10 biến chứng sau can thiệp mạch vành nguy hiểm có thể gặp

Can thiệp mạch vành là một thủ thuật y tế quan trọng trong điều trị bệnh động mạch vành, mang lại hy vọng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, mọi thủ thuật y khoa đều có tồn tại một số rủi ro. Biến chứng sau can thiệp mạch vành mặc dù không phổ biến nhưng vẫn cần được theo dõi sát sao để khắc phục kịp thời. Trong bài viết dưới đây, ThS.BS Phạm Hoàng Trọng Hiếu, Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các biến chứng sau can thiệp mạch vành và cách giảm thiểu rủi ro sau thủ thuật.

Các biến chứng sau can thiệp mạch vành

Can thiệp mạch vành có nguy hiểm không?

Can thiệp động mạch vành và các phẫu thuật được sử dụng trong điều trị bệnh động mạch vành và một số bệnh tim bẩm sinh. Can thiệp mạch vành là thủ thuật mở các động mạch vành bị hẹp nặng hoặc tắc nghẽn do mảng xơ vữa gây ra. Từ đó, giúp phục hồi lưu lượng máu đến cơ tim mà không cần phẫu thuật tim hở.

Quá trình can thiệp mạch vành bao gồm:

Các biến chứng tim và không phải tim có thể xảy ra vào những thời điểm khác nhau sau can thiệp mạch vành. Các biểu hiện lâm sàng từ không có triệu chứng đến các triệu chứng nghiêm trọng. Những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến nong mạch, đặt stent là khá thấp. Can thiệp mạch vành qua da là một thủ thuật an toàn với nguy cơ biến chứng thấp. Khi bác sĩ thực hiện can thiệp mạch vành qua da bằng stent phủ thuốc, khả năng động mạch sẽ đóng lại là dưới 5%. (1)

Khả năng gặp biến chứng sau can thiệp mạch vành có cao không?

Một báo cáo năm 2013 tại Mỹ đã trình bày tỷ lệ mắc và nguyên nhân tử vong trong vòng 30 ngày sau khi can thiệp mạch vành qua da được thực hiện từ năm 2009 đến năm 2011 ghi nhận:

Các biến chứng nghiêm trọng sau khi nong mạch rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, mọi thủ thuật xâm lấn đều tồn tại rủi ro. Ví dụ người bệnh có thể cần phẫu thuật bắc cầu động mạch vành khẩn cấp trong hoặc ngay sau khi nong mạch vành. Các biến chứng xảy ra ở khoảng 1 trong 100 ca phẫu thuật, mặc dù tỷ lệ này có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Nguy cơ biến chứng nong mạch vành cao hơn ở người lớn tuổi hoặc những người bị tắc nghẽn nhiều động mạch, bệnh thận hoặc suy tim.

Nguy cơ biến chứng của can thiệp mạch vành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, bệnh lý kèm theo, mức độ phức tạp của tổn thương mạch vành và kinh nghiệm của ekip can thiệp. Ngày nay, với sự phát triển của hình ảnh nội mạch vành (Siêu âm trong lòng mạch IVUS/ chụp cắt lớp điện quang OCT) đã hỗ trợ tích cực cho bác sĩ thực hiện can thiệp mạch vành, góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ biến chứng liên quan can thiệp mạch vành.

Mặc dù can thiệp mạch vành có thể tồn tại một số rủi ro, nhưng phần lớn bệnh nhân sau can thiệp đều được cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ các biến cố tim mạch nghiêm trọng.

Rủi ro nghiêm trọng khi can thiệp mạch vành là khá thấp
Rủi ro nghiêm trọng khi can thiệp mạch vành là khá thấp

Các biến chứng can thiệp mạch vành

Mọi thủ thuật xâm lấn, trong đó có can thiệp mạch vành đều tiềm ẩn những rủi ro và biến chứng có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Một số biến chứng có thể gặp khi can thiệp mạch vành như:

1. Huyết khối trong stent

Các cục máu đông có thể hình thành trong stent sau khi can thiệp mạch vành và gây ra cơn đau thắt ngực, nguy hiểm hơn là gây nhồi máu cơ tim cấp tính. Để giảm nguy cơ đông máu sau can thiệp, các bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu, thời gian sử dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân và loại stent được sử dụng. (3)

Nguy cơ hình thành cục máu đông trong stent cao nhất trong vài tuần hoặc vài tháng đầu sau can thiệp. Trong đó, hình thành huyết khối sớm trong 30 ngày đầu là nguy hiểm nhất. Tình trạng này có thể không có nguyên nhân, một số trường hợp có thể là do stent chưa nở hết hoặc đặt sai vị trí.

Sau một tháng, nếu xuất hiện huyết khối thì gọi là huyết khối muộn. Sau 12 tháng, cục máu đông ít có khả năng hình thành và không nguy hiểm như huyết khối sớm.

2. Tái hẹp động mạch vành sau can thiệp

Sau vài tháng can thiệp mạch vành, các tế bào nội mô xung quanh sẽ phát triển để che phủ lòng mạch. Sự tăng sinh quá mức của nội mạc mạch máu gây ra mô sẹo và làm tăng nguy cơ tái hẹp mạch vành sau đặt stent.

3. Chảy máu hoặc nhiễm trùng tại vị trí can thiệp

Chảy máu tại vị trí chọc kim là một biến chứng thường gặp sau can thiệp mạch vành. Nguyên nhân chủ yếu do tổn thương mạch máu khi đưa ống thông vào. Biểu hiện bao gồm sưng, đau và bầm tím tại vị trí chọc. Mức độ có thể từ nhẹ như tụ máu nhỏ đến chảy máu nặng cần can thiệp. Xử trí chủ yếu là ép cầm máu, trường hợp nặng có thể cần phẫu thuật.

