Những điều cần biết về du học Mỹ

1. Tổng quan về giáo dục và bằng cấpLý do du học Mỹ: Nền giáo dục bậc nhất thế giới, bằng cấp quốc tế, thường xuyên có ít nhất 5 trường đại học danh tiếng hiện diện trong bảng xếp hạng 10 trường tốt nhất thế giới.

Đất nước nói tiếng Anh bản ngữ là môi trường học tiếng Anh tuyệt vời nhất.

Xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc và không khó để hòa nhập.

Đào tạo đa dạng ngành nghề, nhiều sự lựa chọn.

Hệ thống giáo dục Mỹ: Giáo dục mầm non (Kindergarten, Preschool) 2-5 tuổi

Tiểu học (Primary School): Lớp 1- 6 (6-11 tuổi)

Trung học: Middle school: lớp 7-8;

High school: lớp 9-12 (12-18 tuổi)

Cao đẳng cộng đồng (2 năm): Diploma và Chuyển tiếp vào năm 3 ĐH

Đại học: 4 năm

Thạc sĩ: 2 năm

Tiến sĩ: 3 -4 năm

Những điều cần biết về du học Mỹ

Bậc tiểu học và trung học: Tuy có nhiều mô hình khác nhau ở các bậc tiểu học và Trung học Phổ thông (THPT) nhưng nhìn chung giáo dục phổ thông bao gồm 12 năm và kết thúc ở độ tuổi 18. Học phổ thông là bắt buộc và miễn phí với công dân Mỹ khi học tại các trường công lập. Học xong Trung học, học sinh được nhận Bằng tốt nghiệp trung học (High School Diploma) và có thể nộp hồ sơ học tiếp lên ở bậc Đại học/Cao đẳng.

Một năm học trung học tại Mỹ khá giống như ở Việt Nam, chia ra 2 kỳ (semester), kì mùa thu bắt đầu vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 (tùy trường), và kéo dài đến giữa tháng 12. Nghỉ đông và năm mới kéo dài khoảng 3 tuần từ giữa tháng 12 năm nay tới đầu tháng 1 năm sau. Kì mùa xuân bắt đầu từ đầu tháng 1 tới hết tháng 5. Nghỉ xuân khoảng 1 tuần vào tháng 3. Nghỉ hè từ đầu tháng 6 tới cuối tháng 8.

*Lưu ý đối với học sinh quốc tế học Trung học tại Mỹ:

Học sinh quốc tế chọn bậc trung học tại Mỹ chỉ được học 1 năm tại trường công lập với mỗi loại visa. Ví dụ, 1 năm với visa J1 và 1 năm với visa F1.

Không bắt buộc chứng chỉ tiếng Anh khi xin học tại đa số các trường Trung học Mỹ. Học sinh quốc tế nếu chưa đủ tiếng Anh có thể được dạy bổ trợ song song hoặc học riêng một thời gian trước.

Học sinh học trung học tại Mỹ có nhiều lựa chọn hơn cho việc học của mỗi cá nhân thông qua các môn tự chọn. Và cũng chính vì sự lựa chọn các môn khác nhau nên học sinh có thời khóa biểu khác nhau. Trừ trường hợp 2 học sinh cùng chọn các môn và lịch học hoàn toàn giống nhau. Đây cũng là điểm khác biệt rất rõ với học trung học tại VN. Với triết lý “tập trung tới từng cá nhân trong giáo dục con người”, học sinh sẽ tự quyết định con đường học tập và theo đuổi nghề nghiệp của mình thông qua lựa chọn các môn học cho mình.

Trong thời gian học Trung học, học sinh Mỹ sẽ lựa chọn SAT hoặc ACT để thi lấy điểm, điểm đó được nộp khi ứng tuyển vào Đại học. SAT hay ACT được gọi là các kỳ thi chuẩn hóa.

Bậc Đại học:

Các trường đào tạo bậc Đại học tại Mỹ có thể có tên là University hoặc College, cả 2 từ này đều mang nghĩa đại học. (Chứ không phải cứ College là Cao đẳng theo quan niệm người Việt).

Theo từng tiêu chí phân loại khác nhau sẽ có những loại trường khác nhau như sau:

Công lập vs Tư thục National University (NU) vs Libral Arts College (LAC) Đại học 4 năm vs Cao đẳng cộng đồng 2 năm Đại học thường vs Đại học chuyên ngành (ngành đặc biệt như Y, Dược)

Các điểm lưu ý trong phân loại trường Không quá quan trọng việc chọn trường công lập hay tư thục Chất lượng các trường tư tại Mỹ ngang ngửa thậm chí vượt hơn các trường công. Phổ biến nhất là cách phân loại 2, 3.

