Công bằng là gì? Nuôi dưỡng sự công bằng ở nơi làm việc
Công bằng là gì? Công bằng tiếng Anh là gì?
Nói cách khác, công bằng là sự tương xứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Đây là yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết trong công việc và cuộc sống. Bởi nếu không có sự công bằng thì mọi thứ sẽ trở nên lộn xộn, hỗn loạn, trật tự và nề nếp sẽ bị phá vỡ.
Các khái niệm liên quan tới công bằng
Công bằng là một khái niệm rất rộng, nó thể hiện ở nhiều mặt khác nhau. Sau đây là những khái niệm thường gặp liên quan đến công bằng.
Sự công bằng trong xã hội
Công bằng xã hội là vấn đề thuộc phạm vi rộng và được nhiều người quan tâm đến. Vậy công bằng xã hội là gì? Hướng tới sự công bằng xã hội là hình thức khuyến khích tối đa sự đóng góp của người dân và hạn chế tối thiểu các tệ nạn xã hội xảy ra.Công bằng xã hội thể hiện ở việc mọi công dân đều có quyền lợi, thực hiện nghĩa vụ ngang bằng nhau. Công bằng xã hội được thể hiện dưới các hình thức:- Được tham gia các hoạt động xã hội do nhà nước và địa phương tổ chức: hội diễn văn nghệ, hội thi tay nghề, ứng xử…- Được tiếp cận và hưởng các phúc lợi công cộng, dịch vụ xã hội cơ bản: khám bệnh bằng thẻ BHYT, đào tạo kỹ năng sống ….
Sự công bằng trong môi trường làm việc
So với sự công bằng xã hội thì công bằng trong môi trường làm việc sẽ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức và hành động của mỗi cá nhân. Nếu mọi nhân viên đều được đối xử công bằng nó sẽ khiến mọi người đều cảm thấy được tôn trọng, hạn chế tố...
Ví dụ để giúp bạn hiểu hơn về công bằng là gì
- Ví dụ về công bằng xã hội: tất cả nông dân vùng bị ảnh hưởng lũ lụt sẽ được miễn thuế nông nghiệp, được cấp miễn phí giống cây trồng. Trẻ em 0 - 5 tuổi sẽ được uống vitamin A miễn phí…- Ví dụ về công bằng trong công việc: công ty A quy định mọi nhân viên đều phải quẹt thẻ chấm công trước 8 giờ sáng, được nghỉ chiều thứ 7, được đi du lịch 2 lần/năm, được tăng lương 12 tháng/lần…
Vì sao cuộc sống, công việc đều cần đến sự công bằng?
Sự công bằng góp phần duy trì các mối quan hệ, do đó nó thật sự rất quan trọng, góp phần tạo nên sự ổn định tránh gây mâu thuẫn, hiểu lầm. Có được điều này thì những quy tắc, quy định đã được đặt ra trong cộng đồng, doanh nghiệp đều được chấp hành và...
Duy trì sự công bằng trong môi trường làm việc
Nhận thức được lợi ích của sự công bằng là gì, nhiều doanh nghiệp đã có chính sách nuôi dưỡng sự công bằng bằng cách:
Minh bạch và rõ ràng trong việc thưởng - phạt
Nhà quản lý cần thông báo rõ ràng về việc thưởng phạt để nhân viên có thể hiểu rõ và thêm động lực làm việc. Có công thì thưởng, có lỗi thì phạt là yếu tố đầu tiên giúp nuôi dưỡng sự công bằng trong môi trường làm việc.
Tiếp thu mọi ý kiến đóng góp
Tiếp thu ý kiến đóng góp của tất cả các nhân viên không chỉ giúp nhà quản lý có cái nhìn đa dạng hơn về vấn đề để đưa ra quyết định công bằng mà còn khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng, tránh quản lý độc tài.
Mang lại cơ hội phát triển bình đẳng
Khi đo lường hiệu suất của từng cá nhân, tăng lương và đề xuất thăng chức, hãy sử dụng các tiêu chuẩn giống nhau để đánh giá tất cả nhân viên. Hãy đảm bảo mọi người đều có cơ hội bình đẳng để phát triển lên các vị trí lãnh đạo và tìm cách thể hiện sự đại diện đa dạng ở tất cả các cấp trong tổ chức.
Trả lương công bằng
Mức lương phải công bằng giữa các nhân viên trong nhóm cũng như phù hợp với tiêu chuẩn của ngành. Ngoài việc trả lương công bằng, hãy cân nhắc việc có cơ cấu trả lương minh bạch để đảm bảo nhân viên của bạn biết rằng mức lương của họ là công bằng.
Cởi mở giải đáp mọi thắc mắc
Sẽ rất có lợi nếu bạn có thể cởi mở giải đáp mọi nghi ngờ về sự không công bằng trong nhóm. Điều này giúp xoa dịu các lo ngại và tránh được các hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.Những thông tin về công bằng là gì đã được chúng tôi trình bày cụ thể giúp các bạn có thêm kiến thức cho bản thân mình. Nhìn chung, sự công bằng là điều cần thiết trong xã hội và môi trường làm việc. Khi mọi người được hưởng được lợi ích một cách công bằng sẽ khuyến khích sự nhiệt tình, tạo động lực để họ phấn đấu hơn. Vì cá nhân đó tin rằng công sức, trí tuệ của mình bỏ ra sẽ nhận được những giá trị tương ứng. Thúy Vui
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!