UX là gì? UX Designer thì làm những gì?
UX là gì?
Viết tắt từ User Experience - trải nghiệm người dùng, UX là quá trình tạo ra sản phẩm cung cấp trải nghiệm có ý nghĩa liên quan tới người dùng (hay khách hàng), bao gồm toàn bộ quá trình ứng dụng và tích hợp sản phẩm kết hợp nhiều khía cạnh như: branding (t...
5 nguyên liệu quan trọng trong món ăn UX
Tâm lý (Psychology)
Tâm lý người dùng khá là phức tạp. Nhưng bản thân bạn cũng như thế. Tuy nhiên đây cũng là lý do mà UXD phải gạt bỏ những định kiến và ý kiến của bản thân. Để làm được điều này, hãy tự hỏi:
Tính khả dụng (Usability)
Nếu tâm lý người dùng thuộc về tiềm thức thì tính khả dụng lại nghiêng nhiều hơn về ý thức, từ đó mang tính chủ quan hơn. Tính khả dụng đuợc tối ưu sẽ cho phép user thực hiện thao tác nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Thiết kế (Design)
Tất nhiên là khái niệm “thiết kế” trong UXD thì sẽ không bay bổng so với designer khác. Với UX thì design là thiết kế nguyên lý hoạt động chứ không liên quan nhiều tới “phong cách” của designer.
Copywriting
Sự thật là giữa nội sáng tạo nội dung (copywrite) cho thương hiệu với nội dung của UX thì hoàn toàn khác nhau. Nội dung của thương hiệu phục vụ cho hình ảnh và giá trị của công ty, còn UX thì cần phải rõ ràng, trực quan và đơn giản nhất có thể.
Phân tích (Analysis)
Theo mình, phân tích là điểm yếu của hầu hết UX Designer. Nhưng điều đó có thể cải thiện được. Phân tích là điều kiện chính để phân biệt giữa thiết kế UX với các thiết kế khác và là điểm mạnh riêng của ngành UX. Cho nên:
Công việc của một UX Designer
Vai trò của một nhà thiết kế UX khá phức tạp và thử thách. Tùy vào công ty mà trách nhiệm của một UX designer cũng khác, tuy nhiên một team UX sẽ tập trung vào việc thiết kế và mô phỏng nên trải nghiệm người dùng thông qua informative architecture (cấu trúc thông tin), interaction design (thiết kế tương tác), information design (thiết kế thông tin) và visual design (thiết kế trực quan).
Một UX Designer sẽ “kinh” qua 6 công việc như sau:
Nghiên cứu sản phẩm (Product research)
Quá trình research sản phẩm sẽ bao gồm luôn việc nghiên cứu người dùng và nghiên cứu thị trường. Một thiết kế tuyệt hảo sẽ không thể thiếu buớc này vì chính nó sẽ giúp designer “né” những quan điểm cá nhân và đưa ra các quyết định dựa trên thông tin.Product research sẽ giúp:
Tạo chân dung và kịch bản (Creating Personas and Scenarios)
Dựa trên kết quả của product research, bước tiếp theo chính là xác định nhóm key user và tạo nên chân dung đại diện.Personas không phải là cái người dùng muốn mà là cái mà họ có. Personas tuy không có thật nhưng sẽ đại diện cho một nhóm có thật và những hành vi của họ.
Kiến trúc thông tin (Information Architecture)
Tạo bản phác thảo (Creating Wireframes)
Wireframe là phần thiết kế quen thuộc nhất đối với UX Designers, hiển thị từng bước hay màn hình ứng với mỗi tương tác của người dùng với sản phẩm. Các đặc điểm của wireframe có thể kể tới:
Mô phỏng (Prototyping)
Dù chức năng nghe có vẻ tương đồng nhưng prototype và wireframe thực ra khác nhau vì chuyển tải nội dung và phục vụ mục đích khác nhua. Wireframe tương tự như dựng bản kiến trúc, còn prototype thì sẽ là bản mô tả chính xác của thành phẩm cuối cùng. Prototype thì sẽ:
Thử nghiệm sản phẩm (Product Testing)
Testing là bước giúp designer tìm ra các vấn đề mà người dùng gặp phải khi tương tác với sản phẩm. Một trong những cách phổ biến nhất là designer có thể observe quá trình sử dụng của user, sau đó thu thập và phân tích các feedback và tạo ra UX tốt hơn.Xem thêm 5 bước phát triển UX từ ý tưởng thành sản phẩm
Làm sao để trở thành UX Designer/UX Roadmap?
Bức hình dưới đây tổng hợp chi tiết những kỹ năng mà một newbie cần trau dồi để trở thành designer chuyên nghiệp. (Save về máy sau đó zoom in nhé)Có 2 con đường dẫn đến cái đích là UX Designer:Tìm hiểu thêm những lời khuyên từ anh Quang tại đây.
Tài liệu hướng dẫn UX
TopDev tổng hợpCó thể bạn quan tâm:Xem thêm các vị trí UX Designer hấp dẫn tại TopDev
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!