Trong số các trường College, có thể coi là những trường cao đẳng thực thụ (giống kiểu VN) có thể có 3 loại hình trường: Cao đẳng Cộng đồng (Community College) Cao đẳng (Junior College) Cao đẳng kỹ thuật, nghề nghiệp (Vocational/Technology Institution).

Những điều cần biết về du học Mỹ

Học để lấy bằng cử nhân tại Mỹ kéo dài khoảng 4 năm và có nhiều con đường học tập trong 4 năm này để có chung 1 đầu ra là bằng cử nhân. Bằng cử nhân đầu ra có giá trị hoàn toàn giống nhau cho dù sinh viên theo học con đường nào. Bằng cử nhân thường được gọi là Bachelor of …. Có thể là B.A: Bachelor of Arts, B.S hay B.Sc: Bachelor of Science, B.E. hay B.Eng: Bachelor of Engineering. Điểm đặc biệt trong đào tạo chuyên ngành cử nhân của Mỹ là sinh viên thường có thể chọn 2 chuyên ngành: 1 chính 1 phụ. Cá biệt có những sinh viên chọn học cùng lúc 3 chuyên ngành (tốt nghiệp trễ hơn).

Việc thay đổi ngành khá dễ và được coi là chuyện bình thường, nếu bạn thay đổi sở thích và thấy năng lực phù hợp hơn thì chuyển thôi. Sinh viên thường chốt ngành học sau năm 1 hoặc năm 2. Nếu sinh viên ở năm 3 mà vẫn muốn chuyển.. thì vẫn được. Tuy nhiên những học thêm môn sinh viên sẽ phải chịu chi phí.

Vị trí các trường Cao đẳng cộng đồng trong giáo dục bậc Đại học tại Mỹ

Sinh viên học các trường Cao đẳng Cộng đồng 2 năm ra trường được cấp bằng Associate Degree hoặc Chứng chỉ cao đẳng để ra đi làm. Thông thường nhất sẽ là học lấy Associate Degree 2 năm, sau đó chuyển tiếp lên năm 3 ở một trường Đại học khác để lấy bằng cử nhân. Đây là cách học 2+2 với ưu điểm vừa tiết kiệm chi phí vừa dễ qua được yêu cầu đầu vào. Tuy nhiên trên thực tế, với các học sinh Việt nam thì hay bị trượt Visa. Đây chỉ là con số thống kê chứ không có quy định hay ngăn chặn nào từ LSQ Mỹ khi xét Visa.

Cũng có những sinh viên lựa chọn Chứng chỉ 2 năm cao đẳng ở trường CDCD để đi làm như một kỹ thuật viên hay một kỹ sư thực hành. Chứng chỉ này ít gặp.

Bậc Thạc sĩ và Sau Đại học

Những sinh viên chọn chu kỳ học dài hạn thì trước hết phải qua chương trình 4 năm đại học (Undergraduate University) được cấp bằng cử nhân (Bacholor degree), học tiếp 2 năm chuyên ngành (Graduate University) để có bằng cao học (Master degree - MA/MS), sau đó học tiếp 4 năm để có bằng cấp cao nhất là bằng tiến sĩ chuyên ngành - Doctor of phylosophy (PhD).

Học Thạc sĩ tại Mỹ

Để xin được vào chương trình Thạc sĩ tại Mỹ, ngoài tốt nghiệp chuyên ngành liên quan với điểm phải đạt yêu cầu, bạn cũng thường được yêu cầu: GMAT hoặc GRE, Kinh nghiệm làm việc.

GMAT hay GRE cũng được gọi là những bài thi chuẩn hóa, tùy từng chương trình thạc sĩ sẽ yêu cầu GMAT hay GRE.

Vẫn có những trường Đại học Mỹ không yêu cầu GMAT / GRE, và cũng không yêu cầu kinh nghiệm làm việc.

