Uống thuốc bằng nước gì, có được dùng nước cam uống thuốc không,… là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm, chú ý từ bạn đọc. Để biết loại nước nào thích hợp nhất khi uống thuốc, bạn hãy theo dõi ngay thông tin dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu.
Nên uống thuốc bằng nước gì?
Đối với nhiều người, tác dụng thuốc không liên quan đến loại nước dùng để uống thuốc nên có thể dùng bất cứ loại nước nào để uống thuốc. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa đúng bởi bất cứ thức ăn, nước uống nào dùng kèm thuốc đều có ảnh hưởng đến hiệu quả của các hoạt chất nói riêng và cơ thể, sức khỏe nói chung.
Vậy nên uống thuốc bằng nước gì? Nước đóng vai trò quan trọng trong việc uống thuốc. Cụ thể, lượng nước dùng để uống thuốc sẽ giúp đưa thuốc xuống dạ dày, sau đó đến ruột non và đủ để hòa tan các chất trong thuốc, hỗ trợ cơ thể hấp thụ.
Một số loại thuốc cần uống với lượng nước tương đối nhiều hơn các loại khác, ví dụ như thuốc chống viêm, nhóm thuốc giảm đau,… cần uống nhiều nước và đúng loại nước để tránh gây kích ứng dạ dày. Thuốc điều trị loãng xương cũng cần uống đủ nước để khôn làm thực quản bị kích ứng.
Chia sẻ về việc nên uống thuốc bằng nước gì, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên uống thuốc bằng nước lọc thông thường, tránh sử dụng các loại nước ngọt, nước trái cây, sữa tươi, cà phê,… để tránh tác động đến các hoạt chất trong thuốc, cản trở sự hòa tan, hấp thụ thuốc ở đường tiêu hóa và giảm tác dụng.
Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh, an toàn là loại nước thích hợp nhất để bạn uống thuốc. Nước lọc giúp quá trình đưa thuốc xuống dạ dày, hòa tan thuốc và tiếp tục đưa xuống ruột non để hấp thụ và phát huy công dụng.
Đối với các loại thuốc dạng viên nang, một số người chọn cách uống khan (không dùng nước), ví dụ như người lớn tuổi và rối loạn tiểu tiện, ngại uống nước. Tuy nhiên, điều này có thể khiến viên thuốc bị dính lại thực quản, dẫn đến nguy cơ viêm loét thực quản.
Như vậy, không chỉ vấn đề uống thuốc bằng nước gì cần để tâm mà cơ bản, uống nước khi uống thuốc vốn đã rất quan trọng.
Tóm lại, uống thuốc bằng nước gì là tốt và phù hợp nhất? Khi uống bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên chọn uống nước lọc, nước tinh khiết thay vì nước trái cây, nước có gas hoặc các loại nước khoáng khác. Nước đun sôi để nguội cũng là lựa chọn phù hợp nhưng nên chú ý đến độ tinh khiết của nước trước khi đun.
Những loại nước cần tránh khi uống thuốc
Như bạn đã biết, uống thuốc nên dùng nước lọc, nước đun sôi để nguội hoặc nước tinh khiết là tốt nhất. Vậy những loại nước nào không nên dùng khi uống thuốc? Khi uống thuốc, bạn nên tránh những loại nước sau:
Sữa
Trong sữa có chứa khá nhiều khoáng chất canxi có thể kết hợp với một số chất kháng sinh có trong thuốc tạo thành các tủa không tan, khiến cơ thể hạn chế hấp thu kháng sinh và giảm tác dụng thuốc.
Tuy nhiên, vẫn có một số loại thuốc nên uống với sữa như thuốc gây bào bọt dạ dày, thuốc bổ sung vitamin A,… nên để chắc rằng uống thuốc có dùng sữa không, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi kê đơn.
