Giảm bạch cầu ái toan có thể là dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe, bệnh lý tiềm ẩn. Vậy nguyên nhân nào khiến số lượng bạch cầu ái toan giảm? Tình trạng bạch cầu ái toan thấp có triệu chứng như thế nào, điều trị ra sao?
Giảm bạch cầu ái toan (Eosinopenia) là kết quả của tình trạng lượng bạch cầu ái toan trong cơ thể ít hơn bình thường. Hầu hết người lớn có số lượng bạch cầu ái toan trong máu ở mức tương đối thấp. Tỷ lệ bạch cầu ái toan thấp có thể là do tình trạng lạm dụng rượu, căng thẳng quá mức hoặc sự hiện diện của bệnh lý tiềm ẩn. Khi mức độ bạch cầu ái toan của một người ở mức thấp, họ có thể xuất hiện nguy cơ mắc một số bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe.
Tình trạng giảm bạch cầu ái toan có một số nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ khác nhau, có thể bao gồm:
Khi tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến một vùng, cơ thể sẽ gửi tín hiệu để thu hút bạch cầu ái toan đến mô. Điều này có thể khiến số lượng bạch cầu ái toan sụt giảm. Bên cạnh đó, các chứng nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng huyết cũng có thể dẫn đến tình trạng bạch cầu ái toan giảm.
Việc lạm dụng rượu có thể làm giảm nồng độ bạch cầu ái toan cũng như những loại tế bào bạch cầu khác, khiến phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các căn bệnh nhiễm trùng và những tình trạng bệnh lý khác bị suy giảm.
Cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol (một loại hormone mà cơ thể tự sản xuất được) có thể là tác nhân khiến bạch cầu ái toan giảm. Tình trạng này có thể xảy ra khi cơ thể mắc một số vấn đề sức khỏe như bệnh Cushing.
Một số loại thuốc có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch có thể làm giảm bạch cầu ái toan. Ví dụ, thuốc chống viêm glucocorticoid được dùng để chữa trị cho nhiều vấn đề tại phổi. Việc sử dụng thuốc glucocorticoid có thể làm mức bạch cầu ái toan bị ức chế.
Ngoài ra, tỷ lệ bạch cầu ái toan giảm cũng có thể là do thời điểm trong ngày. Thông thường, bạch cầu ái toan có số lượng thấp nhất vào buổi sáng và cao nhất vào buổi tối.
Một người gặp tình trạng giảm bạch cầu ái toan có thể không xảy ra bất kỳ triệu chứng nào. Thế nhưng một số người có thể nhận thấy những triệu chứng liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn tác động đến số lượng bạch cầu ái toan. Chẳng hạn như một người bị hội chứng Cushing có thể bị tăng cân, tích tụ mỡ ở mặt, phần giữa hoặc sau gáy, cảm thấy mệt mỏi, dễ bị bầm tím…
Một số tình trạng sức khỏe thường gặp khi tỷ lệ bạch cầu ái toan giảm:
Hội chứng Cushing liên quan đến tình trạng tuyến thượng thận sản sinh quá nhiều cortisol (một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu cũng như giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng). Nguyên nhân có thể là do người bệnh dùng thuốc cortisol hoặc mắc một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Cortisol làm ức chế hệ thống miễn dịch, có thể làm giảm nồng độ bạch cầu ái toan trong máu. Nếu nguồn gốc của hội chứng Cushing là tuyến yên thì được gọi là bệnh Cushing, bệnh lý này có thể gây ra hệ quả nghiêm trọng.
Giảm bạch cầu ái toan có thể là hệ quả của chứng nhiễm trùng huyết. Đây là một rối loạn của hệ thống miễn dịch, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Nhiễm trùng huyết dẫn đến tình trạng viêm, rối loạn đông máu, thường là kết quả của chứng nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, virus.
Tình trạng số lượng bạch cầu ái toan và tất cả những loại bạch cầu khác đều thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe liên quan đến tủy xương. Lúc này, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và tiến hành điều trị sớm.
Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh kiểm tra nồng độ bạch cầu ái toan trong quá trình xét nghiệm công thức máu toàn phần, hoặc trong lúc xét nghiệm WBC (công thức bạch cầu) thường quy. Khi số lượng bạch cầu ái toan của một người thấp bất thường, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm kiểm tra nồng độ của những loại bạch cầu khác.
