Phổi là gì? Cấu tạo, chức năng và vị trí trong cơ thể người

Hai lá phổi trong cơ thể người là một cấu trúc thuộc cơ quan hô hấp nằm trong lồng ngực. Phổi cung cấp oxy cho cơ thể và loại bỏ khí Carbon Dioxide hay lọc độc tố trong máu. Tuy nhiên, cơ quan này cũng chịu nhiều tác động tiêu cực và mắc các bệnh lý nguy hiểm. Vậy cấu tạo phổi ra sao, nằm ở vị trí nào trong cơ thể?

Phổi là gì

Phổi là gì?

Phổi là cơ quan hô hấp chính có chức năng cung cấp oxy cho cơ thể, loại bỏ Carbon Dioxide ra khỏi máu, chất thải chính của cơ thể con người. Phổi là trung tâm của hệ hô hấp bao gồm khí quản, cơ hoành, cơ thành ngực, mạch máu và các mô khác. Tất cả những bộ phận này cùng tham gia vào quá trình thở, trao đổi khí của cơ thể. (1)

Cấu tạo của phổi

Ở người, phổi được bọc trong một túi màng mỏng (màng phổi). Phổi là cơ quan có kết cấu nhẹ, mềm, đàn hồi, xốp. Tại mặt trong của cơ quan này, khoảng ⅔ khoảng cách từ đáy đến đỉnh là rốn phổi - nơi tập trung mà phế quản, dây thần kinh, mạch bạch huyết, động mạch và tĩnh mạch phổi đi vào cơ quan này. Chúng tách biệt và được ngăn cách ở trung tâm bởi trung thất, nơi đặc biệt có tim, động mạch chủ và động mạch phổi. Mỗi phổi được tạo thành từ các thùy, ba thùy ở bên phải và chỉ có hai thùy ở bên trái do tim chiếm không gian. Bên trong mỗi thùy được chia thành hàng trăm tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy lại chứa một tiểu phế quản, lớp thành mỏng, các nhánh liên kết và các cụm phế nang.

Sau khi vào phổi, phế quản chính phân chia nhiều lần (hệ thống ống giống như cành cây). Đường kính phế quản giảm dần xuống dưới 1mm. Các nhánh có đường kính từ 3mm trở xuống được gọi là tiểu phế quản, nó dẫn đến những túi khí nhỏ (phế nang). Phế nang là nơi những phân tử khí oxy và Carbon Dioxide được trao đổi giữa cơ quan hô hấp và mao mạch. Ở phần cuối của tiểu phế quản là các phế nang, trong đó oxy sẽ được chuyển vào máu và thải ra Carbon Dioxide, mang lại sự sống cho toàn bộ tế bào và cơ thể con người. Bề mặt tổng thể của phế nang phổi đại diện cho sự sống.

Mỗi phổi được phân chia thành các thùy ngăn cách với nhau bằng một khe mô. Phổi bên phải có ba thùy chính, phổi trái có hai thùy. Bên trong mỗi thùy được chia thành hàng trăm tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy lại chứa một tiểu phế quản, lớp thành mỏng, các nhánh liên kết và các cụm phế nang.

Phổi là cơ quan xốp, nhẹ, đàn hồi, mềm
Phổi là cơ quan xốp, nhẹ, đàn hồi, mềm.

Phổi nằm ở vị trí nào?

Vị trí của phổi nằm ở ngực, khoang ngực là không gian chứa phổi và những cơ quan khác. Mỗi người có hai lá phổi ở ngực, bao quanh bởi lồng xương sườn. Đồng thời, vị trí phổi nằm ở trên cơ hoành.

Chức năng của phổi

Phổi cung cấp oxy cho cơ thể và loại bỏ những loại khí khác như Carbon Dioxide. Quá trình này diễn ra trong khoảng 12 - 20 lần/phút. Khi hít vào bằng mũi/miệng, không khí sẽ di chuyển xuống hầu họng (phía sau cổ họng), đi qua thanh quản rồi vào khí quản. (2)

Khí quản chia thành hai đường dẫn khí (ống phế quản). Một ống phế quản dẫn đến phổi phải, ống còn lại dẫn đến phổi trái. Đường thở cần thông thoáng khi hít vào, thở ra để giúp cơ quan này hoạt động tối ưu. Bên cạnh đó, để hỗ trợ hoạt động của phổi, đường thở cần thông thoáng, không sưng (viêm), không có lượng chất nhầy bất thường.

Các ống phế quản dẫn đến các đường dẫn khí nhỏ hơn (phế quản), sau đó tiếp tục dẫn vào các tiểu phế quản. Các tiểu phế quản kết thúc tại các túi khí nhỏ (phế nang) - nơi oxy được truyền từ không khí hít vào đi đến máu. Máu sẽ rời khỏi cơ quan này, đi đến tim sau khi hấp thụ oxy. Từ đó, máu được bơm qua cơ thể để cung cấp oxy cho những tế bào của các cơ quan và mô. Khi các tế bào dùng oxy, chúng sẽ tạo ra Carbon Dioxide rồi chuyển nó vào máu. Dòng máu mang Carbon Dioxide trở lại cơ quan này. Carbon Dioxide sẽ bị loại bỏ khi thở ra.

