Lý thuyết GDCD 8 Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội
I. Tóm tắt nội dung câu chuyện
1. Sau dịp Tết nguyên đán, các bạn lớp 8H định rủ nhau chơi tú-lơ-khơ ăn tiền.
Hình 1 - Học sinh đánh bài trong lớp
2. P và H ham mê cờ bạc, bị bà Tâm dụ dỗ hút thuốc phiện và thành nghiện. Cả ba bị bắt và bị lập biên bản, đưa về trụ sở công an phường.
II. Nội dung bài học
1. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi: Sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
2. Tác hại của tệ nạn xã hội
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
- Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.
- Làm lây truyền HIV/AIDS.
Hình 2 - Ma túy - kẻ gieo cái chết trắng
3. Pháp luật nước ta quy định
- Cấm đánh bạc.
- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
- Nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt, hoạt động mại dâm.
- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc.
4. Học sinh cần
- Có lối sống giản dị, lành mạnh.
- Không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
- Tham gia các hoạt động, phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
Hình 3 - Lễ phát động và tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội
tại một trường Trung học cơ sở
III. Liên hệ bài học với cuộc sống
Theo thống kê của Bộ Công an, trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2018, trên phạm vi cả nước có tổng số 365.293 người sử dụng trái phép chất ma túy, trong số này có 56.122 người sử dụng trái phép chất ma túy vi phạm pháp luật, phạm tội (chiếm 15,36%), có 5.337 người sử dụng trái phép chất ma túy gây bất ổn về tình hình an ninh, trật tự, có 27.655 người đã từng sử dụng trái phép chất ma túy đang chấp hành án tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội
Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Phương án nào sau đây là tác hại của tệ nạn xã hội?
A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.
D. Cả A, B, C.
Câu 2: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Tệ nạn xã hội.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Vi phạm đạo đức.
D. Vi phạm quy chế.
Câu 3: Phương án nào sau đây thuộc nội dung khoản 1 điều 4 của Luật phòng chống ma túy?
A. Nhà nước có chính sách khuyến khích bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội.
B. Phòng chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.
C. Nghiêm cấm trồng cây chứa chất ma túy.
D. Cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, sản xuất, sử dụng chất ma túy.
Câu 4: Phương án nào sau đây thuộc tệ nạn xã hội?
A. Cờ bạc.
B. Ma túy.
C. Mại dâm.
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
A. Từ 1 năm đến 3 năm.
B. Từ 3 năm đến 5 năm.
C. Từ 2 năm đến 7 năm
D. Từ 2 năm đến 5 năm.
Câu 6: Chúng ta cần làm gì để phòng chống các tệ nạn xã hội?
A. Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình.
B. Tuân theo những quy định của pháp luật.
C. Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương.
D. Tất cả các ý trên.
Câu hỏi thông hiểu:
Câu 7: Em hãy chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?
A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động.
B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú.
C. Tạo công ăn việc làm.
D. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm .
Câu 8: Con đường nào sau đây ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?
A. Ma túy, mại dâm.
B. Cờ bạc, rượu chè.
C. Muỗi đốt.
D. Bạo lực gia đình.
Câu 9: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây?
A. Khuyến khích các trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi, lành mạnh.
B. Lôi kéo trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích.
C. Tích cực tuyên truyền những tác hại của ma túy.
D. Triệt phá cây thuốc phiện.
Câu 10: Phương án nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Sống giản dị, lành mạnh.
B. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.
C. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
D. Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
Lý thuyết Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Lý thuyết Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng
Lý thuyết Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/gdcd-8-bai-13-a61664.html