Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng nguy hiểm

Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh là hiện tượng hết sức bình thường nhưng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm và kịp thời.

Cơ thể trẻ sơ sinh rất yếu ớt, đặc biệt là não và hộp sọ. Hộp sọ của trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh không cứng cáp và hợp nhất như của người lớn. Chúng được cấu tạo từ những phần xương khá mềm và giao nhau ở “những đường nối”. Phần xương này sẽ cứng cáp và liên kết vững chắc với nhau hơn khi trẻ lớn dần. Tuy vậy, trong quá trình sinh nở, do nhiều yếu tố mà hộp sọ thai nhi dễ bị tổn thương, bướu huyết thanh là một trong những tổn thương thường gặp khi trẻ chào đời, với biểu hiện là vết sưng nề, sờ vào thấy mềm ở phần đỉnh đầu. .

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, cứ 100 trẻ chào đời thì có khoảng 2 trẻ bị bướu huyết thanh. Tuy nhiên nhiều người hiện nay vẫn đang nhầm lẫn bướu huyết thanh và bướu máu, chúng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bướu máu là những tổn thương mạch máu bình thường không xuất hiện ngay khi sinh, trong khi đó, bướu huyết thanh là hiện tượng sưng phù ở đỉnh đầu xuất hiện ngay sau sinh, chạm vào khiến trẻ đau và khóc. Khác với bướu máu, bướu huyết thanh lành tính hơn, được đánh giá là vô hại và thường tự khỏi.

Tuy vậy, nếu bướu huyết thanh xuất hiện ở những vị trí bất thường, bướu lan rộng và to, phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan mà nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Bướu huyết thanh là gì, triệu chứng của bướu huyết thanh?

Bướu huyết thanh (tên tiếng Anh Caput Succedaneum, hay còn gọi là Caput) là tình trạng sưng hoặc phù nề da đầu, làm xuất hiện cục u trên đỉnh đầu của trẻ ngay sau khi sinh. Bướu huyết thanh không phải là một tình trạng bệnh lý, không gây ra những tổn thương liên quan đến não và hộp sọ, tuy nhiên bướu huyết thanh có thể gây ra những vấn đề khác, chẳng hạn như vàng da hoặc thiếu máu sơ sinh.

Ngoài sưng phần da đầu, bướu huyết thanh có thể dễ nhận thấy trên khuôn mặt của em bé tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương trong lúc được đưa ra khỏi cơ thể người mẹ.

Nguyên nhân gây bướu huyết thanh

Bướu huyết thanh là hiện tượng được tạo thành trong quá trình sinh con qua đường âm đạo, khi có áp lực chèn ép, tác động vào đầu trẻ, làm sưng nề, bầm tím. Các áp lực này có thể đến từ thành âm đạo và tử cung trong giai đoạn người mẹ mang thai và chuyển dạ đặc biệt khi mẹ sinh con bằng đường tự nhiên, khiến các mạch máu rất nhỏ ở da đầu trẻ bị tổn thương hoặc bị vỡ, gom tụ lại thành một khối sưng nhỏ.

Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao gồm:

Biến chứng của bướu huyết thanh

Bác sĩ Bạch Thị Chính cho rằng, bướu huyết thanh là hiện tượng hết sức bình thường, không gây hại và không nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Khối máu tụ của bướu huyết thanh nằm ở bên ngoài hộp sọ, do đó não được bảo vệ an toàn khỏi bất kỳ các tổn thương nào từ bướu huyết thanh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan vì đôi khi bướu huyết thanh cũng có thể gây ra một số vấn đề như:

Vàng da: Khi lượng máu trong bướu huyết thanh được tái hấp thu, nó làm cho nồng độ bilirubin trong máu tăng lên. Vàng da là kết quả của lượng bilirubin tăng bất thường trong máu, khiến nguy cơ vàng da ở những đứa trẻ có bướu huyết thanh cao hơn. Vàng da cũng là một hiện tượng sinh lý và thường tự hết sau 1-2 tuần. Nếu vàng da kéo dài mà không có sự can thiệp sớm, bệnh có thể gây ra vàng da nhân não, di chứng về thần kinh, gây ra gánh nặng cho gia đình, ảnh hưởng đến cuộc đời của đứa trẻ.

Thiếu máu: Sự xuất hiện của bướu huyết thanh được đánh giá là yếu tố nguy cơ của thiếu máu do lượng máu tích tụ tại bướu huyết thanh được lấy từ một phần trong hệ tuần hoàn của trẻ sơ sinh. Bướu huyết thanh càng lớn thì nguy cơ mất máu càng cao. Mất máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm trùng: Đây là biến chứng hiếm gặp nhất và gây nguy hiểm nhất trong các trường hợp mắc bướu huyết thanh. Các tổn thương trên da trong quá trình va chạm có thể khiến vi khuẩn tấn công. Khi bị nhiễm trùng do bướu huyết thanh, trẻ có thể sốt, phần bướu huyết thanh sưng to hoặc chảy dịch bất thường. Nhiễm trùng có thể gây ra tình trạng cực kỳ nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm và điều trị kịp thời.

Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ trong những trường hợp không nên sinh con đường tự nhiên. Đối với những ca sinh khó, phải dùng các dụng cụ sản khoa hỗ trợ gây tình trạng bướu huyết thanh, phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng về thần kinh như li bì, co giật… và đưa bé đi kiểm tra, siêu âm thóp ngay để được chẩn đoán và xử lý kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/buou-mau-o-tre-so-sinh-a53371.html