Tương tác xã hội là gì?

Trong cuộc sống con người không tồn tại độc lập đơn lẻ mà có sự giao lưu trao đổi với xã hội. Xã hội được mọi người tương tác qua lại để cùng phát tiển. Vậy tương tác xã hội là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu.

Xã hội là gì?

Xã hội là một thực thể tồn tại quanh ta, chứa đựng từng cá nhân trong xã hội, những mối quan hệ xã hội, những vấn đề xoay quanh, tác động trong đời sống của con người. Xã hội gắn liền với sự ra đời của loài người, tiến hóa qua nhiều các cấp bậc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạ. Xã hội với từng khu vực khác nhau trên thế giới có tiến trình phát triển khác nhau, nhưng nhìn chung đến thời điểm hiện tại, tất cả đều đang hướng tới một xã hội văn minh, dân chủ, vì lợi ích của con người.

Xã hội theo góc nhìn của xã hội học đó là một tập hợp người, một tập thể người có mối quan hệ gắn bó với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó là sự biểu hiện tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

Tương tác xã hội là gì?

Trong xã hội con người không thể sống một mình không tương tác với thế giới. Mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong một số mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động và thông qua các mối quan hệ đó. Chính những tác động ảnh hưởng lẫn nhau của con người với thế giới xung quanh với nhiều hình thức, hoạt động, dáng vẻ tạo ra một hệ thống tương quan xã hội mà con người chịu ảnh hưởng, tác động lẫn nhau bởi những vai trò, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình trong môi trường ấy.

Như vậy có thể hiểu tương tác xã hội là gì như sau: Tương tác xã hội được dùng để chỉ quá trình liên hệ và tác động lẫn nhau giữa hai hay nhiều hơn hai cá nhân, nhóm người.

Tương tác xã hội là hình thức giao tiếp xã hội hay trao đổi giữa cá nhân và các cộng đồng, trong đó mối quan hệ qua lại của chúng được thưc hiện, hành động xã hội được diễn ra và được sự thích ứng của một hành động này với một hành động khác, qua đó cũng tìm thấy cái chung trong sự hiểu biểt tình huống, ý nghĩa hành động, nhằm đạt được mức độ hợp tác nhất định hoặc sự đồng tình giữa chúng.

Hoạt động xã hội và quan hệ xã hội chỉ diễn ra trong môi trường xã hội, nên khi nói đến hệ thống tương tác xã hội thì không thể không đề cập đến con người của hoạt động xã hội và con người của quan hệ xã hội.

Đặc điểm của tương tác xã hội

Dựa trên việc nghiên cứu tương tác xã hội là gì thì có thể thấy một số đặc điểm của tương tác xã hội như sau:

Thứ nhất tương tác xã hội chính là quá trình giao tiếp của ít nhất là hai chủ thể hành động. Nếu chỉ có một cá nhân tự hành động với sự vật thì không được gọi là tương tác xã hội mà tương tác xã hội là sự tác động qua lại chi phối phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể hành động trong việc thoả mãn vì nhu cầu xã hội căn bản của con người (Quá trình thông tin và giao tiếp).

Tương tác xã hội là hành động xã hội được thực hiện liên tục. Ở đây là hành động xã hội cơ sở, tiền đề của tương tác xã hội, là sự đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác trên hai cấp độ: vi mô và vĩ mô.

Trong tương tác xã hội con người vừa là chủ thể vừa là khách thể trong quá trình tưong tác và đều chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực xã hội, của những tiểu văn hóa, thậm chí là các phần văn hóa khác nhau. Trong tương tác, mỗi người đều chịu những lực tương tác khác nhau, có ý nghĩa khác nhau và đều có sự tác động khác nhau. Như vậy, tương tác vừa tạo nên những khuôn dáng mỗi người, vừa tạo nên sự hợp tác và bất hợp tác mỗi người.

Phân loại tương tác xã hội

Có thể phân loại tương tác xã hội thành nhiều loại khác nhau như:

Khi chia theo chủ thể hành động trong tương tác thì tương tác xã hội được phân thành:Tương tác liên cá nhân; Tương tác cá nhân-xã hội; Tương tác nhóm.

Khi phân loại theo mục tiêu, ý nghĩa xã hội của tương tác thì tương tác xã hội có thể chia thành tương tác hợp tác; Tương tác cạnh tranh và Tương tác xung đột.

+ Nhóm tương tác hợp tác: những biểu hiện mang tính tích cực, xây dựng.

+ Nhóm tương tác cạnh tranh: chứa đựng những tương tác mang tính tiêu cực, phá hoại, đối kháng.

+ Tương tác xung đột: là sự đối lập nhau về nhu cầu, giá trị và lợi ích giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức. Trong đó các bên phá vỡ những nguyên tắc hợp tác hòa bình và có những hành vi, hoạt động bạo lực gây tổn hại tới quyền và lợi ích của nhau có thể dẫn tới cuộc đấu tranh hay xung đột vũ trang nếu không có sự điều hòa và hòa giải thỏa đáng xung đột có thể xảy ra.

Dựa trên mức độ tương tác trực tiếp hay giản tiếp của hoạt động có thể chia tương tác xã hội hành 2 loại là tương tác trực tiếp và tương tác gián tiếp.

+ Tương tác trực tiếp: Chủ thể hành động tương tác trực tiếp với nhau.

+ Tương tác gián tiếp: Chủ thể hành động tương tác với nhau thông qua các phương tiện trung gian như: Fax, máy tính, điện thoại, internet, thư…

Phân loại dựa vào mối liên hệ xã hội giữa các chủ thể hành động thì tương tác xã hội được chia thành: tương tác xã hội dựa trên sự tiếp xúc không gian; Sự tiếp xúc tâm lý; Sự tiếp xúc xã hội; Sự tương tác; Quan hệ xã hội:

Dựa theo các dạng hoạt động chung thì có thể chia tương tác xã hội thành: Hoạt động cá nhân cùng nhau; Hoạt động tiếp nối cùng nhau; Hoạt động tương hỗ cùng nhau.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Tương tác xã hội là gì đến bạn đọc. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/tuong-tac-xa-hoi-la-gi-a59692.html