Công việc của y tá gồm những gì? Y tá là người trực tiếp chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân, đảm bảo quá trình khám và điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ. Họ đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực y tế. Cùng tìm hiểu chi tiết về nhiệm vụ của công việc này ngay.
Giới thiệu về ngành y tá
Y tá là người hỗ trợ bác sĩ chăm sóc, tư vấn và đảm bảo quá trình điều trị của bệnh nhân diễn ra đúng kế hoạch. Đây là bộ phận không thể thiếu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người.
Họ cũng là lực lượng chủ đạo trong các cơ sở y tế, bệnh viện, nhiều lĩnh vực y khoa khác nhau bao gồm chuyên khoa đến Y tế cộng đồng.
>>>Xem thêm: Trung cấp điều dưỡng: Thông tin thí sinh cần nắm được
Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình “dao kéo” nhưng y tá lại là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân theo lộ trình chỉ định của bác sĩ.
Chính vì vậy, so với bác sĩ, y tá càng có quan hệ gần gũi hơn với bệnh nhân, đóng vai trò nhắc nhở, động viên để giúp bệnh nhân ổn định.
Chi tiết công việc của y tá
Dưới đây là bản mô tả chi tiết công việc của một y tá tại cơ sở y tế.
Hỗ trợ bác sĩ quá trình thăm khám, điều trị
Y tá hay còn được gọi là thư ký của bác sĩ. Họ là lực lượng chủ chốt giúp bác sĩ hoàn thành khâu khám & chữa trị cho bệnh nhân.
Một số nhiệm vụ cụ thể trong vai trò này có thể kể đến: Lấy dụng cụ y tế, làm xét nghiệm cho người bệnh theo chỉ định, trấn an tinh thần người bệnh, băng bó vết thương, chuẩn bị phòng ốc và nhiều yêu cầu khác nữa từ bác sĩ.
Chăm sóc bệnh nhân theo phân công từ cấp trên
Trong các cơ sở y tế, thư ký của bác sĩ sẽ là người trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân. Từ trước khi thực hiện thăm khám đến trong quá trình điều trị và đến gần phục hồi.
Công việc của y tá ở vai trò này là người quản lý đơn, lịch uống thuốc của người bệnh, kiểm tra quá trình và độ phục hồi sức khoẻ bệnh nhân.
Bên cạnh đó, họ cũng là người trao đổi về các vấn đề với người bệnh và người nhà người bệnh. Bao gồm: Thủ tục cần làm, vấn đề sức khỏe của bệnh nhân,…
Không dừng lại ở đó, y tá cũng là người xử lý các tình huống phát sinh khẩn cấp người bệnh gặp phải. Đồng thời liên hệ với lực lượng bác sĩ trực tiếp trong khi tình trạng của bệnh nhân không nằm trong kiểm soát.
Quản lý hồ sơ bệnh nhân và đặt lịch thăm khám
Công việc của y tá cũng bao gồm khâu cập nhật, quản lý hồ sơ, đặt lịch hẹn với bệnh nhân. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc xem xét sơ lược tình trạng bệnh nhân.
Sau đó báo cáo với bác sĩ chuyên khoa để đặt lịch hẹn và cuối cùng là báo lại với bệnh nhân. Sau tất cả là cập nhật thông tin bệnh nhân lên hồ sơ của cơ sở y tế làm việc.
Quản lý thuốc & vật tư y tế theo trách nhiệm được phân công
Bên cạnh các công việc trên, y tá cũng là người đảm nhiệm công tác quản lý quầy thuốc và vật tư y tế.
Với nhiệm vụ quản lý quầy thuốc, công việc của ”thư ký bác sĩ” là phân loại, sắp xếp thuốc theo từng nhóm bệnh. Đưa ra các đánh dấu vị trí để có thể cấp phát một cách nhanh nhất.
Và kiểm tra thời hạn sử dụng thuốc, để loại bỏ và tiêu huỷ những sản phẩm đã hết hạn/ hư hỏng.
Trong công tác quản lý vật tư tại bệnh viện và cơ sở y tế, y tá sẽ kiểm tra thiết bị vật tư. Đảm bảo những máy móc này đạt chuẩn và có thể đưa vào sử dụng.
Họ cũng là người nắm quy trình chăm sóc, khử khuẩn máy móc sau khi sử dụng. Để giúp thiết bị có tuổi thọ cao hơn, luôn sạch sẽ, vô trùng, sẵn sàng cho lần hoạt động tiếp theo.
Cấp phát & hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân
Bác sĩ là người khám bệnh, điều trị, đưa ra phương thuốc để bệnh nhân sử dụng. Còn công việc của y tá là đồng hành trong quá trình đó.
Vì vậy, ngoài nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra sức khoẻ, hỗ trợ quá trình điều trị, y tá cũng đảm nhiệm việc cấp phát thuốc.
Việc cấp phát thuốc dựa theo chỉ định từ đơn thuốc của bác sĩ. Sau khi cấp phát thuốc, y tá sẽ hướng dẫn người bệnh/ người nhà bệnh nhân quy trình sử dụng thuốc chuẩn - an toàn.
Làm báo cáo & thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác
Thường thường, công việc của y tá sẽ làm việc theo kế hoạch đã được phân công từ cấp trên. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, “thư ký của bác sĩ” cũng cần thực hiện các chỉ thị gấp.
Các nhiệm vụ được phân công và nhiệm vụ khẩn cấp trong ngày, y tá sẽ ghi vào báo cáo định kỳ và nộp nó cho y tá trưởng.
Phẩm chất, kỹ năng cần có để hoàn thành tốt công việc của y tá
Không phải ai cũng hợp để học ngành y tá và làm nghề. Dưới đây là một số các phẩm chất, kỹ năng cần có và phải được rèn luyện để làm tốt công việc này:
- Kiến thức chuyên môn vững: Điều này giúp y tá có thể làm tốt mọi nhiệm vụ được giao. Cũng như hạn chế tối đa các sai lầm đáng tiếc trong công việc.
- Kỹ năng chăm sóc bệnh nhân thành thục: Y tá là người thực hiện các kỹ thuật trực tiếp lên người bệnh, vì vậy cần phải có tay nghề thành thục.
- Kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhạy: Trong các trường hợp khẩn cấp, phát sinh đột ngột, y tá phải nhanh nhạy đưa ra phương án xử lý và báo cáo với bác sĩ.
- Tinh thần trách nhiệm cao: Làm đúng chuẩn những nhiệm vụ được phân công, đảm bảo không để ra sai sót, đó là nguyên tắc về công việc của y tá.
- Tỉ mỉ, kiên nhẫn: Chỉ một sai sót nhỏ trong công tác chăm sóc cũng có thể gây hậu quả khôn lương. Vì vậy, y tá cần phải tỉ mỉ, kiên nhẫn với từng hạng mục công việc được giao.
- Khả năng cảm thông với người bệnh: Y tá cần hiểu và cảm thông với nỗi đau người bệnh và người nhà người bệnh. Đồng thời cố gắng chia sẻ một cách khéo léo, xây dựng niềm tin để giúp công việc điều trị dễ dàng hơn.
Lời kết
Bài viết trên Hội điều dưỡng đã giới thiệu chi tiết công việc của y tá là gì. Mong rằng, thông tin sẽ hữu ích và giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của bản thân. Chúc các bạn yêu thích ngành sẽ có một khởi đầu vững chắc và thành công với công việc.