Kiểm toán viên là gì - Yêu cầu, chức năng & lộ trình thăng tiến

Kiểm toán viên là vị trí công việc đòi hỏi chuyên môn cao, cần nhiều kỹ năng quan trọng và nguyên tắc làm việc tuân thủ quy định của pháp luật. Để đảm nhận vị trí này, bạn cần nắm rõ toàn bộ kiến thức xung quanh nghề kiểm toán mà TopCV sẽ trình bày qua bài viết dưới đây!

Kiểm toán viên là gì?

Kiểm toán viên (tiếng anh là Auditor) là người được pháp luật Việt Nam công nhận và cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên, hoặc là người có chứng chỉ kiểm toán viên ở nước ngoài, đã đỗ kỳ thi sát hạch pháp luật Việt Nam và được Bộ Tài chính công nhận. Kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm tra, rà soát, xác minh tính chính xác của các tài khoản cùng báo cáo tài chính của doanh nghiệp và lập báo cáo kiểm toán, đảm bảo các tài liệu, báo cáo không có sai sót, không có gian lận và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Hiện nay, kiểm toán viên được phân loại như sau:

>>> Xem thêm: Ngành kiểm toán là gì? 5 kỹ năng cần có của kiểm toán viên thành công

Bạn đang tìm việc làm kiểm toán nhưng chưa biết thiết kế CV như thế nào cho đúng chuẩn ngành nghề mình ứng tuyển? Hãy sử dụng ngay công cụ tạo mẫu CV online miễn phí của TopCV. Với kho CV hàng trăm mẫu, đa dạng ngôn ngữ, TopCV sẽ giúp bạn dễ dàng thiết kế bản CV đẹp mắt và chuyên nghiệp để gia tăng tỷ lệ apply việc làm thành công.

Tạo CV ngay

Kiểm toán viên - Auditor là người thực hiện hoạt động kiểm toán
Kiểm toán viên - Auditor là người thực hiện hoạt động kiểm toán

4 Tiêu chuẩn kiểm toán viên cần có theo quy định pháp luật

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, kiểm toán viên muốn hành nghề cần đáp ứng 4 tiêu chuẩn sau đây:

Quy định đăng ký hành nghề kiểm toán viên theo pháp luật

Căn cứ vào Điều 15 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, đăng ký hành nghề kiểm toán cần tuân thủ một số quy định chung như sau:

Là kiểm toán viên.

Điều kiện có hợp đồng lao động

Thời gian thực tế làm kiểm toán

Hồ sơ đăng ký hành nghề

Trình tự đăng ký hành nghề

Để hành nghề kiểm toán viên, thủ tục đăng ký cấp giấy phép phải được thực hiện bài bản
Để hành nghề kiểm toán viên, thủ tục đăng ký cấp giấy phép phải được thực hiện bài bản

Trường hợp không được hành nghề kiểm toán viên

Dựa vào Điều 19 Luật Kiểm toán 2011, kiểm toán viên không được phép hành nghề trong 2 trường hợp như sau:

Có chứng chỉ hành nghề nhưng không được kiểm toán

Kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề

Kiểm toán viên hành nghề có đặc quyền gì?

Theo Điều 17 Luật Kiểm toán Độc lập số 67/2011/QH12, kiểm toán viên sở hữu những quyền hạn khi hành nghề như sau:

Nghĩa vụ của kiểm toán viên

Dựa vào Điều 18 Luật Kiểm toán 2011, kiểm toán viên hành nghề tại doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ như sau:

Tuyệt đối không can thiệp vào hoạt động của đơn vị được kiểm toán
Tuyệt đối không can thiệp vào hoạt động của đơn vị được kiểm toán

Mô tả công việc kiểm toán viên

Công việc của kiểm toán viên là một quy trình bao gồm các bước: Lập kế hoạch - Xây dựng chương trình kiểm toán - Kiểm toán - Ghi chép dữ liệu - Kết luận và báo cáo.

Lập kế hoạch

Đầu tiên, kiểm toán viên cần lập kế hoạch để định hướng toàn bộ quy trình và hoạt động kiểm toán sau này. Với một kế hoạch kiểm toán rõ ràng, khoa học, công việc về sau sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ, dễ dàng đối phó những rủi ro phát sinh.

Xây dựng chương trình kiểm toán

Để công việc kiểm toán diễn ra chính xác, chặt chẽ và tuân thủ đúng quy định pháp luật, một chương trình kiểm toán cần được xây dựng một cách chỉn chu. Để xây dựng chương trình này, kiểm toán viên cần xác định rõ từng bước trong quy trình thực hiện công việc và mục tiêu cần đạt.

