Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

A. Lý thuyết Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

1. Quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á

- Các nước tư bản phương Tây đã đến Đông Nam Á sau các cuộc phát kiến địa lí, với vùng đất giàu nguyên liệu và có vị trí quan trọng cho giao thương trên biển.

- Bồ Đào Nha chiếm vương quốc Ma-lắc-ca vào năm 1511, mở đầu cho quá trình xâm chiếm và thuộc địa hóa của Đông Nam Á.

- Thực dân phương Tây xâm chiếm các quốc gia Đông Nam Á bằng nhiều cách thức khác nhau, trừ nước Xiêm giữ độc lập mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

a) Tình hình chính trị

- Chính quyền thực dân chia thuộc địa thành các đơn vị hành chính, tạo chia rẽ dân tộc và tạo khoảng cách giữa các quốc gia.

- Triều đình phong kiến đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.

- Quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và cử người bản xứ cai quản ở địa phương.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX (ảnh 1)b) Tình hình kinh tế

- Chính quyền thực dân thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất.

- Nhiều đồn điền thực dân xuất hiện ở Đông Nam Á.

- Các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng được chú trọng đầu tư.

- Hoạt động khai thác khoáng sản được đẩy mạnh.

- Xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ, bến cảng để phục vụ khai thác thuộc địa.

c) Tình hình xã hội, văn hóa

- Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á phá vỡ trật tự xã hội truyền thống và áp đặt nền thống trị mới mang đậm màu sắc kì thị "ngu dân chủng tộc".

- Xã hội phân hoá với sự xuất hiện của tầng lớp mới như tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản và công nhân.

- Văn hoá phương Tây du nhập vào Đông Nam Á với công trình kiến trúc, nghệ thuật và truyền bá tôn giáo, luật pháp, giáo dục để phục vụ nền cai trị của thực dân.

3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

- Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á khác nhau về thời điểm và hình thức, nhưng cùng mục đích chống lại ách cai trị bất công của thực dân.

- Nhân dân Ban-đa chống công ty Đông Ấn Hà Lan vào thế kỉ XVII.

- Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô chống thực dân Hà Lan vào đầu thế kỉ XIX.

- Làn sóng đấu tranh chống Pháp ở Nam Kỳ diễn ra sau khi Pháp đánh chiếm vào thế kỉ XIX.

- Nhân dân Mi-an-ma chống thực dân Anh từ năm 1824 đến năm 1896.

B. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Câu 1: Trong các thế kỉ XVI - XIX, đâu không phải một thủ đoạn/cách thức để thực dân phương Tây từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á?

A. Ngoại giao, buôn bán

B. Truyền giáo

C. Khống chế chính trị ép kí hiệp ước

D. Hỗ trợ tiền tài, vật lực để đưa các nước trở nên giàu có, văn minh

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Trong các thế kỉ XVI - XIX, thực dân phương Tây đã dùng những thủ đoạn như: ngoại giao, buôn bán; truyền giáo (truyền đạo ); khống chế chính trị ép cái nước khu vực Đông Nam Á phải kí hiệp ước

Câu 2: Các nước tư bản phương Tây có mặt ở Đông Nam Á sau:

A. Các cuộc phát kiến địa lí

B. Thế kỉ XIX

C. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

D. Chiến tranh thế giới lần thứ hai

Đáp án đúng: B

Câu 3: Những nước nào xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a vào thế kỉ XVI?

A. Bồ Đào Nha

B. Hà Lan

C. Tây Ban Nha, Anh

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Thế kỉ XVI, thực dân Bồ Đào Nha đã chiếm được một số đảo ở phía đông của In- đô- nê- xi- a. Ngay sau đó (cũng trong thế kỉ XVI) thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh cũng tiến xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a.

Câu 4: Ngay từ khi thực dân phương Tây xâm nhập và xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã làm gì?

A. Vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ đất nước

B. Phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược diễn ra sôi nổi

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Ngay từ khi thực dân phương Tây tiến hành xâm nhập và xâm lược, nhân dân khu vực Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh mạnh , sôi nổi để bảo vệ đất nước. Các cuộc đấu tranh mới ở giai đoạn đoàn này chính là bước đặt nền móng cho những bước tiến tiếp của các giai đoạn sau này

Câu 5: Đâu là nét nổi bật về chính trị ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây?

A. Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào chính quyền.

B. Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.

C. Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.

D. Cả B và C.

Đáp án đúng: D

Câu 6: Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân nào tranh chấp ảnh hưởng tại Mã Lai và Miến Điện?

A. Anh

B. Hà Lan

C. Pháp

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp có những tranh chấp về phạm vi ảnh hưởng tại Mã Lai và Miến Điện

Câu 7: Lực lượng xã hội mới đã xuất hiện là?

A. Tư sản dân tộc

B. Trí thức, tiểu tư sản

C. Công nhân

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 8: Việc các nước thực dân phương Tây tiến hành chính sách “chia để trị” đã đem lại hậu quả gì cho nhân dân Đông Nam Á?

A. Tạo ra sự chia rẽ, rạn nứt khối đoàn kết

B. Mâu thuẫn giữa các vùng trong cả nước và giữa các nước với nhau

C. Bộ máy cai trị của chính quyền thực dân được củng cố

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 9: Tinh thần đấu tranh của người dân In-đô-nê-xi-a chống lại ách đô hộ của thực dân Hà Lan như thế nào?

A. Dũng cảm, kiên cường và bất khuất

B. Tỏ ra đầu hàng

C. Thể hiện thái độ hòa hoãn

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Tinh thần đấu tranh của người dân In-đô-nê-xi-a dũng cảm, kiên cường, bất khuất nổi dậy chống lại ách đô hộ của thực dân Hà Lan

Câu 10: Các cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là?

A. Cuộc đấu tranh của nhân dân trên quần đảo Ban-da (In-đô-nê-xi-a, thế kỉ XVII)

B. Khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô ở Gia-va (In-đô-nê-xi-a, thế kỉ XIX)

C. Các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

C. Sơ đồ tư duy Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX (ảnh 1)Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại:

Lý thuyết Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Lý thuyết Bài 5: Quá trình khai thác vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Lý thuyết Bài 6: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Lý thuyết Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ VIII

Lý thuyết Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/lich-su-lop-8-bai-3-a60692.html