Lý thuyết Sinh học 8 bài 31: Trao đổi chất tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Sinh học lớp 8 bài 31, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em học sinh tham khảo trả lời. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
A. Giải bài tập Sinh học 8 bài 31
- Giải bài tập trang 101 SGK Sinh lớp 8: Trao đổi chất
- Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 31: Trao đổi chất (rút gọn)
B. Lý thuyết Sinh học 8 bài 31
I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường
Cơ thể có trao đổi chất với môi trường mới tồn tại và phát triển
- Cơ thể lấy oxi, thức ăn, nước muối khoáng từ môi trường bên ngoài và đồng thời thải ra khí CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi ra môi trường bên ngoài.
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài có sự tham gia của 1 số hệ cơ quan:
+ Hệ tiêu hóa: lấy thức ăn từ môi trường bên ngoài vào → biến đổi → chất dinh dưỡng và thải các chất thừa ra ngoài.
+ Hô hấp: lấy khí O2 và thải khí CO2
+ Hệ tuần hoàn: vận chuyển O2 và các chất dinh dưỡng tới tế bào và khí CO2 tới phổi, chất thải tới cơ quan bài tiết.
+ Hệ bài tiết: lọc từ máu các chất thải để bài tiết qua nước tiểu.
* Kết luận: Ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và O2 qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra.
II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường (môi trường trong)
- Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể. Mọi tế bào đều phải thực hiện trao đổi chất giữa máu và nước mô (môi trường trong để tồn tại và phát triển).
- Máu và nước mô cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho tế bào.
- Hoạt động sống của tế bào tạo ra:
+ Năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.
+ Khí CO2, chất thải: được thải ra ngoài.
- Kết luận: Ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào
- Sự trao đổi chất giữa các hệ cơ quan với môi trường ngoài để lấy oxi, dinh dưỡng và thải các sản phẩm thừa ra ngoài.
- Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong: máu vận chuyển cho tế bào oxi, dinh dưỡng và tế bào thải vào máu khí CO2 và các chất thải.
- Mối quan hệ giữa sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào:
+ Có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển được.
+ Khi 1 trong hai quá trình dừng lại thì cơ thể có thể chết.
C. Trắc nghiệm Sinh học 8 bài 31
Câu 1: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài được thực hiện thông qua các hệ cơ quan
A. Hệ hô hấp
B. Hệ tiêu hóa
C. Hệ bài tiết
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Sản phẩm nào dưới đây không được thải ra môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường
A. CO2
B. Phân
C. Nước tiểu, mồ hôi
D. Oxi
Câu 3: Điều nào sau đây đúng khi nói về trao đổi chất ở cấp độ cơ thể
A. Là quá trình cơ thể tiếp nhận từ môi trường ngoài thức ăn, nước, ôxi và thải ra môi trường ngoài các sản phẩm bài tiết, khí cacbonic
B. Do sự hoạt động của các hệ cơ quan tiêu hoá, hô hấp, bài tiết.
C. Trong cơ thể, thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng đơn giản, có thể được hấp thụ vào máu.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Điều nào sau đây đúng khi nói về quá trình trao đổi chất ở tế bào?
A. Là quá trình trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường trong (máu, nước mô).
B. Máu đem chất dinh dưỡng đã được hấp thụ và ôxi cung cấp cho tế bào.
C. Máu nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết và khí cacbonic đưa tới các hộ cơ quan bài tiết và hô hấp để từ đó thải ra môi trường ngoài qua hoạt động trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí cacbônic sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài?
A. Phổi
B. Dạ dày
C. Thận
D. Gan
Câu 6: Cơ quan nào dự trữ chất dinh dưỡng cho cơ thể khi cần
A. Gan
B. Dạ dày
C. Ruột non
D. Tá tràng
Câu 7: Tại sao những người béo phì thường là những người ít vận động?
A. Ít vận động dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào ít, nên các chất dinh dưỡng không dùng hết sẽ tích trữ tạo nên các lớp mỡ.
B. Ít vận động giúp tăng khả năng trao đổi chất nên cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
C. Ít vận động sẽ dẫn đến sự chuyển hóa trong tế bào nhiều, nên cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
D. Cơ thể cần nhiều thời gian để hấp thụ chất dinh dưỡng nên vận động bị hạn chế.
Câu 8: Một sản phẩm quan trọng được gan tiết ra có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa?
A. Dịch mật
B. HCl
C. Pepsin
D. Amylase
Câu 9: Tại sao nên uống 2 lít nước mỗi ngày?
A. Nước đóng vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng đi đến khắp các tế bào để nuôi cơ thể
B. Thông qua quá trình vận chuyển, nước đem theo các chất độc tố, cặn bã ra ngoài thông qua đường tiêu hóa
C. Nước điều tiết nhiệt độ cơ thể
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Tại sao mùa đông hay đi tiểu nhiều hơn?
A. Các mạch máu giãn, tăng lưu thông đến da và các cơ quan nội tạng quan trọng, giúp chúng giữ ấm.
B. Mạch máu co lại làm huyết áp giảm, lúc này thận làm việc nhiều để tăng thể tích máu và huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.
C. Mạch máu co lại làm huyết áp tăng, lúc này thận làm việc nhiều để giảm thể tích máu và hạ huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.
D. Mạch máu co lại làm huyết áp tăng, lúc này thận làm việc nhiều để tăng thể tích máu và hạ huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.