Nhiễm trùng sau can thiệp mạch vành tuy hiếm gặp nhưng có thể xảy ra. Vị trí nhiễm trùng có thể tại chỗ chọc kim hoặc lan rộng gây nhiễm trùng huyết.

4. Phản ứng với thuốc cản quang

Đây là một trong những biến chứng thường gặp khi can thiệp mạch vành. Người bệnh khi có phản ứng với thuốc cản quang có thể xuất hiện một số triệu chứng như vết loét, mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay, buồn nôn, đau đầu, huyết áp thấp, sốt. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể co giật và sốc phản vệ.

5. Phản ứng với stent sau can thiệp mạch vành

Một số trường hợp cơ thể người bệnh sẽ có phản ứng viêm tại chỗ hoặc phản ứng quá mẫn với kim loại của stent. Biểu hiện thường gặp bao gồm sốt, đau ngực và các triệu chứng giống cúm, thường xuất hiện trong vài ngày đến vài tuần sau khi đặt stent. Thông thường, các triệu chứng này có thể kiểm soát bằng thuốc chống viêm, nhưng nếu phản ứng nghiêm trọng hơn có thể cần can thiệp y tế tích cực.

6. Tổn thương động mạch vành

Tổn thương động mạch vành là biến chứng nghiêm trọng, bao gồm bóc tách, thủng hoặc co thắt mạch vành. Hậu quả có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp hoặc sốc tim. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường được chỉ định đặt stent cấp cứu, nếu nặng có thể cần phẫu thuật bắc cầu động mạch vành để khắc phục.

7. Tổn thương mạch máu hoặc thận

Thuốc cản quang có thể làm tổn thương đến mạch máu hoặc thận. Đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng này bao gồm người già, bệnh nhân đái tháo đường và những người đã có suy thận mạn. Do đó, khi can thiệp mạch vành cho những đối tượng này, bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều thuốc cản quang, đồng thời bù đủ dịch trước và sau thủ thuật.

8. Rối loạn nhịp tim

Biến chứng loạn nhịp tim thường gặp trong các trường hợp sau:

Bệnh nhân sau can thiệp mạch vành có thể bị rối loạn nhịp tim
Bệnh nhân sau can thiệp mạch vành có thể bị rối loạn nhịp tim

9. Nhồi máu cơ tim sau can thiệp mạch vành

Nhồi máu cơ tim sau can thiệp mạch vành thường do tắc nghẽn đột ngột của mạch vành đã được can thiệp hoặc các nhánh nhỏ khác. Bệnh nhân có biểu hiện đau ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi và choáng váng. Nhồi máu cơ tim cần được xử trí khẩn cấp bằng cách tái thông mạch máu, có thể thông qua can thiệp lại hoặc dùng thuốc tiêu sợi huyết tùy vào tình trạng của người bệnh.

10. Đột quỵ

Đột quỵ là biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm sau can thiệp mạch vành. Biến chứng này có thể xảy ra do tắc mạch não bởi cục máu đông hoặc mảnh vỡ của mảng xơ vữa di chuyển lên não trong quá trình can thiệp. Bệnh nhân bị đột quỵ cần được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức để hạn chế tổn thương não.

Có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau can thiệp mạch vành không?

Có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau can thiệp mạch vành bằng một số biện pháp:

Cách chăm sóc cho người sau can thiệp mạch vành ngăn ngừa biến chứng

Sau 48 giờ, người bệnh có thể được xuất viện. Khi về nhà, nên chú ý về chế độ chăm sóc để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục và giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng sau can thiệp mạch vành:

Bệnh nhân cần tuân thủ tái khám định kỳ sau can thiệp mạch vành
Bệnh nhân cần tuân thủ tái khám định kỳ sau can thiệp mạch vành

Liên hệ BVĐK Tâm Anh nếu nhận thấy bất thường sau can thiệp mạch vành

Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị hàng đầu trong việc thăm khám và chăm sóc điều trị các bệnh lý tim mạch, mạch máu và lồng ngực. Với đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, từng có thời gian dài tu nghiệp tại nước ngoài và đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện hàng đầu Việt Nam.

Có thể kể đến như PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến, BS.CKII Huỳnh Ngọc Long, TS.BS Nguyễn Anh Dũng, ThS.BS.CKII Võ Anh Minh, ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều, TS.BS Trần Vũ Minh Thư, BS.CKI Vũ Năng Phúc, BS.CKI Nguyễn Phạm Thùy Linh, ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư, BS.CKI Phạm Thục Minh Thủy…

Trung tâm được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến, được nhập khẩu trực tiếp từ các nước châu Âu như máy siêu âm chuyên tim, máy điện tim 12 kênh, máy thở cao cấp, máy chụp MRI 3 Tesla, máy theo dõi huyết áp liên tục 24 giờ, máy MSCT tim và động mạch vành 768 lát cắt, phòng mổ Hybrid hiện đại, hệ thống robot chụp mạch Artis Pheno cao cấp… Nhờ đó, có thể thực hiện các kỹ thuật can thiệp tim mạch từ đơn giản đến phức tạp như:

Để đặt lịch khám tim mạch tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin:

Mặc dù can thiệp mạch vành có thể đi kèm với một số rủi ro, nhưng tỷ lệ biến chứng sau can thiệp mạch vành nghiêm trọng khá thấp và lợi ích của thủ thuật thường vượt trội hơn so với nguy cơ tiềm ẩn. Cùng với đó, bệnh nhân và người nhà nên trao đổi kỹ với bác sĩ để hiểu rõ về các biến chứng có thể gặp phải cũng như cách chăm sóc, phòng ngừa để giảm nguy cơ biến chứng.

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/trong-may-thu-hinh-mau-khoi-quan-trong-nhat-la-khoi-a64428.html