Đặt kim luồn không gây đau nhiều

Lấy máu ngoại vi hay lấy ven tĩnh mạch là những phương pháp dùng trong kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch. Với nguyên lý dùng ống nhựa mềm đưa vào tĩnh mạch, từ đó dẫn kim vào và cố định việc đặt kim luồn tĩnh mạch đã mang lại nhiều hiệu quả cho tiêm truyền ở bệnh nhân.

1. Ý nghĩa của đặt kim luồn tĩnh mạch

Tiêm hay truyền tĩnh mạch là 1 phương pháp dẫn thuốc hay dung dịch chất lỏng vào cơ thể. Thông qua đường máu, thuốc sẽ được hấp thụ nhanh chóng hơn với việc uống. Đây được cho là phương pháp điều trị có tác dụng nhanh đồng thời mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.

Ở kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ có tên là kim luồn ngoại vi. Một ống nhựa mềm được đưa vào tĩnh mạch rồi luồn kim qua. Thao tác này đảm bảo cho thuốc dẫn đi đến đúng vị trí xác định. Đồng thời, ống nhựa luồn vào có nhiệm vụ cố định tránh kim gây tổn thương cho mạch máu.

>>> Các tai biến có thể xảy ra khi truyền dịch

Thông thường, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp để tránh các bước rườm rà. Tuy nhiên với bệnh nhân cần tiêm truyền nhiều lần và thể trạng không tốt thì kim luồn ngoại vi luôn là lựa chọn tối ưu. Kỹ thuật này sẽ hạn chế số lần lấy ven, đồng thời đảm bảo khi sức khỏe bệnh nhân yếu đi không lấy được ven thì kim luồn vẫn duy trì được chức năng.

Đặc biệt, kim luồn tĩnh mạch có những ưu điểm vượt trội hơn các loại kim truyền thống. Các tai nạn ngoài ý muốn như lệch ven tổn thương mạch máu đều được hạn chế tối đa. Cùng với đó là tính tiện lợi của kim luồn ngoại vi sẽ giúp điều dưỡng có thể thực hiện tiêm truyền cho bệnh nhân nhanh chóng.

>>> Truyền dịch (đạm) có tác dụng gì với cơ thể?

2. Cấu tạo và điểm mạnh khi chọn đặt kim luồn tĩnh mạch

>>> Sử dụng dịch truyền tĩnh mạch trong gây mê hồi sức

Đặt kim luồn tĩnh mạch có những ưu điểm vượt trội hơn các loại kim truyền thống

3. Phân biệt các loại kim luồn tĩnh mạch

Kim luồn lấy ven tĩnh mạch được sản xuất đồng loạt. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp kích thước mũi kim có sự điều chỉnh. Thông thường, mũi kim sẽ dao động trong khoảng 1,4 đến 2,4 mm. Việc phân loại kích cỡ kim sẽ tiện lợi cho quản lý và sử dụng.

Để nhận biết phân loại bạn có thể dựa trên màu sắc kim. Do trong ngành y có nhiều trường hợp cấp bách nên phân biệt bằng màu sắc là cách nhanh nhất. Đồng thời, cũng là cách giảm thiểu tối đa rủi ro. Kim cỡ 24 màu vàng, cỡ 22 màu xanh, cỡ 20 màu hồng, cỡ 18 xanh lá, cỡ 16 màu xám, cỡ 14 màu gạch cua.

Việc phân loại này sẽ tiện cho bảo quản và điều phối sử dụng. Từ đó có thể quản lý số lượng lẫn nhu cầu.

>>> Sưng cục cứng sau khi truyền dịch là do đâu?

Công năng của kim luồn cũng được ứng dụng rộng rãi trong y khoa như truyền dịch, lấy ven, chọc động mạch, chọc tĩnh mạch.....

4. Hướng dẫn sử dụng kim luồn đúng cách và lưu ý để đảm bảo an toàn

Trước khi tiến hành tiêm hay luồn kim, bác sĩ sẽ sát khuẩn tay và dụng cụ y tế. Đặc biệt trong phẫu thuật thì các dụng cụ như áo, mũ, khẩu trang, găng tay đều được sát khuẩn và đảm bảo vô trùng khi sử dụng. Sau đó đến bước chuẩn bị dụng cụ. Chuẩn bị lấy ven tĩnh mạch cần có những dụng cụ sau:

Tiến hành tiêm hay lấy máu ngoại vi cần thực hiện đầy đủ các bước để đảm bảo hiệu quả. Sau đây là 6 bước tham khảo để tiến hành đặt kim luồn tĩnh mạch cùng một số lưu ý của bác sĩ:

Trước khi tiến hành tiêm hay đặt kim luồn, bác sĩ sẽ sát khuẩn tay và dụng cụ y tế

5. Hỗ trợ bệnh nhân chỉnh tư thế thoải mái nhất trước khi bắt đầu

Tư thế truyền rất quan trọng. Do sau đó bệnh nhân hạn chế di chuyển hoặc khi lấy máu cần bát động để bác sĩ rút máu nên cần chọn tư thế dễ chịu nhất. Khi chích có thể ngồi hoặc nằm tùy thời gian thao tác. Nên chọn tư thế chắc chắn có gối hay đệm lót để giảm căng thẳng. Tâm lý bệnh nhân thoải mái thì thao tác sẽ nhanh chóng và chính xác.

5.1 Tiến hành thao tác tiêm/ truyền cho bệnh nhân

5.2 Bảo vệ vị trí tiêm truyền bằng bông và băng cá nhân

Không cho đầu kim được tiếp xúc với không khí. Hãy nhớ luôn để đầu kim được bao bảo vệ bởi lớp bông khi tiêm. Và có dán băng cá nhân sau tiêm hoặc đang truyền. Khi lấy bông ấn lên miệng vết kim chú ý chỉ cầm một mặt mặt tiếp xúc không chạm tay. Nhờ vậy sẽ hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/lay-ven-la-gi-a65067.html