quang. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang có thể bao gồm:

Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM là nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, chuyên tư vấn, thăm khám và điều trị hiệu quả bệnh về đường tiết niệu, giúp hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của độc giả về vấn đề “Bệnh ung thư bàng quang có chữa được không? Yếu tố nào ảnh hưởng?”. Phát hiện ung thư bàng quang ngay từ giai đoạn sớm sẽ tăng khả năng điều trị thành công và tiết kiệm chi phí điều trị bệnh. Vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là điều hết sức cần thiết để phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời.

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/tham-cung-than-bi-tap-19-a53140.html