Thu thập dữ liệu bằng các phương pháp kiểm toán

Đây là khâu trọng tâm trong quy trình làm việc của kiểm toán viên, đồng thời là đầu việc quan trọng nhất. Kiểm toán viên cần áp dụng nhiều phương pháp kiểm toán khác nhau để thu thập dữ liệu, ví dụ:

Ghi chép dữ liệu kiểm toán

Sau khi thực hiện quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần ghi chép lại toàn bộ những con số tương ứng với từng sự kiện. Dựa vào những con số này, kiểm toán viên có thể đưa ra nhận định về tình hình tài chính doanh nghiệp và kết luận kết quả kiểm toán.

Kết luận và lập báo cáo kiểm toán

Bước cuối cùng trong quy trình công việc của kiểm toán viên là đưa ra kết luận về kết quả kiểm toán và trình bày bản báo cáo với các bên liên quan. Thông qua việc xem xét các khoản nợ phát sinh, các sự kiện gắn liền với tình hình tài chính, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, v.vv.. kiểm toán viên có thể thiết lập một bản báo cáo kiểm toán trọn vẹn. Từ đó, kiểm toán viên cung cấp những kiến nghị hoặc tư vấn giải pháp tài chính phù hợp với doanh nghiệp.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm kiểm toán viên phù hợp hơn, tốt hơn với mức lương hấp dẫn, hãy truy cập ngay website tìm việc làm chất lượng cao TopCV. TopCV với lợi thế là công nghệ AI sẽ giúp ứng viên chọn đúng việc, đi đúng hướng. Truy cập ngay!

Tìm việc làm Kiểm toán viên

Công việc của kiểm toán viên là một vòng lặp các bước: Lập kế hoạch - Xây chương trình - Kiểm toán - Ghi chép dữ liệu - Kết luận và báo cáo
Công việc của kiểm toán viên là một vòng lặp các bước: Lập kế hoạch - Xây chương trình - Kiểm toán - Ghi chép dữ liệu - Kết luận và báo cáo

Yêu cầu công việc & kỹ năng vị trí kiểm toán viên

Để đảm nhiệm công việc của một kiểm toán viên, bạn cần trau dồi cho mình những kiến thức chuyên môn và kỹ năng quan trọng.

Yêu cầu công việc kiểm toán

Bạn cần đáp ứng những yêu cầu về năng lực nghiệp vụ, tư chất đạo đức và nguyên tắc độc lập khi theo đuổi nghề kiểm toán viên:

Năng lực & nghiệp vụ

Tư chất đạo đức

Nguyên tắc độc lập

Để tiếp cận với hàng nghìn thông tin tuyển dụng về kiểm toán uy tín, hãy nhanh tay truy cập TopCV.vn. Tại đây bạn sẽ tìm thấy những cơ hội việc làm mới từ các công ty uy tín với mức lương tốt nhất!

Apply Kiểm toán ngay

Yêu cầu về năng lực, đạo đức và nguyên tắc của kiểm toán viên
Yêu cầu về năng lực, đạo đức và nguyên tắc của kiểm toán viên

Kỹ năng của kiểm toán viên

Các kỹ năng mềm cũng là yếu tố quan trọng làm nên thành công của một kiểm toán viên. Để theo đuổi sự nghiệp kiểm toán, bạn cần rèn luyện những kỹ năng sau:

>>> Xem thêm: Tổng hợp 15 câu hỏi phỏng vấn kiểm toán và gợi ý cách trả lời

Những kỹ năng quan trọng giúp kiểm toán viên gặt hái nhiều thành công trên con đường sự nghiệp
Những kỹ năng quan trọng giúp kiểm toán viên gặt hái nhiều thành công trên con đường sự nghiệp

Cơ hội phát triển và thăng tiến của vị trí kiểm toán viên

Kiểm toán viên là vị trí nghề nghiệp được nhiều bạn trẻ theo đuổi nhờ cơ hội phát triển sự nghiệp ổn định và bền vững.

Cơ hội phát triển nghề kiểm toán viên hiện nay

Theo đuổi nghề kiểm toán viên, bạn sẽ có cơ hội đầu quân cho hơn 100 công ty kiểm toán độc lập lớn nhỏ trên khắp cả nước, đặc biệt là Big4 (Deloitte, PwC, KPMG, Ernst & Young) với mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng. Đặc biệt, với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nghề kiểm toán ngày nay càng mang đến nhiều cơ hội rộng mở hơn:

Lộ trình thăng tiến của nghề kiểm toán

Nghề kiểm toán viên có lộ trình thăng tiến rất rõ ràng và bài bản:

Ngay từ khi còn là sinh viên, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm công việc kiểm toán tại các công ty kiểm toán trên khắp cả nước, đặc biệt là Big4, trong các chương trình thực tập sinh mở rộng. Nhiệm vụ chính của thực tập sinh kiểm toán là kiểm tra và đánh giá hồ sơ tài chính, đảm bảo tuân thủ các quy định và xác minh tính chính xác của báo cáo tài chính.

