Cao đẳng là một hình thức đào tạo sau khi hoàn thành cấp bậc THPT và thấp hơn cấp bậc Đại học. Cao đẳng sẽ đi sâu vào nghiên cứu, đào tạo cho học viên những kiến thức, nền tảng ở các lĩnh vực mà họ chọn. Ngoài ra, học viên được cung cấp các kỹ năng chuyên môn cần thiết để thuận tiện cho việc học nghề, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.
Việt Nam có hàng trăm trường cao đẳng nhận đào tạo học viên sau khi tốt nghiệp THPT ở các tỉnh thành, có thể kể đến như trường cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội, trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại ở TP.HCM, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Nguyên, trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội,...
Mỗi trường cao đẳng sẽ chuyên về các lĩnh vực khác nhau, học viên sẽ cần phải cân nhắc, lựa chọn ngôi trường phù hợp với định hướng và nhu cầu của bản thân mình.
Tại Điều 2 trong Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH quy định chương trình đào tạo cao đẳng sẽ có 3 hình thức chính:
Đào tạo theo niên chế là hình thức học phổ biến của hầu hết các trường cao đẳng tại Việt Nam. Trong hình thức này, việc đào tạo sẽ được tổ chức theo năm học, mỗi năm học có 2 kỳ, mỗi học kỳ kéo dài ít nhất 15 tuần tính cả thời gian học tập và thi kết thúc học phần, mô-đun.
Ngoài hai học kỳ mà học viên tham gia, hiệu trưởng sẽ có nhiệm vụ xem xét và đưa ra quyết định tổ chức thêm học kỳ phụ cho học viên học lại, học cải thiện môn học. Thời gian học kỳ phụ sẽ ngắn hơn thời gian học chính thức, cụ thể sẽ có ít nhất là 4 tuần cho học viên học tập cũng như thi kết thúc môn.
Để tốt nghiệp cao đẳng với hình thức này, người học phải đủ những điều kiện sau:
Điểm của từng môn thi hoặc điểm của khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề đạt từ 5.0 trở lên.
Không bị vi phạm kỷ luật và truy cứu trách nhiệm hình sự
Hoàn thành các điều kiện của trường theo quy định đề ra
Trong hình thức đào tạo này, lớp học sẽ được mở và tổ chức theo từng môn học, mô-đun khác nhau phụ thuộc vào học viên đăng ký. Hiệu trưởng có trách nhiệm quy định số lượng người tối thiểu cho mỗi một lớp học lý thuyết và thực hành phù hợp sao cho đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Phương thức tích lũy mô-đun, tín chỉ thông thường sẽ có từ 2 đến 3 học kỳ (gồm cả học kỳ chính và học kỳ phụ). Học kỳ chính yêu cầu học viên bắt buộc phải theo học, còn học kỳ phụ không bắt buộc học viên phải tham gia. Giống như đào tạo niên chế, học kỳ phụ để cho những học viên học chậm tiến độ hay có những tín chỉ chưa đạt thì học lại để cải thiện điểm số.
Điều kiện tốt nghiệp của đào tạo theo phương thức này bao gồm:
Tích lũy đầy đủ số mô-đun, tín chỉ của chương trình theo học
Điểm trung bình đạt yêu cầu từ 2.0 trở lên theo thang điểm 4
Hoàn thành các quy định của chương trình theo học
Không trong thời gian bị xét xử kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
Có đơn đề nghị xét tốt nghiệp nếu trong trường hợp tốt nghiệp sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian đào tạo chính thức của chương trình học
Đào tạo trực tuyến (đào tạo online) là một hình thức học tập, giảng dạy từ xa được Bộ Giáo dục công nhận và chỉ có một số trường cao đẳng đủ điều kiện về thiết bị cùng như cơ sở vật chất mới được phép đưa vào chương trình giảng dạy.
Ưu điểm của phương pháp học này là thuận tiện cho học viên có thể học bất cứ đâu chỉ cần có kết nối internet, có thể xem lại được buổi học bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, cách học này vẫn còn có những nhược điểm là khó quán triệt, quản lý được mức độ hiểu và tiếp thu kiến thức của học viên. Đào tạo trực tuyến đề cao tính tự giác của mỗi cá nhân theo học.
Có một số trường cao đẳng đã và đang giảng dạy theo phương pháp này như trường Cao đẳng Công thương Hà Nội, trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn, trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội,...
Theo Điều 3 của Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chương trình và thời gian đào tạo cao đẳng như sau:
Chương trình đào tạo phải thể hiện được mục tiêu đào tạo, số lượng kiến thức cũng như yêu cầu và năng lực người học cần đạt được trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, chương trình học tập cũng phải thể hiện rõ ràng các phương pháp đào tạo, cách thức đánh giá kết quả học tập.
Chương trình đào tạo phải công khai với học viên trước khi tuyển sinh và bắt đầu thời gian học tập. Cần cập nhật thường xuyên những thay đổi, chỉnh sửa cho người học tránh người học gặp những tác động bất lợi không đáng có.
Thời gian đào tạo là khoảng thời gian cho người học hoàn thành chương trình đào tạo cụ thể và đủ các điều kiện lấy bằng tốt nghiệp của ngành nghề, lĩnh vực mà họ đã chọn để theo học.
Với hình thức đào tạo theo niên chế thì các trường cao đẳng sẽ thực hiện trong vòng từ hai đến ba năm tùy ngành nghề người học chọn lựa và áp dụng với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc có giấy chứng nhận hoàn thành bậc phổ thông.
Với hình thức đào tạo theo tín chỉ hoặc mô-đun, thì thời gian học sẽ phụ thuộc vào học viên sao cho tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ của từng môn học trong chương trình.
Dưới đây là một số những câu hỏi mà các bạn trẻ thắc mắc rất nhiều về việc đào tạo cao đẳng.
Cao đẳng và đại học có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể:
Thời gian liên thông cao đẳng lên đại học không cố định, tùy vào từng học viên hoàn thành chương trình cao đẳng của mình nhanh hay chậm. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chương trình đào tạo và giảng dạy của từng trường. Trung bình sẽ rơi vào khoảng 1,5 đến 3 năm.
Câu trả lời là không. Những người đang theo cao đẳng thuộc đối tượng được hoãn nghĩa vụ quân sự theo Pháp luật do đó học viên không cần phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
Tóm lại, học cao đẳng vẫn mang đến nhiều lợi ích về kiến thức chuyên môn, phát triển bản thân cũng như mở ra cơ hội nghề nghiệp cho người học. Trên đây là tất cả giải đáp cao đẳng là gì? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/cao-dang-va-dai-hoc-khac-nhau-cho-nao-a65858.html