Hiện nay, ứng viên muốn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và sơ yếu lý lịch, CV,…thì Portfolio cũng là một trong những điều kiện cần để các nhà tuyển dụng để mắt tới ứng viên nhiều hơn. Vậy portfolio là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu về khái niệm, tầm quan trọng cũng như tham khảo một số cách làm portfolio chuyên nghiệp
Portfolio là gì? Portfolio trong tài chính là gì?
Portfolio (Hồ sơ năng lực) là bộ sưu tập các dự án tiêu biểu mà bạn đã từng tham gia thực hiện. Thông qua hồ sơ xin việc, bạn có thể trình bày những kỹ năng và thành quả của mình một cách trực quan, sinh động hơn so với CV.
Portfolio không chỉ giới hạn ở các sản phẩm hoàn chỉnh (Website, Bài viết, Ảnh) mà còn có thể bao gồm các bản phác thảo, nghiên cứu thị trường, hoặc chiến lược marketing mà bạn đã đóng góp. Đặc biệt, nếu bạn sở hữu một website portfolio chuyên nghiệp được lưu trữ trên nền tảng hosting chất lượng, bạn có thể dễ dàng chia sẻ nó với bất kỳ ai, bất cứ lúc nào, từ đó mở rộng mạng lưới quan hệ và tăng khả năng nhận được các dự án tiềm năng.
Vì sao Portfolio rất quan trọng khi dùng để xin việc?
Thực tế, portfolio không phải là điều kiện bắt buộc, tuy nhiên portfolio xin việc đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cá nhân từng ứng viên. Trong đó:
- Đối với ứng viên: Portfolio giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với các ứng viên khác trong cùng một đợt ứng tuyển. Không những vậy, portfolio còn thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn khi có thể cung cấp thông tin về kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm trong mỗi dự án một cách súc tích và đầy đủ, giúp doanh nghiệp thêm phần tin tưởng vào năng lực của bạn. Trường hợp chưa biết làm portfolio cho thu hút bạn có thể tham khảo tại các website hỗ trợ các mẫu portfolio xin việc có sẵn cũng là một lựa chọn tuyệt vời.
- Đối với nhà tuyển dụng/doanh nghiệp: Portfolio như một ấn phẩm quảng bá thương hiệu giúp mở rộng độ nhận diện với người tiêu dùng. Theo thường lệ, các công ty sẽ gửi cuốn portfolio này cho quý khách hàng, đối tác, để mở rộng mối quan hệ hợp tác thông qua sự đánh giá khách quan từ khách hàng.
Portfolio thể hiện cá tính riêng và tạo dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ. Khi bạn muốn trình bày portfolio online, đặc biệt nếu bạn là freelancer hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ, việc đầu tư vào business hosting chất lượng cao sẽ giúp website của bạn hoạt động ổn định, chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt với khách hàng tiềm năng.
Cấu trúc chính của portfolio gồm những gì?
Một portfolio chuyên nghiệp sẽ được doanh nghiệp đánh giá cao khi có đầy đủ 03 phần nội dung chính gồm:
Giới thiệu bản thân
Bất kỳ mẫu portfolio cá nhân nào cũng cần có phần giới thiệu bản thân đầu tiên. Vì những thông tin cơ bản này sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn tên gì, đến từ đâu trước khi xem đến các nội dung khác. Do đó, trong phần giới thiệu bản thân cần nêu đầy đủ:
- Họ và tên.
- Ngày tháng năm sinh.
- Địa chỉ.
- Số điện thoại và email cá nhân.
- Hình ảnh chân dung.
- Bằng cấp, chuyên môn riêng.
- Kinh nghiệm thực hiện công việc.
- Mục tiêu ngắn và dài hạn trong công việc.
- Một số kỹ năng có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
- Tóm tắt các giai đoạn, thành tựu đã làm việc ở công ty cũ.
Gợi ý:
- Làm nổi bật tên và thương hiệu cá nhân của bạn.
- Tóm tắt ngắn gọn về kinh nghiệm và kỹ năng của bạn.
- Nêu bật những thành tựu nổi bật nhất của bạn.
- Liên kết đến các trang web hoặc hồ sơ truyền thông xã hội khác của bạn.