Ngoài hoạt động hô hấp, phổi còn đảm nhận những chức năng khác. Thông qua cơ quan này, rượu, nước và những tác nhân dược lý có thể được hấp thụ, bài tiết. Thông thường, gần một nửa lít nước được thở ra mỗi ngày; các loại khí gây mê như Ether và Oxit Nitơ có thể được cơ quan này hấp thụ, loại bỏ. Phổi còn là cơ quan trao đổi chất, tham gia vào quá trình tổng hợp, lưu trữ, biến đổi, phân hủy nhiều chất, gồm các chất hoạt động bề mặt tại cơ quan này, Fibrin và những phân tử đa dạng về chức năng khác (như Prostaglandin, Angiotensin, Histamine).

Phổi có chức năng quan trọng trong cơ thể
Phổi có chức năng quan trọng trong cơ thể.

Xét nghiệm chức năng phổi thường gặp

Bác sĩ có thể cho biết một số thông tin nhất định khi thăm khám. Cụ thể, bác sĩ có thể:

Ngoài thăm khám sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện những hình thức xét nghiệm, kỹ thuật khác để phục vụ cho việc chẩn đoán, có 3 dạng xét nghiệm để đánh giá bao gồm:

Một số bệnh lý thường gặp ở phổi

Dưới đây là một số căn bệnh thường gặp ở phổi:

1. Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng tác động đến một hay cả hai phổi. Bệnh khiến các túi khí/phế nang của cơ quan này chứa đầy mủ hoặc chất lỏng. Virus, vi khuẩn hoặc nấm có thể gây bệnh viêm phổi. Các triệu chứng viêm phổi có thể biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm: tình trạng ho có/không có chất nhầy, ớn lạnh, sốt, khó thở hay suy hô hấp, thở co kéo đôi khi là tím tái. Mức độ nghiêm trọng của viêm phổi phụ thuộc vào các yếu tố như tổng trạng, độ tuổi và nguyên nhân gây nhiễm trùng ở người bệnh.

2. Lao phổi

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, xảy ra khi vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis chủ yếu tấn công vào cơ quan hô hấp này. Bệnh lao phổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Người bệnh lao phổi có thể gặp các triệu chứng như: ho khan, ho khạc đờm (thường có màu trắng), ho ra đờm lẫn máu, khó thở…

Người bị lao phổi có thể gặp triệu chứng khó thở, ho khan…
Người bị lao phổi có thể gặp triệu chứng khó thở, ho khan…

3. Hen suyễn

Hen suyễn (hen phế quản) là căn bệnh ảnh hưởng đến phổi. Đây là một bệnh viêm phế quản mãn tính, thường liên quan đến nền dị ứng. Các triệu chứng rất khác nhau (ho, khó thở, tức ngực, thở khò khè). Việc điều trị dựa trên kháng viêm (Corticoides) dùng qua đường hít, giúp kiểm soát bệnh mà không có tác dụng phụ của Corticoides. Bên cạnh đó bác sĩ hô hấp sẽ điều trị co thắt phế quản bằng các thuốc giãn phế quản. Hen suyễn là bệnh mạn tính (bệnh không tự biến mất) nên cần được theo dõi liên tục. Hen suyễn có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị.

4. Giãn phế quản

Giãn phế quản là bệnh lý trong đó đường thở (ống dẫn vào phổi) bị giãn rộng, tổn thương. Lúc này, đường hô hấp không thể làm sạch chất nhầy. Sau đó, vi khuẩn phát triển trong chất nhầy, gây viêm nhiều hơn, làm cơ quan này bị tổn thương. Lúc này, người bệnh ho nhiều hơn khi cơ thể phát huy cơ chế loại bỏ phần chất nhầy đã bị nhiễm trùng. Triệu chứng giãn phế quản bao gồm ho có nhiều mủ và chất nhầy, bị cảm lạnh lặp đi lặp lại, khó thở, thở khò khè…

5. Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng đường hô hấp dẫn vào phổi bị viêm. Đường thở (phế quản và khí quản) bị kích thích, sưng lên, chứa đầy chất nhầy khiến người bệnh ho. Cơn ho có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần (đây là triệu chứng chính của bệnh viêm phế quản). Virus là tác nhân phổ biến hơn cả gây ra bệnh viêm phế quản cấp tính. Ngoài ra, khói và chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính.