Nếu kiên trì theo đuổi sự nghiệp và chứng minh được năng lực của bản thân, bạn sẽ được công ty cân nhắc cho vị trí nhân viên kiểm toán chính thức hoặc trợ lý kiểm toán. Công việc chủ yếu của nhân viên kiểm toán là kiểm tra chứng từ, sổ sách, kiểm kê kho, xác nhận công nợ, kiểm tra các khoản mục và thực hiện các đầu việc phức tạp hơn dưới sự giám sát của trưởng nhóm.

Sau khoảng 5 năm làm việc ở vị trí kiểm toán viên, bạn có thể được thăng chức lên trưởng nhóm. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công, phối hợp và giám sát một nhóm các kiểm toán viên cấp dưới, tham gia vào các cuộc kiểm toán nhỏ và trung bình. Đồng thời, thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, làm việc với khách hàng, giải quyết các phát sinh và thực hiện các công việc kiểm toán phức tạp hơn.

Sau khoảng 8 năm trong nghề, bạn có thể chạm đến vị trí quản lý cao cấp hơn là chủ nhiệm kiểm toán, với nhiệm vụ giám sát các cuộc kiểm toán nhỏ, trung bình và điều hành các cuộc kiểm toán lớn. Đồng thời, phối hợp công việc với các trưởng nhóm, trao đổi với khách hàng về các phát sinh, báo cáo kiểm toán và chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý với báo cáo đó.

Cuối cùng, khi đã có đủ năng lực và kinh nghiệm, bạn sẽ đạt được đỉnh cao của nghề kiểm toán khi ngồi vào vị trí giám đốc kiểm toán. Giám đốc kiểm toán có trách nhiệm điều hành và bảo đảm sự thành công cho các cuộc kiểm toán, giúp khách hàng và nhân viên cấp dưới giải quyết các vấn đề phức tạp, điều hòa xung đột, quản lý ngân sách để kiểm toán tạo ra lợi nhuận và góp phần phát triển kinh doanh cho công ty.

>>> Xem thêm: Cẩm nang xin việc ngành Kế toán - Kiểm toán

Nghề kiểm toán có lộ trình thăng tiến rộng mở
Nghề kiểm toán có lộ trình thăng tiến rộng mở

Mức lương của kiểm toán viên

So với các ngành nghề khác, kiểm toán viên được nhiều bạn trẻ quan tâm nhờ mức lương có tính ổn định và tăng dần theo bề dày kinh nghiệm cũng như năng lực làm việc. Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023 của TopCV, mức lương trung bình ngành kiểm toán được chia theo cấp bậc như sau:

Như vậy, nếu kiên trì theo đuổi nghề kiểm toán viên đến cùng, bạn sẽ có được mức thu nhập rất đáng ngưỡng mộ, tương xứng với năng lực của bản thân.

Tìm việc kiểm toán viên ở đâu?

Để có cơ hội gia nhập các doanh nghiệp kiểm toán uy tín trên toàn quốc, bạn có thể tìm kiếm việc làm kiểm toán viên tại chuyên trang tuyển dụng TopCV. Đây là nền tảng công nghệ thông minh, hiểu rõ được lợi thế của bạn mà gợi ý những việc làm phù hợp nhất với năng lực và nhu cầu.

Đến với TopCV, bạn sẽ tiếp cận được với các nhà tuyển dụng trong thời gian ngắn nhất, bằng cách nộp hồ sơ xin việc online ngay tại website hoặc app TopCV. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của công cụ tạo CV theo mẫu mà TopCV đã phát triển sẵn, bộ hồ sơ xin việc của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp, thu hút hơn, tạo được ấn tượng tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Bài viết trên đây đã trình bày rõ cho bạn những kiến thức xoay quanh nghề kiểm toán viên, cùng cơ hội nghề nghiệp và lộ trình phát triển sự nghiệp bền vững. Với những kiến thức này, hy vọng rằng bạn sẽ có được nền tảng cơ bản để bắt đầu theo đuổi sự nghiệp kiểm toán ngay hôm nay. Và bạn đừng quên truy cập vào TopCV, chỉnh sửa lại hồ sơ xin việc, tìm kiếm việc làm và nộp đơn ứng tuyển ngay để không bỏ lỡ những cơ hội việc làm hấp dẫn nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Link nội dung: https://thietkewebhcm.com.vn/kiem-toan-vien-a57717.html