Thành tựu cá nhân
Nếu bạn là một nhà bán lẻ và đang đi tìm kiếm đối tác, việc đưa các sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh vào Portfolio là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên tiết chế, tránh đưa quá nhiều sản phẩm sẽ làm rối portfolio, từ đó giảm sự chú ý của đối tác vào sản phẩm chính.
Mặt khác, bạn cũng không nền trình bày quá sơ sài, vì điều đó chưa đủ để thuyết phục công ty khác hợp tác. Ngoài ra, nếu bạn là một ứng viên và đang muốn tìm một ngành nghề phù hợp, việc đưa ra những thành tựu mà bản thân đạt được sẽ giúp ghi điểm lớn trong mắt doanh nghiệp.
Gợi ý:
- Chọn lọc những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất và tiêu biểu nhất để trình bày.
- Cung cấp mô tả chi tiết về mỗi sản phẩm/dịch vụ, bao gồm tính năng, lợi ích và thành quả đạt được.
- Sử dụng hình ảnh và video chất lượng cao để thu hút sự chú ý của người xem.
- Liên kết đến trang web hoặc trang bán hàng của sản phẩm/dịch vụ.
Gợi ý:
- Thu thập đánh giá và nhận xét từ các nhà tuyển dụng trước đây.
- Sử dụng những lời khen ngợi của họ để làm nổi bật năng lực của bạn.
- Bao gồm tên, chức danh và công ty của nhà tuyển dụng.
Đánh giá, nhận xét từ nhà tuyển dụng
Với những portfolio nổi bật, thể hiện rõ năng lực của ứng viên sẽ nhận về nhiều sự đánh giá cao từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu portfolio có trình bày đẹp và chỉnh chu đến cỡ nào, cũng không thể thiếu 03 thành phần sau:
- Thông tin liên quan đến chủ quyền: Bạn cần cung cấp cho công ty khách hàng/nhà tuyển dụng thông tin về chủ quyền của sản phẩm. Vì đó là yếu tố chứng minh cho quyền sở hữu.
- Châm ngôn sống và định hướng công việc: Ứng viên cần nêu rõ về lĩnh vực mà bạn cần tìm hiểu cũng như chia sẻ quan điểm đó cho người khác.
Cấu trúc chính của portfolio bạn cần biết
Những đặc điểm khác nhau giữa Portfolio và CV xin việc
Dù có chung mục đích là cung cấp thông tin của ứng viên đến các nhà tuyển dụng nhưng giữa CV và Portfolio lại có sự khác biệt đáng kể về nhiều mặt mà không phải ai cũng hiểu rõ. Cụ thể sự khác biệt giữa hai hình thức này được thể hiện dựa trên 3 tiêu chí trình bày trong bảng dưới đây:
Cách tạo portfolio độc đáo, thu hút nhà tuyển dụng
Tạo thành công một bản Portfolio tốn rất nhiều thời gian và công sức của ứng viên. Nếu đã mất thời gian để thực hiện thì thật đáng tiếc nếu Portfolio không gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Dưới đây, Vietnix chia sẻ đến các ứng viên tiềm năng những kinh nghiệm tạo Portfolio thu hút nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên:
Liệt kê những thông tin mà cần thể hiện trong Portfolio
Mặc dù bạn có nhiều ưu điểm, việc trình bày Portfolio một cách súc tích và tập trung sẽ giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian và nhanh chóng nắm bắt được thông tin quan trọng. Thay vào đó, bạn nên phân tích kỹ lưỡng yêu cầu tuyển dụng và mô tả công việc để xác định những thông tin, nội dung cần thiết và liên quan nhất. Việc này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và tăng cơ hội được nhận vào làm việc.
Chọn lọc thật kỹ hình ảnh minh họa
Thông thường, hình ảnh thêm vào để làm nổi bật Portfolio và giúp người xem dễ dàng nhìn hình dung và đối chiếu thông tin về sản phẩm hoặc dự án mà ứng viên đã mô tả trong hồ sơ. Do đó, hình ảnh lựa chọn cần phải phải nhấn đúng trọng tâm nội dung để tránh khiến Portfolio trở nên sáo rỗng, khó chứng minh năng lực thực sự của ứng viên.
