Bật mí 13 cử chỉ tay thường dùng trong giao tiếp hiệu quả

Ngôn ngữ cơ thể chiếm một vị trí quan trọng trong sự thu hút, bên cạnh ngôn từ trong giao tiếp. Một trong những ngôn ngữ cơ thể phổ biến nhất, là cử chỉ tay trong giao tiếp. Vì đôi khi nó còn hữu dụng hơn cả lời nói, trong một vài trường hợp. Vì vậy, hôm nay Edumall sẽ bật mí 13 cử chỉ tay thường dùng trong giao tiếp hiệu quả cho công việc và đời sống hằng ngày.

Ngôn ngữ cơ thể là gì?

Giao tiếp là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, thông qua giao tiếp chúng ta thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc, tính cách của bản thân mình và tiếp nhận thông tin tương tự từ những người xung quanh. Để đạt được hiệu quả trong quá trình giao tiếp, bên cạnh phương tiện ngôn ngữ (verbal) thì phi ngôn ngữ (non-verbal) hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể (body language) là yếu tố không thể thiếu, mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Hiểu một cách chung nhất, ngôn ngữ cơ thể là tất cả những gì mà chúng ta bộc lộ ra ngoài trong quá trình giao tiếp với người khác, nhưng không ở dạng lời nói. Ngôn ngữ cơ thể được tạo nên từ chuyển động của các bộ phận cơ thể và kết quả là những gì có thể quan sát được như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, động tác tay và giọng điệu.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, có đến 80% thông tin chúng ta nhận được từ một cuộc trò chuyện không phải qua lời nói mà chính là từ cử chỉ và hành động. Đôi khi ngôn ngữ cơ thể còn là công cụ hữu hiệu để thể hiện những điều khó nói và tế nhị. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cơ thể còn là đặc trưng của từng nền văn hóa, thể hiện bản sắc không thể trộn lẫn của cộng đồng ấy trong giao tiếp.

Các loại cử chỉ tay

Cử chỉ tay cũng giống như các món phụ trong bữa ăn, bao gồm rất nhiều loại. Theo phân loại của nhà nghiên cứu David McNeil về cử chỉ tay thì nó có 4 loại chính bao gồm: biểu tượng, ẩn dụ, chỉ trỏ và nhịp điệu.

Cử chỉ mang tính biểu tượng

Những cử chỉ mang tính biểu tượng là hình ảnh trực quan về những gì chúng ta đang nói đến. Ví dụ, nếu bạn nói về việc đi bộ chân trần trên cỏ tuyệt thế nào, bạn có thể sẽ tạo hình ngón trỏ và ngón cái thành ‘chân’ và cho chúng đi bộ trong không khí.

Một ví dụ khác là khi bạn quay tròn ngón tay có thể nghĩa là ai đó đang lo lắng hoặc một cơn lốc xoáy; ý nghĩa sẽ phụ thuộc vào ngữ cảnh.

Cử chỉ ẩn dụ

Các cử chỉ ẩn dụ là phép ẩn dụ bằng hình ảnh. Những cử chỉ này xuất hiện khi chúng ta nói về những ý nghĩa trừu tượng, chẳng hạn như triết học hoặc toán học. Ví dụ, khi mọi người được yêu cầu diễn đạt một bài toán số học (ví dụ như mất bao nhiêu thời gian cho một số nhân công nhất định để hoàn thiện một công trình), họ làm động tác quét tay dài để thể hiện sự thay đổi hoặc gõ tay nhanh hoặc làm hình zic zac để diễn tả các yếu tố khác của bài toán.

Cử chỉ chỉ trỏ

Cử chỉ này có nghĩa chúng ta chỉ ra hướng của một cái gì đó, một nơi nào đó hoặc ai đó.

Cử chỉ nhịp điệu

Cử chỉ nhịp điệu có thể hiểu là bạn đưa tay theo nhịp của lời nói hoặc lời phát biểu. Mỗi khi bạn nhấn trọng âm một từ, bàn tay có thể di chuyển xuống dưới để nâng cao tác dụng những gì bản thân nói.

Cử chỉ được giải mã bởi cùng một phần của bộ não giải mã ngôn ngữ và ký hiệu.