Cà phê, trà, nước có gas
Trong những loại nước này đều có chứa một lượng caffeine nhất định nên nếu bạn dùng chúng để uống thuốc có thể tạo thành kết tủa không tan khi thuốc có bổ sung sắt. Bên cạnh đó, caffeine còn làm giảm hiệu quả của các thuốc chứa thành phần an thần, gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi,…
Nước ép trái cây
Rất nhiều loại trái cây được chứng minh làm giảm tác dụng của thuốc nếu dùng kèm, điển hình như nước cam, nước bưởi,… Nếu bạn dùng các loại nước này để uống thuốc, các chất sinh học có trong chúng sẽ phản ứng với các chất trong thuốc và làm tăng độc tính, dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu duy trì thói quen này lâu dài.
Bia rượu
Đây cũng là nhóm thức uống được khuyến cáo không nên dùng chung với thuốc và người đang dùng thuốc chữa bệnh cũng cần tránh bia rượu trong mọi hoàn cảnh.
Cồn trong bia rượu sẽ làm tăng độc tính làm hại gan trong thuốc có chứa paracetamol, làm tăng độc tính, hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê trong thuốc an thần,… Riêng với nhóm thuốc kháng sinh, bia rượu có thể gây phản ứng và khiến người bệnh mệt mỏi, hạ huyết áp đột ngột, cảm giác khó chịu, mệt mỏi cực độ,…
Nhìn chung, nếu bạn quan tâm đến việc uống thuốc bằng nước gì, hãy tránh xa những loại đồ uống nêu trên để bảo vệ sức khỏe cũng như đảm bảo thuốc phát huy công dụng tốt nhất.
Lưu ý quan trọng khi uống thuốc
Ngoài việc chú ý uống thuốc bằng nước gì, bạn cũng nên ghi nhớ những điều sau khi sử dụng thuốc:
- Hiểu rõ về cách sử dụng thuốc (ví dụ uống thuốc bằng nước gì, uống như thế nào, thời điểm uống tốt nhất,…).
- Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc khuyến cáo của bác sĩ khi dùng thuốc, ví dụ như liều lượng, hiệu quả, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ có thể gặp phải,…
- Không dùng cùng lúc quá nhiều loại thuốc khi chưa được bác sĩ tư vấn, kê đơn, bao gồm cảm việc không uống kèm thuốc tây với thuốc nam, thuốc bắc,… hoặc các thực phẩm chức năng, thuốc tránh thai,… để tránh làm giảm công dụng hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Trong trường hợp không may có phản ứng với thuốc như phát ban, đau đầu, chóng mặt, đau bụng,… hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý, can thiệp kịp thời.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh tự ý sử dụng thuốc mà chưa được bác sĩ thăm khám, kê đơn.
- Luôn kiểm tra tình trạng, hạn sử dụng của thuốc trước khi uống. Nếu nhận thấy có dấu hiệu hư hỏng, chảy nước, thuốc đổi màu,… cần ngưng uống và liên hệ với bác sĩ trong trường hợp đã lỡ uống trước đó.
- Các loại thuốc nói chung cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ ổn định nhưng một số loại nhất định như insulin hoặc thuốc kháng sinh dạng lỏng sẽ cẩn được giữ trong tủ lạnh theo quy định bảo quản từ nhà sản xuất. Tuy vậy, bạn tuyệt đối không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng, các hoạt chất trong thuốc và tăng nguy cơ uống nhầm, ngộ độc,…
- Hầu hết các loại thuốc trên thị trường hiện nay đều được khuyến cáo uống kèm nước và nuốt toàn bộ, không bên bẻ nhỏ, nghiền nát (trừ khi có hướng dẫn hoặc đã tham khảo ý kiến bác sĩ).
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã biết nên uống thuốc bằng nước gì và cần bảo quản, sử dụng thuốc như thế nào đúng cách. Với bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc kê đơn hay không kê đơn, bạn đều nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Xem thêm:
- Uống sữa trước khi uống thuốc được không?
- Uống thuốc sau bao lâu thì ăn hoa quả?