Nâng cấp hình thức trình bày Portfolio liên tục
Thay vì sử dụng duy nhất một kiểu trình bày cố định cho tất cả các trang trong Portfolio, bạn nên đổi mới liên tục và đa dạng về cách thức trình bày. Điều này sẽ giúp người xem có hứng thú tìm hiểu hết những thông tin đã soạn.
Giới hạn số lượng trang Portfolio thích hợp
Mặc dù Portfolio không đòi hỏi phải giới hạn về số lượng trang trình bày tối đa từ 1 - 2 trang như CV. Tuy nhiên, ứng viên cũng không nên tổng hợp quá nhiều thông tin cho các mục vì sẽ khiến nhà tuyển dụng khó nắm bắt nội dung chính và dễ dẫn đến nhàm chán. Thay vào đó, hãy tập trung trình bày các thông tin trong phạm vi từ 10 - 20 trang. Trong đó, cần chú trọng nhiều vào các mục thành tích và kinh nghiệm làm việc.
Cách thức truyền tải Portfolio
Ứng viên hiện nay có nhiều cách thức để truyền tải Portfolio tiếp cận đến nhà tuyển dụng. Một số cách thông dụng có thể tham khảo như gửi bản in nếu gặp mặt trực tiếp, bản PDF trực tuyến qua các trang tuyển dụng. Hay đặc biệt hơn, ứng viên có thể truyền tải Portfolio bằng cách trình bày theo dạng video.
Cập nhật xu hướng
Thông tin trong Portfolio nên được đổi mới theo từng giai đoạn để cập nhật kịp thời những xu hướng mới, những tác phẩm mới của bạn đến người xem. Tránh giữ nguyên thông tin cũ quá lâu, điều này không thể hiện chính xác được kinh nghiệm của bạn ngay lúc này, khiến người xem khó có thể đánh giá.
Thông tin mô tả từng dự án
Bạn cũng nên đưa các thông tin quan trọng lên các dự án. Để người xem có thể hiểu hơn về mục tiêu, đề bài của khách hàng, quy trình thiết kế và những người tham gia cùng bạn. Bên cạnh đó, đừng quên đưa ra các đánh giá mức độ thành công của dự án.
Cân nhắc sử dụng hiệu ứng khi thực hiện Portfolio trực tuyến
Hãy cố gắng giữ cho Portfolio được trình bày sạch sẽ, gọn gàng và dễ nhìn. Đối với bản trực tuyến, mặc dù việc thêm các màu sắc, hiệu ứng chuyển tiếp giữa các trang có ưu điểm là giúp bản trình bày được bắt mắt và sinh động hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có một số hạn chế mà bạn có thể gặp phải như quá trình tải chậm, ảnh hưởng đến trải nghiệm người xem.
Kiểm tra lại Portfolio sau khi hoàn thành
Cũng giống với CV và Resume, thông tin trong Portfolio trước khi gửi đến nhà tuyển dụng cần được rà soát và kiểm tra nhiều lần. Điều này để tránh mắc phải những lỗi không mong muốn như sai chính tả, sai bố cục,… làm giảm tính chuyên nghiệp của bản thân.
Với bản Portfolio cũ, ứng viên cũng nên dành thời gian chăm chút, bỏ bớt những thông tin không quan trọng. Hay có thể thêm vào những dự án, thành tích mới nổi bật hơn và tô điểm thêm màu sắc cho Portfolio của mình ấn tượng hơn.
Một số mẫu Portfolio đẹp
Mỗi bản Portfolio đều thể hiện những nét cá tính độc đáo, khác biệt nhau giữa các ứng viên. Dưới đây, Vietnix chia sẻ đến người đọc một số mẫu Portfolio đẹp giúp bạn khơi gợi cảm hứng sáng tạo của riêng mình.
1. Mẫu Portfolio của Kana O’Flaherty
Kana O’Flaherty là một nhà thiết kế thương hiệu và bao bì sản phẩm, ông đã xây dựng cho mình một bản Portfolio được thực hiện dựa trên các hình ảnh sản phẩm thực tế được thể hiện thú vị. Bên cạnh đó, ông còn thêm các thanh điều hướng cho các dự án giúp người xem dễ dàng di chuyển và xem từ dự án này sang dự án khác.
