Trong bài viết dưới đây, Butbi sẽ giúp các bạn soạn bài Đất nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết nhất, qua đó giúp các bạn có sự chuẩn bị bài tốt nhất trước khi lên lớp và biết cách trả lời những câu hỏi trong SGK ngữ văn 12 một cách logic, nhanh chóng nắm được nội dung khái quát của toàn tác phẩm. Chúc các bạn có phần soạn bài thật tốt để dễ dàng hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng của thầy cô.
Tham khảo thêm:
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, ông sinh ra và lớn lên ở thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và có tinh thần cách mạng.
- Học tập và trưởng thành ở miền Bắc, nhưng sau này ông tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam.
- Là một nhà hoạt động chính trị và văn nghệ, từng đảm nhiệm rất nhiều vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền.
- Ông thuộc thế hệ nhà thơ trong giai đoạn chiến tranh chống đế quốc Mĩ. Những tác phẩm thơ ca của ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp hài hòa giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức viết về đất nước, con người Việt Nam
+ Nhưng tác phẩm của ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén.
+ Giọng thơ mang đậm chất trữ tình chính luận.
Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
+ Cửa thép (tập ký được viết vào năm 1972)
+ Đất ngoại ô (tập thơ được viết vào năm 1973)
+ Mặt đường khát vọng (trường ca được viết vào năm 1974)
+ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (tập thơ được viết vào năm 1986)
+ Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tập thơ được viết vào năm 1990)
+ Cõi lặng (tập thơ được viết vào năm 2007)
- Đoạn thơ “Đất nước” được trích trong bản trường ca Mặt đường khát vọng. Tác phẩm này được hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu vào năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị ở vùng tạm chiến miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh cao cả của thế hệ mình, kêu gọi lớp trẻ xuống đường đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc.
Đoạn trích Đất Nước trong SGK mà chúng ta học được rút từ phần đầu chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng. Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất về đề tài đất nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại
Có thể được chia làm 2 phần như sau:
+ Phần 1 (gồm 42 câu thơ đầu): Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện khác nhau: từ lịch sử văn hoá dân tộc, chiều sâu của không gian tới chiều dài của thời gian.
+ Phần 2 (47 câu thơ cuối): Tư tưởng cốt lõi và cảm nhận về đất nước: Đất nước của Nhân dân.
- Tác giả đã lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng để không bị bó buộc về ngôn từ, về số chữ trong một câu, số câu trong một bài. Điều đó vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ lại vừa là cơ hội để dòng chảy cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên, mượt mà hơn.
- Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian đa dạng từ các thể loại: từ phong tục - tập quán sinh hoạt của người dân đến các thể loại của văn học dân gian như ca dao, dân ca, truyền thuyết, truyện cổ tích, sự tích…Điều đặc biệt ở đây là tác giả sử dụng nó một cách sáng tạo, không trích dẫn nguyên văn gây nhàm chán mà chỉ trích một vài từ tiêu biểu nhưng người đọc cũng có thể hiểu về thi liệu dân gian ấy.
- Giọng thơ trữ tình - chính luận, là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức khi viết về đất nước và con người.
Bố cục có thể chia làm 2 phần như sau:
+ Phần 1 (từ đầu tới câu thơ “Làm nên Đất Nước muôn đời” ): Nội dung phần này là nói về việc Đất nước được cảm nhận ở mọi phương diện từ văn hóa, phong tục, truyền thống địa lý, đến chiều dài lịch sử…
+ Phần 2 (những câu thơ còn lại): Nói về tư tưởng cốt lõi và cảm nhận về Đất nước.
Tác giả cảm nhận về đất nước trên những phương diện sau:
- Theo chiều dài lịch sử ( từ quá khứ- hiện tại- đến tương lai):
- Theo chiều rộng của không gian - địa lí:
- Theo bề dày truyền thống- phong tục, văn hóa, tâm hồn:
⇒ Các phương diện có sự thống nhất và bổ sung cho nhau.
Tác giả có những cái nhìn nhận mới mẻ về đất nước, về những danh lam thắng cảnh:
- Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ ca thời kỳ chống Mĩ:
Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…vào tác phẩm.
- Tác giả đã rất sáng tạo khi sử dụng các yếu tố dân gian:
⇒ Tác giả đã sử dụng phong phú và vô cùng sáng tạo những chất liệu văn hóa dân gian (truyền thuyết, cổ tích, phong tục tập quán, ca dao, dân ca, …), không kể lể dài dòng, không không trích dẫn nguyên văn gây cứng nhắc mà chỉ lấy một vài từ tiêu biểu vận dụng một cách mềm mại, uyển chuyển trong câu thơ văn xuôi hiện đại khiến cho câu thơ cất lên vừa mới mẻ, lại vừa quen thuộc và có tác dụng biểu đạt, biểu cảm cao.
Bạn đang tham khảo bài viết “Soạn bài Đất Nước Nguyễn Khoa Điềm chi tiết | Ngữ văn 12”
Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/soan-bai-dat-nuoc-nguyen-khoa-diem-a65208.html