Dự báo đến năm 2050, có khoảng 50% [1] dân số thế giới mắc cận thị và gần 10% cận từ 5 diop trở lên. Vậy mắt có thể bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ? Hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ của thạc sĩ bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Cận thị là tật khúc xạ khiến người mắc không nhìn rõ những vật ở xa. Khi cận thị, trục nhãn cầu dài hơn, khiến ánh sáng hội tụ trước khi đến võng mạc (thay vì trên võng mạc).
Hiện nay chưa có tiêu chuẩn chính thức để đánh giá mức độ cận thị, bảng đánh giá dưới đây chỉ mang tính tham khảo. Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ (American Academy of Ophthalmology - AAO) phân chia cận thị gồm ba mức độ là thấp, trung bình và cao. Theo đó, người mắc cận thị dưới -3 diop được xem là cận thị nhẹ. Người cận nhẹ có thể cần đeo kính để nhìn xa rõ hơn, không bắt buộc phải đeo kính thường xuyên.
Người cận thị ở mức độ trung bình từ -3.25 đến -6 diop nên đeo kính thường xuyên, hầu hết thời gian trong ngày, do thị lực đã suy giảm rõ rệt, có thể ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.
Tình trạng cận từ -6 diop trở lên được xếp loại nặng, ảnh hưởng lớn đến khả năng nhìn. Ở mức độ này, người bệnh gần như luôn phải đeo kính để sinh hoạt bình thường.
Một số trường hợp đặc biệt, người bệnh có độ cận lớn hơn -10 diop. Nguyên nhân có thể do cận thị bẩm sinh hoặc vấn đề (bệnh, chấn thương) nghiêm trọng ở mắt.
Hiện không có giới hạn mức cận nặng nhất là bao nhiêu độ. Tuy nhiên, đã có ghi nhận trường hợp cận nặng hơn -30 diop (mức giới hạn của thiết bị đo). Ở một số trường hợp, máy đo không thể xác định được độ cận quá cao. Người cận thị đặc biệt nặng có thể mắc những bệnh về mắt như bong võng mạc, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp,…
♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦
Người cận thị nên đeo kính khi cảm thấy thị lực suy giảm, tầm nhìn xa của mắt sẽ giảm dần theo mức độ cận:
Có thể thấy, chỉ cận từ -1 diop trở lên, khả năng nhìn xa của mắt đã suy giảm rất rõ rệt. Hiện vấn đề bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ sẽ khiến mắt trở nên mù lòa vẫn chưa được xác định.
Với những người cận thị nặng, dù được điều chỉnh khúc xạ bằng cách đeo kính vẫn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thị giác như:
Khi cận thị, các tia sáng từ các vật ở xa sẽ hội tụ trước khi đến võng mạc, dẫn đến tầm nhìn xa bị mờ. Nguyên nhân do nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc và thủy tinh thể hoạt động nhiều để tăng khả năng tập trung.
Kính cận (thấu kính phân kỳ) giúp điều chỉnh hướng đi của ánh sáng vào mắt, tạo ra hình ảnh rõ nét hơn trên võng mạc. Mức độ cong và dày của thấu kính sẽ khác nhau dựa trên độ cận.
Dùng kính đeo mắt hoặc áp tròng là phương pháp cải thiện tật khúc xạ phổ biến, dễ dàng tiếp cận. Người mắc cận thị nên đeo kính đúng với độ cận của mắt, giúp mắt không phải điều tiết nhiều, giảm căng thẳng cho mắt. Đeo kính đúng độ giúp cải thiện tầm nhìn, hạn chế sự tiến triển của cận thị. Đeo kính đúng độ giúp người cận thị ít gặp hiện tượng chóng mặt, mỏi mắt hơn.
>> Tham khảo: Cận 1 độ có nên đeo kính không?
Ngoài đeo kính có độ cận phù hợp, người mắc cận thị nên duy trì một số thói quen giúp bảo vệ sức khỏe của mắt như:
Vitamin A có vai trò đặc biệt quan trọng trong sức khỏe của mắt. Ngoài ra, nên bổ sung thêm vitamin C, E và omega-3, giúp cải thiện sức khỏe mắt, phòng tránh các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Các loại thực phẩm gợi ý bao gồm:
Giữ khoảng cách ít nhất 50-70cm từ mắt đến màn hình máy tính khi làm việc, đồng thời đặt màn hình ở mức ngang hoặc dưới mắt để giảm thiểu căng thẳng cho mắt. Nếu để mắt quá gần màn hình, mắt sẽ dễ bị căng thẳng, gây ra tình trạng mỏi mắt, đau mắt, chóng mặt.
Dù có cận hay không, bạn cũng nên khám mắt định kỳ mỗi 6-12 tháng để bác sĩ nhãn khoa có biện pháp can thiệp, hạn chế cận thị kịp thời. Đặc biệt những người có thành viên gia đình mắc cận hay loạn thị.
Thăm khám và điều trị các loại bệnh về mắt tại Trung tâm Mắt CNC, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vui lòng liên hệ:
Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });Hy vọng qua bài viết, độc giả đã có câu trả lời cho thắc mắc bị “cận nặng nhất là bao nhiêu độ”. Hiện không có giới hạn cụ thể về độ cận, tuy nhiên, người cận từ 6 độ trở lên được xem như cận nặng, cần đeo kính hầu hết thời gian trong ngày. Nên tạo các thói quen tốt như làm việc ở nơi đủ ánh sáng, ngủ đủ giấc, cho mắt nghỉ ngơi, ăn đủ dưỡng chất,… để tăng cường sức khỏe của mắt, hạn chế nguy cơ mắc cận thị.
Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/cach-lam-giam-do-can-a60797.html