2. Cơ hội làm việc và định cư:Việc làm thêm: Sinh viên quốc tế được phép làm thêm trong khuôn viên trường, được cấp số An sinh xã hội (SIN), đóng thuế theo quy định. Thời gian làm việc tối đa 20h/tuần, mức lương được thanh toán khác nhau tùy từng bang, trung bình 7-10 USD/h. Thông thường các công việc sinh viên quốc tế có thể làm trong trường là: hỗ trợ giảng dạy, trợ lý nghiên cứu, hướng dẫn viên các lớp thể thao, nhân viên thư viện, dạy kèm hoặc làm việc tại các phòng dịch vụ sinh viên, nhà ăn, quán cà phê, hiệu sách…

Việc làm đúng theo chương trình học:

Đối tượng đủ điều kiện đăng ký CPT:

- Bạn phải là sinh viên học toàn thời gian (full-time) ít nhất 9 tháng tại thời điểm nộp đơn.

- Sinh viên phải có visa F1 tại thời điểm nộp đơn và duy trì trạng thái hợp pháp visa này trong suốt thời gian thực tập theo CPT.

- Sinh viên phải chứng minh chương trình thực tập/việc làm nằm trong chương trình học do trường đại học thiết lập.

- Sinh viên phải đảm bảo vị trí thực tập/việc làm tại thời điểm đăng ký.

OPT (Optional Practical Training): Cho phép sinh viên quốc tế với visa F-1 làm việc tối đa 12 tháng (trong mỗi bậc học) trong lĩnh vực liên quan tới ngành học của mình. Riêng đối với sinh viên quốc tế đã hoàn thành bằng cấp ở 1 số ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) có thể xin OPT làm việc lên đến 36 tháng sau khi tốt nghiệp.

OPT không bắt buộc phải nằm trong chương trình học của sinh viên. OPT có thể được hoàn thành trước hoặc sau khi tốt nghiệp. Sinh viên không cần đảm bảo vị trí thực tập/việc làm tại thời điểm đăng ký OPT.

Những điều cần biết về du học Mỹ

Đối tượng đủ điều kiện đăng ký OPT: - Bạn phải là sinh viên học toàn thời gian (full-time) ít nhất 9 tháng tại thời điểm nộp đơn.

- Sinh viên phải có visa F1 tại thời điểm nộp đơn và duy trì trạng thái hợp pháp của visa này trong suốt thời gian thực tập theo CPT.

- Sinh viên phải chứng minh chương trình thực tập/việc làm có liên quan tới ngành học của mình.

- Sinh viên chưa sử dụng hết tất cả quyền thực tập ở bậc học hiện tại.

- Sinh viên chưa làm việc toàn thời gian quá 12 tháng theo CPT.

Cơ hội định cư: Về nguyên tắc, du học sinh không được phép định cư tại Mỹ. Quy định của visa F1 là học sinh phải rời khỏi nước Mỹ trong vòng 60 ngày sau khi kết thúc chương trình học hoặc OPT. Hơn nữa, trong bối cảnh nước Mỹ đang hạn chế người nhập cư nhằm tạo cơ hội cho công dân Mỹ dễ dàng tìm kiếm việc làm, cơ hội càng hạn hẹp đối với sinh viên quốc tế. Nếu du học với mục đích ở lại định cư trong tương lai, bạn có thể cân nhắc các quốc gia khác như Canada, Úc, New Zealand.

Chi phí du học Mỹ1. Bậc học & học phí: a.Chi phí trung học: Thông thường học phí trung học giao động trong khoảng 20 - 70.000/năm, đã bao gồm học phí, ăn ở, bảo hiểm. Học bổng bậc phổ thông chủ yếu nằm ở khối trường nội trú, giao động từ 20-100%, chủ yếu là 30% tổng chi phí.

Nếu các bạn muốn du học trung học Mỹ trải nghiệm 1 năm để cọ xát thì có thể tham gia chương trình giao lưu văn hoá. Sẽ được tài trợ toàn bộ học phí và ăn ở, nhưng phải đóng phí tham dự khoảng 11.000. Chương trình chỉ diễn ra 1 năm học.

b. Cao đẳng cộng đồng (CĐCĐ) Các trường CĐCĐ ở Mỹ thường có chi phí rất rẻ so vs đại học, học phí khoảng 6 - 15.000 tùy trường. Cộng thêm chi phí ăn ở mỗi năm tầm 12.000, vậy tổng chi phí dự tính sẽ là từ 18 - 27.000/năm.