Cử chỉ giúp chúng ta suy nghĩ

Cử chỉ giúp chúng ta giao tiếp với người khác và cũng có thể giúp bản thân suy nghĩ và làm cho ngôn ngữ được mạch lạc hơn.

Một số giả thuyết cho rằng cử chỉ giúp chúng ta đóng góp (về mặt không gian) thông tin mà bản thân muốn nói đến. Vì vậy, nếu muốn mô tả 2 đối tượng khác nhau như thế nào hoặc cách một thứ thay đổi thành một thứ khác, cử chỉ sẽ giúp bạn tìm ra từ ngữ thích hợp.

Thậm chí, các nhà nghiên cứu đang xem xét cách cử chỉ và ngôn ngữ được liên kết trong não bộ. Vào năm 2009, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, cử chỉ được giải mã bởi cùng một phần của bộ não giải mã ngôn ngữ và ký hiệu. Điều này cho thấy rằng cử chỉ rất quan trọng đối với ngôn ngữ và sự hiểu biết của chúng ta về nó.

Cùng với đó, nhà nghiên cứu Manuela Macedonia ở Leipzig (Đức) cũng phát hiện ra rằng cử chỉ giúp chúng ta học ngôn ngữ. Học cách cử chỉ trong một ngôn ngữ mới có thể giúp học sinh nhớ từ vựng và tích cực trò chuyện bằng ngôn ngữ đó hơn.

Các nhà khoa học cho rằng cử chỉ của chúng ta có trước ngôn ngữ lời nói. Trên thực tế, nhiều người tin rằng tổ tiên linh trưởng của chúng ta đã sử dụng cử chỉ để giao tiếp với nhau, trước khi bất kỳ loại ngôn ngữ nào phát triển. Ngày nay chúng ta vẫn thấy các loài linh trưởng sử dụng cử chỉ để giao tiếp.

Cử chỉ của khỉ không giống con người, nhưng chúng có thể chỉ là tiền thân của cử chỉ dựa trên ngôn ngữ của chúng ta. Khi bộ não tổ tiên chúng ta lớn hơn thì con người bắt đầu giao tiếp bằng âm thanh. Dù vậy, chúng ta vẫn giữ những cử chỉ của mình.

Tầm quan trọng của cử chỉ tay

Những nhà diễn thuyết và các nhà ảnh hưởng đại tài nhất đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng các cử chỉ tay.

Những nhà lãnh đạo dùng những mô thức cử chỉ tay rất cụ thể.

Holler và Beattie phát hiện rằng các điệu bộ làm gia tăng chất lượng thông điệp của chúng ta lên tới 60%!

Ở Viện nghiên cứu hành vi con người của Connector, đã phân tích hàng ngàn giờ những bài nói chuyện TED và phát hiện một mô hình rất đặc biệt: Những diễn giả TED nổi tiếng nói chuyện qua lời nói VÀ cả tay của họ.

Cụ thể, connector đã phân tích những bài TED được yêu thích và ít được yêu thích nhất:

Những diễn giả TED ít được yêu thích nhất trung bình dùng 272 cử chỉ tay trong 18 phút nói chuyện.

Những nhà diễn giả TED được yêu thích nhất dùng trung bình 465 cử chỉ tay - gần như gấp đôi!

Connector đã phân tích sâu các bài nói chuyện TED được yêu thích nhất cùng các bài diễn thuyết nổi tiếng trong vòng năm thập niên gần nhất.

Những diễn giả TED ít được yêu thích nhất trung bình dùng 272 cử chỉ tay trong 18 phút nói chuyện.

Những nhà diễn giả TED được yêu thích nhất dùng trung bình 465 cử chỉ tay - gần như gấp đôi!

