Trong những chuyên ngành thuộc nhóm ngành Nông nghiệp, Khoa học cây trồng là ngành học được đánh giá cao. Đây cũng là ngành học mang tính ứng dụng cao, giữ vai trò quan trọng với sự phát triển của Nông nghiệp hiện đại. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về ngành học này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu ngành Khoa học cây trồng
Khoa học cây trồng (tiếng Anh là Crop Science) là ngành học nghiên cứu về các loại cây trồng và tất cả yếu tố làm gia tăng sự phát triển của chúng như ánh sáng, nước, nhiệt độ và dưỡng chất, cũng như là những điều kiện ngăn cản sự phát triển của cây trồng như cỏ dại, bệnh, côn trùng...
Kỹ sư trồng trọt có kiến thức về: chất lượng môi trường, sinh thái, công nghệ sinh học, sinh lý thực vật, khoa học thảm cỏ, quản lý dịch bệnh, di truyền học, chọn tạo giống cây trồng, sinh học phân tử, khoa học hạt giống, dinh dưỡng, bệnh cây, toán học và xây dựng mô hình, phát triển quốc tế… Với những kiến thức ấy, Kỹ sư trồng trọt nhận dạng, giải thích và quản lý cây trồng để dùng trong nông nghiệp, trong trang trí khu đô thị và đất chăn thả theo phương pháp bền vững môi trường.
Chương trình đào tạo ngành Khoa học cây trồng trang bị những kiến thức cơ bản về sinh học, hóa học và sinh hóa giúp hiểu rõ các nguyên lý của các quá trình sinh học liên quan đến cây trồng. Ngành học này đào tạo ra những kỹ sư Khoa học cây trồng có kiến thức chuyên sâu về quản lý cây trồng để đạt được năng suất và hiệu quả cao bao gồm kỹ thuật trồng; chăm sóc; biết nhận diện, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại hại cây trồng; quản lý dinh dưỡng; điều khiển ra hoa và bảo quản sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, người học được cung cấp các kiến thức đại cương và các kiến thức chuyên ngành như: Hình thái và giải phẫu thực vật; thổ nhưỡng và phì nhiêu đất; côn trùng nông nghiệp đại cương; nông học đại cương; di truyền - giống cây trồng; sinh lý thực vật; bệnh cây nông nghiệp đại cương… Có khả năng làm việc theo nhóm, tính tự chủ trong phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học, biết phân tích các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành Khoa học cây trồng, đúc kết và hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.
2. Chương trình đào tạo ngành Khoa học cây trồng
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Khoa học cây trồng trong bảng dưới đây.
Khối kiến thức Giáo dục đại cương
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
Toán cao cấp B
30
31
32
33
34
35
Kỹ năng mềm
Khối kiến thức cơ sở ngành
36
Sinh hóa B
37
TT. Sinh hóa
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
Thổ nhưỡng B
48
Phì nhiêu đất B
49
50
51
52
Khuyến nông
53
54
55
56
57
58
Khối kiến thức Chuyên ngành
59
60
61
Bệnh cây trồng
62
Cây lúa
63
Cây rau
64
65
66
Cây ăn trái
67
Cây màu
68
69
70
71
72
Xử lý ra hoa
73
Nấm ăn
74
Cỏ dại
75
76
Rèn nghề
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
Cây ngắn ngày
88
Cây dài ngày
89
90
91
Kỹ thuật Bonsai
92
Theo Đại học Cần Thơ
3. Các khối thi vào ngành Khoa học cây trồng
- Mã ngành: 7620110
- Ngành Khoa học cây trồng xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00: Toán - Lý - Hóa học
A01: Toán - Vật lý - Tiếng Anh
A02: Toán - Vật lý - Sinh học
B00: Toán - Hóa - Sinh học
B02: Toán - Sinh - Địa lý
B03: Toán - Sinh - Ngữ văn
C02: Ngữ văn - Toán - Hóa học
D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
D07: Toán - Hóa - Tiếng Anh
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Khoa học cây trồng
Điểm chuẩn ngành Khoa học cây trồng phụ thuộc vào phương thức xét tuyển của từng cơ sở đào tạo. Mức điểm phổ biến dao động trong khoảng 14 - 18 điểm.
5. Các trường đào tạo ngành Khoa học cây trồng
Hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Khoa học cây trồng, để theo học ngành này bạn có thể đăng ký nguyện vọng vài các trường sau:
- Khu vực miền Bắc:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
Đại học Hải Phòng
Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên
Đại học Nông lâm Bắc Giang
Đại học Lâm nghiệp
Đại học Hùng Vương
Đại học Tân Trào
- Khu vực miền Trung:
Đại học Kinh tế Nghệ An
Đại học Hà Tĩnh
Đại học Nông lâm - Đại học Huế
Đại học Tây Nguyên
- Khu vực miền Nam:
Đại học Kiên Giang
Đại học Cần Thơ
Đại học An Giang
Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
Đại học Tiền Giang
6. Cơ hội việc làm ngành Khoa học cây trồng
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Khoa học cây trồng, sinh viên tốt nghiệm có thể đảm nhận công việc tại những vị trí sau:
Các cơ quan quản lý liên quan đến nông nghiệp như: các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm giống cây trồng, Phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông, Chi cục BVTV, Trạm BVTV… các doanh nghiệp có liên quan đến nông nghiệp.
Các viện, trung tâm nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến nông nghiệp.
Cơ sở giáo dục và đào tạo: các trường đại học, cao đẳng, trưởng THCN...
Tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp; công ty chăm sóc cây trồng, hóa chất nông nghiệp.
7. Mức lương của ngành Khoa học cây trồng
Ngành Khoa học cây trồng được đánh giá là ngành học có mức lương “hấp dẫn “ trong nhóm ngành Nông nghiệp. Tùy từng vị trí và đơn vị làm việc, mức lương của ngành sẽ có sự chênh lệch, dao động trong khoảng 7 - 15 triệu/ tháng.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Khoa học cây trồng
Để có thể theo học ngành Khoa học cây trồng, người học cần có một số tố chất dưới đây:
Yêu thiên nhiên, môi trường;
Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên;
Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.
Với những chia sẻ trên, hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành Khoa học cây trồng cụ thể và chính xác nhất.