Nếu bạn dự định chuyển tiếp lên năm thứ 3 đại học thì chi phí sẽ tăng thêm tùy vào trường đại học mà bạn chọn.

c. Chi phí đại học (ĐH) Học phí đại học ở Mỹ thông thường từ 20 - 40.000/năm. Có một số trường mức học phí rất thấp, chỉ tầm 15,000/năm như Youngstown State University; nhưng có những trường học phí 60,000/năm như Harvey Mudd College. Học phí cao là vậy nhưng đổi lại, học bổng bậc đại học Mỹ lại rất dồi dào. Mức học bổng 30 - 100% khá phổ biến với những bạn có thành tích học tập, ngoại khóa tốt và sở hữu điểm SAT. Với những học sinh không có điểm SAT, vẫn có cơ hội xin được học bổng khoảng 10 - 50%.

d. Thạc Sĩ Các chương trình Thạc sĩ ở Mỹ có rất ít học bổng. Học phí của chương trình này mức phổ biến nhất là khoảng từ 18 - 30.000/năm.

2. Chi phí sinh hoạt Chi phí sinh hoạt tại Mỹ khác nhau theo từng thành phố. Nếu chia trung bình, mỗi năm du học sinh sẽ cần chuẩn bị khoảng 10 - 12.000 trang trải cho tiền ăn, ở, đi lại, bảo hiểm, điện thoại, cá nhân. Tuy nhiên, có những thành phố mà chi phí này cao gấp gấp đôi mức trung bình, ví dụ như New York, Boston, Los Angeles, San Francisco…; ngược lại, có những thành phố như Troy (Alabama), Youngstown (Ohio) hay Lawrence (Kansas)… chi phí này chỉ ở mức 8 - 9,000 USD/năm.

Những điều cần biết về du học Mỹ

3. Trường nổi bật Trong danh sách 10 trường đại học tốt nhất thế giới 2020 (theo Times Higher Education), Mỹ góp mặt 7 trường danh tiếng, đó là:

(2) California Institute of Technology

(4) Stanford University

(5) Massachusetts Institute of Technology

(6) Princeton University

(7) Harvard University

(8) Yale University

(9) University of Chicago

Những trường đại học phổ biến với sinh viên Việt Nam, có thể kể đến như: University of South Florida, Northeastern University, American University, Umass Boston…

Điều kiện du học 2020-2021 Bậc học Học lực Ngoại ngữ THPT GPA từ 6.5 Không yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh. Có chứng chỉ là một lợi thế. Khả năng nghe nói tương đương IELTS 5.5 SSAT (không bắt buộc) Cao đẳng GPA từ 6.5 IELTS từ 5.0 hoặc TOEFL tương đương. Nếu chưa đủ điểm IELTS sẽ có chương trình tiếng Anh bổ trợ. Đại học GPA từ 7.0. Nếu không đủ GPA sẽ có chương trình dự bị đại học IELTS từ 6.5 hoặc TOEFL tương đương. Nếu chưa đủ điểm IELTS sẽ có chương trình dự bị đại học hoặc tiếng Anh bổ trợ. Chứng chỉ SAT/ACT (tùy trường) Thạc sĩ GPA từ 7.0. Nếu không đủ GPA sẽ có chương trình dự bị thạc sĩ IELTS từ 6.5 hoặc TOEFL tương đương. Nếu chưa đủ điểm IELTS sẽ có chương trình dự bị thạc sĩ hoặc tiếng Anh bổ trợ. Chứng chỉ GMAT/GRE (tùy ngành)

Chính sách visa mới nhất Chính sách visa Mỹ ít có thay đổi qua hàng chục năm nay. Về cơ bản, đối với visa du học diện F1, yêu cầu sẽ là:

1.Giấy tờ bắt buộc:

2. Chứng minh năng lực học tập:

3. Chứng minh mục đích học tập

4. Chứng minh năng lực tài chính

ĐSQ không yêu cầu chứng minh thu nhập hay số tiền gửi tiết kiệm tối thiểu để có thể du học Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta hiểu rằng, ít nhất cần phải chứng minh gia đình có khả năng chi trả cho toàn bộ chi phí của năm học đầu tiên.

Chứng minh năng lực tài chính từ các nguồn sau:

5. Một số thay đổi mới nhất năm 2020:

Phí SEVIS tăng từ $200 lên $350. Đây là khoản tiền không hoàn lại ngay cả trường hợp bạn không đỗ visa Học sinh được phép sử dụng I-20 bản scan thay vì bản gốc

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/high-school-diploma-la-gi-a54957.html