Những Sự Thật Ngỡ Ngàng Về Cử Chỉ Tay:

Bạn sinh ra đã giao tiếp bằng hai bàn tay. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ nhỏ biết sử dụng cử chỉ tay khi được 18 tháng tuổi thì sẽ có khả năng giao tiếp rất tuyệt vời sau này. Cử chỉ tay thể hiện cho trí thông minh cao. Hãy xem em bé đáng yêu sau dùng cử chỉ tay với “một chú nhện nhỏ xíu”:

Cử chỉ tay khiến mọi người lắng nghe bạn. Spencer Kelly, giáo sư môn tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Colgate và cùng là đồng chủ nhiệm của Khoa trung tâm về Ngôn ngữ và Não bộ, phát hiện ra rằng cử chỉ tay khiến mọi người tập trung hơn vào âm thanh của bài nói. Kelly nói rằng, “Điệu bộ không phải là phần thêm vào của ngôn ngữ - chúng gần như thực sự là một phần nền tảng của nó [ngôn ngữ]”

Làm Sao Để Giao Tiếp Cùng Với Tay Của Bạn:

Sử dụng cử chỉ tay của bạn theo hướng đạt phản hồi tích cực. Chỉ sử dụng những điệu bộ chuẩn mực thôi!

Ở đây ta có một dải trải dài. Cử chỉ tay chỉ tuyệt vời khi dừng ở một điểm nhất định.

Dải tay:

Thấp (Cứng nhắc) Lí tưởng (Ấn tượng) Cao (Đôi tay nhạc sĩ trưởng)

Tạo điệu bộ có chủ đích. Giống như khi bạn tạo những điểm chính cho bài giới thiệu hay thuyết trình, cũng hãy thực hiện như vậy với cử chỉ tay. Những nhà diễn giả TED tài ba nhất sử dụng tay của họ một cách có chủ đích để diễn đạt những điểm quan trọng. Dùng danh sách dưới đây để thực hành.

Hiểu được tầm quan trọng của cử chỉ tay trong công việc và đời sống. Edumall xin tặng bạn “Khóa Học Kỹ Năng Giao Tiếp Và Ứng Xử Hiệu Quả”. Để được trang bị đầy đủ kiến thức, thực hành các bài tập thực tế để cải thiện, nâng cao và phát triển kỹ năng giao tiếp của mình.

13 cử chỉ tay thường dùng trong giao tiếp hiệu quả

Tập Trung Nào
Tập Trung Nào

Đây là điệu bộ rất mạnh, nên dùng nó với sự cẩn thận. Nó là điệu bộ “để kết lại” hoặc “tập trung ở đây”. Âm thanh và thao tác thu hút sự tập trung và nói cho mọi người biết rằng: “Những điều tôi sẽ nói đây là rất quan trọng!”

Tôi Rất Quyết Tâm

Tôi Rất Quyết Tâm

Bất kể khi nào bạn đưa ra một nắm đấm rất chắc hướng về ai đó hoặc đặt vào không khí, bạn đang thể hiện sức mạnh. Dùng nó đi đôi với một điểm RẤT quan trọng. Hãy cẩn trọng khi dùng điệu bộ này với giọng bực tức, bởi vì nó có thể được hiểu là sự giận dữ!

Nhỏ, Trung Bình, Và Lớn

Nhỏ, Trung Bình, Và Lớn

Đây là một điệu bộ rất dễ và có thể được dùng đơn giản để chỉ cho ai đó mức độ của một thứ. Bạn có thể dùng nó để chỉ ra mức độ lớn hoặc nhỏ của một thứ hay điểm đứng của một ai đó. Lấy ví dụ, bạn có thể dùng mức độ cao ở điệu bộ này để chỉ “Điều này rất quan trọng đó!” hoặc mức độ thấp để nói “Anh ấy chỉ là một người thấp tủn ở giữa những cây đại thụ”

Tôi Đã Sẵn Sàng Lắng Nghe Rồi Đây

Tôi Đã Sẵn Sàng Lắng Nghe Rồi Đây
Tôi Đã Sẵn Sàng Lắng Nghe Rồi Đây

Đây là một trong những điệu bộ ưa thích của Kevin O’Leary, một trong những nhà đầu tư khởi điểm của chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Mỹ. Kiểu tháp này là khi bạn nhẹ nhàng đặt các đầu ngón tay lại với nhau. Nó được xem là một điệu bộ thể hiện sự khôn ngoan, nhưng đừng quá lạm dụng. Ngày nay, mọi người đều có thể áp dụng nó.