2. Mẫu Portfolio độc đáo của Chip Kidd
Là nhà thiết kế đồ họa bìa sách nổi tiếng người Mỹ, Chip Kidd đã tập hợp hơn 300 bìa sách thiết kế đẹp nhất của mình làm thành Portfolio ở định dạng dễ truy cập. Sự kết hợp đầy tính sáng tạo giữa màu sắc bắt mắt, kiểu chữ và hình ảnh gợi mở mang phong cách hiện đại là một bản tham khảo hữu ích mà bạn có thể học hỏi.
3. Mẫu Portfolio của Orhan Kuresevic
Khác với hình ảnh đầy màu sắc của Chip Kidd, Orhan Kuresevic - một nhà thiết kế tài năng người Nauy lựa chọn phong cách thiết kế Portfolio theo hướng tối giản. Ông lựa chọn những hình ảnh dọc với kích cỡ lớn để thể hiện cho từng dự án của mình, cách làm này đã tạo ấn tượng nổi bật cho người xem.
4. Mẫu Portfolio của Anjum Bhardwaj
Anjum Bhardwaj là chuyên gia có hơn 9 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành làm đẹp, kinh qua nhiều phong cách sáng tạo khác nhau. Mới đây nhất, vị chuyên gia này đã đăng tải lên web Portfolio của mình những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt nhất của mình.
5. Mẫu Portfolio của Nina Butkovich - Budden
Là nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng với hơn 18 năm kinh nghiệm, Nina Butkovich Budden đã mang đến cho người xem bộ sưu tập những mẫu tóc đẹp theo phong cách cổ điển trong Portfolio của mình.
6. Mẫu Portfolio của Haelyn
Haelyn là một họa sĩ chuyên vẽ chân dung bằng than và dầu. Các tác phẩm của cô thường thể hiện những hồi ức của cô ấy trong quá khứ bằng các hình ảnh rời rạc và trừu tượng.
7. Mẫu Portfolio của Sayo Miyajima
Sayo Miyajima là một nữ Fashion Stylist người Nhật trẻ trung và tài năng. Với kinh nghiệm dày dặn, cô mang đến người xem một Portfolio với những tác phẩm độc đáo, mang màu sắc tươi mới được phối trộn một cách hài hòa.
8. Mẫu Portfolio của Ana Jovmir
Mẫu Portfolio của Ana Jovmir là một hồ sơ năng lực đầy sáng tạo, thu hút. Nữ nghệ sĩ tài năng Ana Jovmir được biết đến là một giám đốc nghệ thuật và cũng là một nhiếp ảnh gia. Ana Jovmir theo đuổi niềm đam mê chụp lại những khoảnh khắc trong cuộc sống để lưu giữ chúng như một phần kỷ niệm. Đồng thời làm nguồn động lực để luôn thôi thúc cô tiến lên trong công việc.
9. Mẫu Portfolio của Fried Unicorn Studio
Một Studio chuyên vẽ về anime, những nhân vật trong hoạt hình như Pokemon, Soulsborne,… do một cặp họa sĩ trẻ tài năng là Liz và Messa thành lập nên. Bằng nét vẽ độc đáo và khả năng phối màu ấn tượng, bản Portfolio của cặp đôi này dễ dàng thu hút người xem ngay từ lần đầu tiên.
10. Mẫu Portfolio của Hirotaro Sono
Hirotaro Sono vừa là kiến trúc sư vừa là nhiếp ảnh gia. Ông mang đến người xem những tác phẩm nghệ thuật các công trình kiến trúc với góc nhìn đẹp mắt được trình bày khéo léo trong Portfolio của mình.
Lời kết
Qua bài viết trên, hy vọng Vietnix đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Portfolio là gì, đồng thời nắm rõ tầm quan trọng của tài liệu này ngay cả khi đi xin việc làm cũng như đi tìm đối tác cho công ty. Ngoài ra, cách làm Portfolio không quá khó khăn khi đã có các nền tảng hỗ trợ. Bên cạnh đó, bạn đừng quên lưu lại một số mẫu Portfolio mà Vietnix đã gửi đến trong bài viết.