Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt là hai dạng sơ đồ phổ biến trong môn kỹ thuật. Vậy sơ đồ nguyên lý là gì, sơ đồ lắp đặt là gì nhận được nhiều sự quan tâm của các em học sinh. Qua bài viết này, Bamboo Shool sẽ cùng tìm hiểu với các bạn về ý nghĩa của hai dạng sơ đồ này và cách vẽ của những sơ đồ này nhé!
Sơ đồ nguyên lý là gì?
Sơ đồ nguyên lý là dạng sơ đồ thể hiện một cách khái quát đến chi tiết cấu trúc của một thiết bị ụ thể. Nhưng với dạng sơ đồ này, các bộ phận lại không theo trật tự lắp đặt của chúng. Sơ đồ nguyên lý chỉ là vẽ sao cho người nhìn thấy được một cách rõ ràng nhất những bộ phận bên trong nó. Có thể nói, dạng sơ đồ này giúp người xem hiểu được cách hoạt động, chuyển động của các bộ phận bên trong nó.
Sơ đồ lắp đặt là gì?
Sơ đồ lắp đặt là sơ đồ nêu rõ vị trí cụ thể một cách chính xác nhất của các thiết bị, linh kiện bên trong. Ngay cả từng mạch điện nhỏ trong thiết bị cũng được mô phỏng chính xác vị trí. Đây là dạng sơ đồ thể hiện cách lắp đặt của mạch điện. Với sơ đồ này, các bạn có thể dùng để dự trù trước số lượng vật liệu, cách lắp đặt và sửa chữa mạng lưới điện hay các thiết bị điện.
So sánh sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt
- Giống nhau: Về cơ bản, hai sơ đồ này đều là dạng sơ đồ điện
- Khác nhau:
Sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ lắp đặt
- Là dạng sơ đồ nói lên được mối liên hệ điện. Nhưng lại không thể hiện được vị trí các phần tử của mạng điện hay các bộ phận bên trong mạch điện đó.- Sơ đồ nguyên lý là cơ sở để vẽ ra sơ đồ lắp đặt
- Sơ đồ nguyên lý là cách nhìn tổng quát về mạch điện
- Sơ đồ lắp đặt biểu thị vị trí các bộ phận bên trong thiết bị điện. Mang đến cái nhìn cụ thể về cách lắp đặt các thiết bị bên trong mạch điện.
- Sơ đồ lắp đặt là cách nhìn chi tiết trong từng bộ phận
Công dụng của sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt
Với mỗi dạng sơ đồ điện lại có những công dụng riêng. Vì sơ đồ nguyên lý mang đến cái nhìn tổng quát về mạch điện nên nó giúp ta hiểu được cách hoạt động, nguyên lý hoạt động và liên kết của các bộ phần trong một thiết bị.
Còn với sơ đồ lắp đặt, nó cho ta biết được vị trí từng bộ phận, linh kiện bên trong thiết bị. Nên hỗ trợ nhiều trong quá trình chúng ta lắp ráp, chế tạo được một sản phẩm hoàn thiện.
Ví dụ và cách vẽ sơ đồ nguyên lý
Bước 1: Phân tích các phần tử có trong mạch điện.
- Có bao nhiêu phần tử trong mạch điện
- Kí hiệu trên sơ đồ của những phần tử đó là gì ?
Bước 2 : Xác định mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện.
- Vị trí nối của các phần tử đó trong mạch điện như thế nào?
- Lưu ý vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện và các đồ dùng điện (khóa)
Bước 3 : Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện
Lưu ý thêm :
- Mạch nguồn thường được đặt ngang.
- Vị trí của các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ, lấy điện và đồ dùng điện.
- Vẽ chính xác các ký hiệu thiết bị điện
- Công tắc điện luôn được vẽ ở trạng thái ngắt mạch điện
Dưới đây là một vài ví dụ về cách vẽ sơ đồ nguyên lý, các bạn có thể tham khảo và thực hiện theo nhé!
Ví dụ 1:
Các bước vẽ sơ đồ nguyên lý:
Bước 1: Phân tích mạch điện (phân tích đề)
Mạch điện gồm: 3 đèn sợi đốt, nguồn điện xoay chiều 220V
Bước 2: Phân tích mối liên hệ các thành phần
3 bóng đèn mắc song song và nối tiếp đến nguồn
Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lý
Ví dụ 2:
Các bước vẽ sơ đồ nguyên lý:
Bước 1: Phân tích mạch điện
Mạch điện bao gồm: 2 đèn sợi đốt,1 công tắc đóng mở, 1 ampe kế, nguồn điện (2 pin)
Bước 2: Phân tích mối liên hệ điện
- 2 đèn mắc nối tiếp
- Đèn mắc nối tiếp công tắc
- Ampe kế mắc nối tiếp với mạch điện
- Các thiết bị trong sơ đồ này đều được mắc nối tiếp với nhau theo thứ tự: đèn, ampe kế, mạch điện, khóa, nguồn
Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lý
Xem thêm:
- Nghiên cứu khoa học là gì? Các phương pháp nghiên cứu khoa học
- Tân ngữ là gì? Tổng hợp đầy đủ cách dùng tân ngữ trong Tiếng Anh chuẩn nhất
- Cách trang trí góc học tập tiểu học đẹp, đơn giản, sáng tạo
Qua bài viết này, Bamboo Shool mong rằng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc sơ đồ nguyên lý, sơ đồ lắp đặt. Cũng như làm thế nào để vẽ sơ nguyên lý chính xác nhất. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về hai dạng sơ đồ này và cách vẽ đơn giản nhất về sơ đồ này.