Để Tôi Nói Với Bạn

Để Tôi Nói Với Bạn

Chỉ tay nên được dùng với sự cẩn thận. Chúng ta không thích bị chỉ mặt bởi nó có thể bị xem là sự buộc tội hay xâm phạm. Tuy nhiên, bạn có thể chỉ tay để thu hút sự chú ý của ai đó hoặc đơn giản là tạo ra một điểm nhấn. Ví dụ, điệu bộ này sẽ kết hợp hoàn hảo với:

Chỉ Một Phần

Chỉ Một Phần

Điệu bộ này có thể được sử dụng để minh họa một điểm rất cụ thể trong một ý tưởng. Khi bạn đang nói về một lĩnh vực của thứ gì đó, điệu bộ này có thể chỉ ra rằng nó là riêng biệt.

Tôi Là Người Cao Thượng

Tôi Là Người Cao Thượng
Tôi Là Người Cao Thượng

Khi bạn đưa cả hai tay lên cao và bình thản hướng mặt về phía khán giả, nó rất giống dáng của Chúa. Dùng nó khi bạn tạo ra một điệu bộ tầm vĩ mô.

Mẹo Nhỏ:

Sau đây là một vài cách để thực hành những điệu bộ này:

Phát Triển

Bất cứ khi nào bạn đưa tay và điệu bộ lên trên, bạn có ý chỉ một hình thức phát triển hoặc gia tăng. Nó có thể dùng để ẩn ý về dự kiến sự phát triển, sự hào hứng hoặc nơi hướng tới của một điều gì đó.

Tiến Lại Gần Nhau

Tiến Lại Gần Nhau

Khi bạn đưa hai tay về với nhau, nó là điệu bộ của sự kết hợp và một cách tuyệt vời để chỉ ra hai lực lượng tiến lại thành một, một cách hình tượng. Thậm chí bạn có thể kết hợp hoặc gập tay lại với nhau để chỉ sự song hành tuyệt đối.

Nó Chỉ Có Thể Là Như Vậy

Bạn có thể dùng hai bàn tay của mình theo phương thẳng đứng và thao tác trượt qua nhau chậm rãi để chứng minh với nhu cầu cần thực hiện chính xác hoặc để tách biệt hai thứ.

Tôi Chẳng Giấu Giếm Gì Cả

Khi tay của bạn nghiêng góc 45 độ với lòng bàn tay ngửa ra, bạn đang cho thấy sự cởi mở và chân thật. Nó giống như việc bạn nói bạn đã lật tất cả lá bài lên bàn rồi.

Bạn Cần Nghe Tôi

Lòng bàn tay hạ xuống thể hiện quyền lực và sự thống trị - nó không tích cực cho lắm, nhưng mang nghĩa chỉ huy. Nếu bạn có một định hướng mạnh mẽ hoặc một mệnh lệnh thì có thể dùng nó. Hãy cẩn thận đừng dùng điệu bộ này một cách mặc định! Bàn tay nên đặt ngửa ra, hướng lên, hoặc nằm ngang khi nói chuyện. Luôn luôn đặt nó ở vị trí thấp sẽ mang tính rất áp đặt.

Dừng Lại

Dừng Lại

Khi bạn đưa nhanh lòng bàn tay về phía ai đó, bạn muốn họ ngừng hoặc dừng lại. Bạn có thể làm như vậy khi bất kỳ ai đang nói và họ sẽ gần như ngay lập tức im lặng. (Chỉ dùng cho trường hợp bức thiết!). Có lần connector ngồi cùng một CEO nọ, và anh ta có thói quen dùng điệu bộ này với nhân viên của anh khi anh ta không muốn nghe nữa. Điều này cực kì cực kì mang tính xúc phạm.

Bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức về ngôn ngữ cơ thể là gì? Tầm quan trọng của cử chỉ tay, các loại cử chỉ tay. Cùng 13 cử chỉ tay thường dùng trong giao tiếp hiệu quả cho công việc và đời sống. Giúp bạn thu hút người đối diện hơn, tăng sức thuyết phục trong thuyết phục, và thăng tiến trong công việc. Hy vọng bạn sẽ áp dụng những gợi ý trên, và đạt được mục đích của mình. Edumall chúc bạn thành công!

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/cu-chi-tay-a53737.html