Người bị viêm phế quản có thể trải qua những cơn ho kéo dài
Người bị viêm phế quản có thể trải qua những cơn ho kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

6. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

COPD là thuật ngữ chung cho một loạt các bệnh phổi tiến triển, bao gồm khí thũng và viêm phế quản mạn tính. COPD đặc trưng bởi viêm phế quản mạn, thứ phát là do tiếp xúc với các sản phẩm hô hấp độc hại, chủ yếu là khói thuốc lá. Bên cạnh đó, bệnh cũng thường kèm theo khí phế thũng (sự phá hủy phế nang do chất độc), tiến triển thành tình trạng suy hô hấp cần phải thở oxy tại nhà.

Tử vong thường xảy ra khi bị nhiễm trùng cấp tính (viêm phế quản cấp), càng nhiều đợt cấp càng tăng nguy cơ tử vong do giảm nhanh chức năng hô hấp. Điều trị chủ yếu dựa vào việc ngừng hút thuốc và điều trị bằng thuốc giãn phế quản dạng hít kéo dài để cải thiện tình trạng khó thở, ho và giảm nguy cơ đợt cấp. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể tiến triển từ từ, khiến người bệnh khó thở theo thời gian. Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm: ho có đờm trong thời gian dài, thở khò khè, khó thở sâu, khó thở khi thực hiện những hoạt động thường ngày hay khi tập thể dục nhẹ…

7. Ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh lý xảy ra do sự phân chia tế bào trong phổi không kiểm soát. Ung thư phổi là tên của căn bệnh ung thư bắt đầu từ phổi - thường là tại đường thở (tiểu phế quản/phế quản) hoặc túi khí nhỏ (phế nang). Ung thư bắt đầu ở nơi khác di chuyển đến cơ quan hô hấp này được gọi tên theo nơi nó bắt đầu (có thể gọi là bệnh ung thư di căn đến cơ quan này). Nó liên quan đến việc hút thuốc nhưng đôi khi có thể liên quan đến việc tiếp xúc với amiăng trong nghề nghiệp.

Thật không may, chẩn đoán của nó thường muộn vì nó không có triệu chứng trong một thời gian dài. Thông thường khi khối u lớn hoặc di căn thì các triệu chứng giảm cân, mệt mỏi và chán ăn sẽ xuất hiện. Các phương pháp điều trị mới (liệu pháp miễn dịch nhắm mục tiêu, hóa trị) đã giúp cải thiện việc quản lý những bệnh nhân này.

Đôi khi ung thư được phát hiện sớm hơn, thường là khi chụp CT ngực. Sau đó, nó thường xuất hiện dưới dạng một “nốt” phổi. Nhưng hãy cẩn thận, các nốt phổi có thể gặp trong nhiều bệnh về phổi: do đó không phải tất cả các nốt phổi đều là ung thư.

Do đó, ý kiến ​​của bác sĩ hô hấp là rất cần thiết ở điểm này. Trong trường hợp ung thư giai đoạn sớm, nốt còn nhỏ, tiên lượng tốt nhờ phẫu thuật lồng ngực. Phương pháp chữa trị ung thư phổi bao gồm: phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch, điều trị trúng đích, hóa trị, xạ trị…

Xơ hóa phổi: Đây là tình trạng phá hủy dần dần các mô liên kết, phế nang và mao mạch, nguyên nhân chưa rõ gọi là xơ phổi vô căn hoặc các nguyên nhân liên quan đến bệnh mô liên kết. Sự phát triển của bệnh là tăng nhu cầu oxy liên tục nhưng các phương pháp điều trị mới gần đây đã giúp cải thiện tiên lượng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị bệnh phổi phổ biến

Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đề ra phác đồ điều trị phù hợp. Những phương pháp chữa trị bệnh phổi có thể bao gồm: (3)

Các bệnh lý ở phổi có thể được chữa trị bằng thuốc
Các bệnh lý ở phổi có thể được chữa trị bằng thuốc.

Các bài tập cải thiện chức năng phổi

Người bệnh nên luyện tập khoảng 5 - 10 phút mỗi ngày cho đến khi thành thạo những bài tập thở dưới đây:

Cách giữ cho phổi khỏe mạnh

Mỗi người có thể chủ động thực hiện một số cách dưới đây để giúp cơ quan hô hấp này mạnh khỏe hơn, ngăn ngừa nguy cơ phổi bị tổn thương, bệnh tật:

Hãy bỏ hút thuốc lá để bảo vệ phổi
Hãy bỏ hút thuốc lá để bảo vệ phổi.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Phổi là cơ quan hô hấp có vai trò quan trọng, mọi bất thường xảy ra ở phổi đều có thể tác động lớn đến sức khỏe. Vì vậy, ngay khi gặp triệu chứng nghi do bệnh lý ở phổi, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để kịp thời điều trị, phòng biến chứng.

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/dau-khong-phai-la-vai-tro-cua-ho-hap-o-thuc-vat-a59677.html