>> Tham khảo thêm về tình trạng: Tăng bạch cầu ái toan
Bác sĩ có thể nghi ngờ về tình trạng giảm bạch cầu ái toan nếu một người: sử dụng steroid cortisol, dùng những loại thuốc như glucocorticoid, đã được chẩn đoán bị hội chứng Cushing, gặp triệu chứng hoặc dấu hiệu nhiễm trùng…
Có thể không cần điều trị tình trạng giảm bạch cầu ái toan. Nếu nghi ngờ vấn đề bạch cầu ái toan giảm do thuốc gây ra, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi loại thuốc.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phác đồ điều trị nếu tình trạng bạch cầu ái toan thấp là do bệnh lý tiềm ẩn. Chẳng hạn, nhiễm trùng huyết là bệnh lý nghiêm trọng và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu (ước tính tỷ lệ tử vong hơn 40%). Để điều trị chứng nhiễm trùng huyết, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng steroid để kiểm soát tình trạng viêm. Những phương pháp chữa trị khác có thể bao gồm thuốc huyết áp, thuốc kháng sinh.
Đơn vị Huyết học lâm sàng, khoa Nội tổng hợp, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là địa chỉ uy tín, cung cấp các dịch vụ thăm khám, điều trị hiệu quả, chuyên nghiệp những bệnh lý về máu, được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giỏi chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm, được trang bị nhiều thiết bị, máy móc tân tiến, hiện đại hỗ trợ tối ưu cho quá trình thăm khám, chữa trị, chẳng hạn như: hệ thống máy xét nghiệm tổng quát, xét nghiệm máu hiện đại, hệ thống chụp X-quang kỹ thuật số treo trần cao cấp GXR-52SD…
Để phòng ngừa tình trạng tỷ lệ bạch cầu ái toan giảm bất thường và giữ cho bạch cầu ái toan được khỏe mạnh, mỗi người có thể chủ động áp dụng các biện pháp sau:
Mỗi người nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng, đầy đủ dưỡng chất. Nên chế biến thực phẩm với nhiệt độ được khuyến nghị để góp phần giữ được các dưỡng chất có ích, không làm biến tính món ăn.
Mỗi người cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng, dọn dẹp nơi sinh sống, tiêm phòng vắc xin đầy đủ, … Đồng thời chủ động áp dụng các biện pháp để tránh tiếp xúc với tác nhân gây nhiễm trùng như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm, …
Lạm dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, … là một trong những tác nhân làm giảm bạch cầu ái toan. Thế nên, bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng rượu và các loại đồ uống có cồn. Nếu có dấu hiệu lạm dụng rượu, bạn có thể gặp bác sĩ để được tư vấn cách tiến hành cai rượu hiệu quả và thuận lợi hơn.
Mỗi người nên chủ động đến bệnh viện uy tín để thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 1 - 2 lần/năm. Với người mắc bệnh mạn tính, đang tuân thủ phác đồ điều trị một số bệnh lý thì cần tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Một số câu hỏi thường gặp về tình trạng giảm bạch cầu ái toan bao gồm:
Tình trạng bạch cầu ái toan giảm có thể xảy ra trong các trường hợp như căng thẳng quá mức, lạm dụng rượu, tác dụng phụ của thuốc, có bệnh lý tiềm ẩn như nhiễm trùng, bệnh lý tại tủy xương… Khi có triệu chứng nghi do bạch cầu ái toan thấp, người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân, có biện pháp xử trí phù hợp nếu cần.
Trường hợp bạch cầu ái toan giảm xuất hiện một lần thường không phải là vấn đề nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe tổng thể (ngay cả khi số lượng bạch cầu ái toan bằng 0). Các tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch sẽ sản sinh nhiều bạch cầu ái toan hơn để bù đắp cho tình trạng bạch cầu ái toan thấp. Thế nhưng, nếu chứng giảm bạch cầu ái toan kéo dài thì đây lại là vấn đề nguy hiểm, cần được tiến hành điều trị sớm.
Trường hợp số lượng bạch cầu ái toan thấp hơn 30/mcL [1] máu được xem là kết quả bạch cầu ái toan thấp hơn bình thường. Tình trạng tỷ lệ bạch cầu ái toan giảm thấp bất thường, kéo dài cũng có thể gây tử vong. Một số nghiên cứu cho thấy, chỉ số bạch cầu ái toan cùng những loại bạch cầu khác ở mức thấp làm gia tăng nguy cơ bị suy tim, tử vong, hoặc các bệnh lý có liên quan đến động mạch vành.
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Tóm lại, giảm bạch cầu ái toan mức nhẹ có thể là tình trạng không đáng lo ngại và không cần điều trị. Thế nhưng bạch cầu ái toan giảm bất thường có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Ngay khi có triệu chứng nghi ngờ giảm bạch cầu ái toan, người bệnh nên đến bệnh viện uy tín có chuyên môn về bệnh huyết học để thăm khám, điều trị.
Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/bach-cau-giam-co-nguy-hiem-khong-a62230.html